3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ:
Hoàn thiện môi trường luật pháp trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế nói chung và nghiệp vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng
Trong những năm qua, cùng với kim ngạch xuất nhập khẩu, hoạt động thanh toán quốc tế ở nước ta tăng trưởng mạnh, tạo lập được uy tín trên trường quốc tế. Bên cạnh sự nỗ lực của ngân hàng, kết quả này có được là nhờ môi trường luật pháp cho hoạt động ngân hàng nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng đã được xây dựng tương đối đồng bộ. Tuy nhiên, do các quy định nằm ở các văn bản luật khác nhau, chưa có luật hoặc văn bản dưới luật riêng về thanh toán quốc tế, nên quy định pháp lý với hoạt động này chưa thống nhất, chặt chẽ. Chính vì vậy, trong một số trường hợp khi sảy ra tranh chấp giữa các bên liên quan, giữa phía Việt Nam và phía nước ngoài cũng như giữa các bên Việt Nam với nhau rất khó có căn cứ xử lý chính xác. Điều này dẫn tới sự lúng túng cho các chủ thể tham gia thanh toán quốc tế mà trước hết là các ngân hàng thương mại.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán quan trọng và khá phức tạp. Bên cạnh đó, Việt Nam là nơi duy nhất trên thế giới áp dụng UCP 600 vào giao dịch chứng từ mà không bị bất cứ điều chỉnh nào của luật pháp quốc gia. Vấn đề pháp lý trong giao dịch tín dụng chứng từ không chỉ là việc vận dụng thông lệ và tập quán quốc tế mà còn là sự chi phối, điều chỉnh của luật pháp quốc gia. Chính vì vậy, cần thiết phải có quy chế, văn bản hướng dẫn giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu. Giao dịch này tuy là của ngân hàng nhưng liên quan đến nhiều ban, ngành trong nước như Bộ Thương Mại, Tổng cục Hải quan, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam… Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan, nhằm tạo ra sự nhất quán cho việc ban hành cũng như áp dụng và thi hành. Quy chế này không chỉ phải phù hợp với pháp luật Việt Nam và đặc thù kinh tế - xã hội và văn hoá của nước ta mà còn phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước:
Hoàn thiện phát triển thị trường ngoại tệ để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán là rất quan trọng. Các ngân hàng có thể thu hút nguồn ngoại tê từ dân cư, từ các
ngoại tệ ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các ngân hàng, hỗ trợ cho hoạt động thanh toán quốc tế được diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ở Việt Nam con non trẻ và sơ khai về trình độ, quy mô hoạt động cũng như kỹ năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh. Vì vậy, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cần phải có những chính sách cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường này. Ngân hàng Nhà Nước cần thực hiện vai trò hướng dẫn điều tiết, tham gia các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi đúng như quy định trong quy chế nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tham gia tích cực hơn vào thị trường ngoại hối.
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh Việt Nam: doanh Việt Nam:
Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam đang vượt qua những khó khăn và ngày càng khẳng định được uy tín của mình trên thị trường tài chính trong nước cũng như nước ngoài. Qua đó mở rộng mối quan hệ TTQT với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, Hội sở nên có những triển khai kịp thời và hướng dẫn cụ thể việc thi hành các văn bản, quy định, quyết định, chỉ thị của NHNN về hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng.
Cần tăng cường vài trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ với các chi nhánh một cách thường xuyên, toàn diện, chính xác để phát hiện xử lý kịp thời các rủi ro.
Tiến hành và phát triển hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin toàn hệ thống, thực hiện quản lý thông tin theo hướng đồng bộ. Đồng thời khẩn trương đưa công nghệ, thiết bị mới để phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ ngân hàng, tăng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
3.3.4. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP VPBank chi nhánh Hà Nội:
VPBank chi nhánh Hà Nội cần mở rông và tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, từ đó giúp cho hoạt động TTQT diễn ra nhanh hơn và đạt hiệu quả cao. Qua đó sẽ tạo được uy tín với các ngân hàng nước ngoài thì việc thanh toán sẽ không phải qua ngân hàng thứ ba nữa.
Bên cạnh đó, VPBank chi nhánh Hà Nội cũng cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong thanh toán phương thức tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu. Vì
những rủi ro này rất khó dự đoán cho nên ngân hàng cần phải có những biện pháp phòng chống hiệu quả.
Ngoài ra VPBank chi nhánh Hà Nội cần thẩm định kỹ khách hàng cũng như thẩm định dự án kinh doanh của họ. Qua đó sẽ hạn chế được rủi ro cho chi nhánh và đảm bảo được các món thánh toán hiệu quả, nhanh chóng, nâng cao được uy tín trên thị trường ngày càng sâu sắc.
KẾT LUẬN
Hoạt động thanh toán XNK theo phương thức tín dụng chứng từ đã và đang góp phần làm sôi động hoạt động ngoại thương ở Việt nam ngày một mạnh mẽ. Hoạt động này không những ngày càng tăng lên về kim ngạch mà tăng cả về quy mô và chất lượng.
Cùng với sự phát triển đó, hoạt động của NHTM trong nước ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, hoạt động này cũng vấp phải rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng liên doanh, các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài. VPBank cũng nằm trong số các ngân hàng thương mại trong nước đang đứng trước thực trạng đó. Để duy trì được vị thế và phát triển uy tín của VPBank trên thị trường thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng, ngoài việc nâng cao chất lượng thanh toán thì VPBank nên xây dựng cho mình một chiến lược “dài hơi” nhằm mở rộng thanh toán trên khắp thế giới, đặc biệt là những nước có tiềm năng phát triển ngoại thương với Việt Nam trong tương lai.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, em đã cố gắng khai thác triệt để mặt mạnh cũng như hạn chế trong việc mở rộng thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng ở NH TMCP VPBank chi nhánh Hà Nội. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế còn ít nên bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong các thầy cô trong hội đồng góp ý để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS. Phạm Thanh Bình đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thanh toán quốc tế tài trợ ngoại thương – TS. Nguyễn Văn Tiến – NXB Thống kê
2. Giáo trình Kế toán thanh toán ngân hàng - TS. Nguyễn Võ Ngoạn 3. UCP600
4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 5. Trang web: - www.VPbank.com.vn
- www.sbv.gov.vn - www.bloomberg.com