3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Từ các số liệu thu thập được (số liệu chính được lấy từ các mẫu điều tra), sử dụng các phần mềm Excel, Eview để:
- Đánh giá nhận thức của người dân về biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả. - Xác định tổng giá trị sẵn lòng trả của người dân
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu điều tra 4.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Những thông tin kinh tế - xã hội của người được phỏng vấn được trình bày trong các hình và các bảng bên dưới. Trong cuộc khảo sát, có 90 đối tượng được phỏng vấn, có 77 người (chiếm 86%) trả lời họ có biết đến hiện tượng biển xâm thực và 13 người (chiếm 14%) trả lời họ chưa biết đến.
Nữ chiếm 47% , công việc chủ yếu là kinh doanh, buôn bán gần bãi biển và nội trợ, nam chiếm 53%, với công việc chủ yếu là đánh bắt gần bờ. Trình độ văn hóa của đối tượng được phỏng vấn tối thiểu là mù chữ, cao nhất là trên đại học và phần lớn là tiểu học và trung học cơ sở (chiếm 58%). Đa số người dân sống phụ thuộc vào biển, dân số thưa thớt dọc bãi biển, trường lớp xa nơi họ sinh sống, công việc biển nặng nhọc, từ nhỏ họ đã phải theo gia đình phụ việc, điều kiện học hành thiếu thốn hơn nữa các đối tượng phỏng vấn đa số là những người lớn tuổi vì thế trình độ học vấn khơng cao.
Độ tuổi của đối tượng được phỏng vấn trải rộng trong từ 20 đến 70 tuổi, độ tuổi trung bình là khoảng 40 tuổi, độ tuổi xuất hiện nhiêu lần nhất là 27 và 36 tuổi. Trong đó độ tuổi từ 30-40 chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 32% số lượng phỏng vấn). Các đối tượng chủ yếu nghe thông tin về biển xâm thực thơng qua tivi và radio.
a. Trình Độ Học Vấn
Hình 4.1. Phân Phối Trình Độ Học Vấn Của Hộ Điều Tra
(Nguồn : Tổng hợp và tính tốn) Qua đó thể hiện trình độ học vấn của các hộ tại địa phương chưa cao nên có thể việc tiếp cận các thông tin, khoa học kĩ thuật, các giải pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực khơng nhạy bằng những người có trình độ học vấn ở bậc phổ thông cũng như cao đẳng, đại học. Những ngư dân thường có trình độ học vấn thấp nhất là những người có gia đình đi theo nghề đánh bắt, họ nhận thức được rằng có sảy ra hiện tượng biển xâm thực nhưng các biện pháp thích ứng thì họ thường trả lời rằng chưa biết đến. Những người có trình độ học vấn cao là những người buôn bán, kinh doanh, chủ nhà nghỉ hay cán bộ công nhân viên. Họ hiểu rõ hơn về tác hại cũng như các biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực.
b. Thu Nhập
Thu nhập trung bình trong tháng của người được phỏng vấn là 6 - 8 triệu đồng, chiếm tỉ lệ lớn ( 22.22%), thu nhập cao nhất là trên 20 triệu đồng, thấp nhất là từ 0 - 2 triệu đồng, thu nhập tập trung nhiều nhất trong khoảng từ 6 - 8 triệu đồng. Đa số ngư dân trả lời rằng nguồn thu nhập của họ phụ thuộc vào biển, có những ngày nếu may mắn đánh bắt được nhiều thu nhập có thể lên đến 4, 5 triệu đồng/ ngày nhưng thay vào đó những tháng như tháng 6, tháng 7 và tháng 8 hầu như nguồn thu từ đáng bắt khơng cịn vì trong thời gian này biển động khơng thể đi đánh bắt, vì thế thu nhập của họ
thường bấp bênh. Đối với những người kinh doanh gần bãi biển hoặc cơng nhân viên chức thì thu nhập ổn định hơn.
Hình 4.2. Tỷ Lệ Thu Nhập Của Các Hộ Được Phỏng Vấn
(Nguồn : Tổng hợp và tính tốn)
c. Giới Tính
Trong 90 hộ dân được phỏng vấn thì tỷ lệ nam tham gia cuộc phỏng vấn là 53%, và tỷ lệ nữ tham gia phỏng vấn là 47%. Đa số nam tham gia phỏng vấn là những ngư dân đánh bắt gần bờ, có thể một chuyến đi kéo dài 2 đến 3 tiếng vào buổi sáng sớm, cũng có thể kéo dài đến một ngày hoặc ba đến bốn ngày, đi biển cần sức khỏe tốt nên tất cả lao động đi đánh bắt đều là nam giới, phụ nữ chỉ ở nhà buôn bán, hoặc nội trợ.
Hình 4.3. Biểu Đồ Tỷ Lệ Mẫu theo Giới Tính
(Nguồn : Tổng hợp và tính tốn) 38
d. Độ Tuổi
Độ tuổi của người được phỏng vấn phân bố đa dạng, nhóm tuổi từ 20-30 chiếm tỉ lệ 24,44%, đa số trong độ tuổi trung niên, nhóm tuổi từ 31-60 (chiếm tỉ lệ trên 66,67 % tổng số hộ điều tra), trong đó từ 31-40 là 32,22% tổng số hộ. Phần lớn số người được phỏng vấn đều trong độ tuổi lao động và có kinh nghiệm nên hiểu biết, nhận thức của họ khi được hỏi những vấn đề liên quan đến đề tài có thể chính xác hơn.
Hình 4.4. Phân Phối Nhóm Tuổi Của Hộ Điều Tra
(Nguồn : Tổng hợp và tính tốn)
e. Đặc Điểm Dân Cư
Dân cư tại xã Phước Thuận đa số là dân địa phương, đã gắn bó lâu đời với nơi đây, những người dân địa phương thường gắn liền với biển, sống và làm việc đa số phụ thuộc vào biển chiếm đến 93.33%, chỉ có một phần nhỏ người dân từ nơi khác chuyển đến chiếm 6.67% tổng số mẫu phỏng vấn.
Hình 4.5. Phân phối Đặc Điểm Dân Cư Của Người Được Phỏng Vấn
(Nguồn : Tổng hợp và tính tốn)
4.1.2. Thống kê nghề nghiệp của mẫu điều tra
Bảng 4.6 cho thấy trong tổng số người được phỏng vấn có 26.67% số người sống phụ thuộc vào việc đi biển, 22.22% là buôn bán, 14.44% là nội trợ…Nghề nghiệp của mẫu phỏng vấn khá đa dạng chứng tỏ số lượng phiếu điều tra có thể đại diện được cho tồn bộ người dân xã Phước Thuận, bảo đảm khách quan trong việc hỏi mức sẵn lòng trả.
Bảng 4.1. Thống Kê Nghề Nghiệp Của Người Được Phỏng Vấn
Nghề nghiệp Số người Tỷ lệ (%) Đi biển 24 26.67 Buôn bán 20 22.22 CB, CNV 6 6.67 Công nhân 8 8.89 Nông dân 3 3.33 Thất nghiệp 2 2.22 Đang nghỉ hưu 8 8.89
Công việc nội trợ 13 14.44
Học sinh, Sinh viên 3 3.33
Khác 3 3.33
Tổng 90 100.00
(Nguồn: Tổng hợp và tính tốn)
Người dân tại xã Phước Thuận tuy làm đa dạng nghề nghiệp nhưng đa số nghề nghiệp của họ đều gắn bó với biển, dựa vào tình trạng cơng việc ta thấy được bãi biển là vô cùng quan trọng đối với người dân ở đây, họ đánh bắt gần bờ, đậu ghe thuyền và mua bán hải sản ngay trên bãi biển, nguồn thu nhập từ du lịch cũng phụ thuộc rất lớn từ bãi biển, những tháng 11, 12 thu nhập bị giảm sút trầm trọng vì lượng khách giảm mạnh, lũ lụt, nước biển dâng và đặc biệt là hiện tượng biển xâm thực khiến cho đời sống người dân phụ thuộc vào bãi biển giảm rất nhiều.