1.3 .Kiểm soát và quản lý nợ ODA
1.3.2 .Tác dụng của việc quản lý và kiểm soát
2.1. Vai trò nguồn vốn ODA đối với Việt Nam
2.1.1. Nhu cầu vốn đầu tƣ và thực lực nguồn tài chính trong nƣớc
Nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế , phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhà nước và các chủ thể trong nền kinh tế phải tập trung một lượng vốn đầu tư khá lớn mà trong khi đó nguồn nội lực còn hạn chế.
Từ phụ lục 1 , chúng ta thấy nhu cầu vốn cho đầu tư trong giai đoạn 2000-2007 có xu hướng tăng nhanh : từ 29.6 % GDP năm 2000 tăng lên 41.6% năm 2007 . Tỉ lệ đầu tư so với GDP đã giảm từ mức 42,4% năm 2009 xuống còn 41,9% vào năm 2010, nhưng vẫn cao hơn mức 41,5% của năm 2008. Đây là tỉ lệ thuộc loại cao nhất thế giới, chỉ sau tỉ lệ trên dưới 45% của Trung Quốc. Ở châu Á, ngoại trừ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có tỉ lệ đầu tư so với GDP cao (Trung Quốc khoảng 45% và Ấn Độ khoảng 38 – 39% trong năm 2009), còn lại các nước khác đều có tỉ lệ này thấp hơn 30% trong đó Philippines chỉ ở mức 14%, Malaysia gần 20% .
Tiết kiệm là nguồn cơ bản để tái đầu tư, thế nhưng tỷ lệ tiết kiệm trên GDP có khuynh hướng giảm dần : tiết kiệm của Việt Nam năm 2000 là 31,7 % và năm 2010 là 30,4% .
Đầu tư vượt xa tiết kiệm chính vì thế chính phủ phải bù đắp từ nguồn lực bên ngoài như vay ODA, FDI, và các khoản vay thương mại.
Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào nguồn lực nước ngoài cho đầu tư . Trong tương lai tiết kiệm phải được đẩy lên cao để không những phục vụ nhu cầu đầu tư mà cịn để trả nợ vay nước ngồi .
Hình 2.1 : Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tƣ trên GDP của Việt Nam 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tiết kiệm / GDP (%) Đầu tư /GDP (%) Nguồn : IMF
Bên cạnh đó, nguồn lực tài trợ bên ngoài quan trọng nữa là nguồn kiều hối : 5,5 tỷ USD năm 2007, 7,2 tỷ USD năm 2008, 6,3 tỷ USD năm 2009 và đạt kỷ lục từ trước đến nay là 8 tỷ USD năm 2010 . Nguồn vốn này làm tăng thu nhập của người dân và qua đó gián tiếp tăng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư . Do đó cái mà nhà nước cần làm không chỉ tạo sự thơng thống cho dịng chảy kiều hối mà phải khơi được tình cảm và sự gắn bó của bộ phận người Việt Nam định cư nước ngoài , làm cho họ thấy tự hào và có trách nhiệm cũng như quyền lợi khi có đóng góp cho tổ quốc thơng qua kiều hối.
2.1.2. Cơ cấu vốn ODA giải ngân theo nhà tài trợ tại Việt Nam từ 1993-2008:
Hiện nay ở Việt Nam có 51 nhà tài trợ song phương và đa phương trong đó có 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương . Những nhà tài trợ lớn và thường xuyên có mặt ở Việt Nam là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới , Ngân hàng phát triển Châu Á, Liên Hiệp Quốc , Thụy Điển, Vương Quốc Anh, Quỹ tiền tệ Quốc tế, Ủy Ban Châu Âu. Mỗi nhà tài trợ có mối quan tâm và danh mục chương trình , dự án khác nhau.
Nhật Bản: Nhật Bản đang là nhà tài trợ vốn ODA song phương lớn nhất cho VN trong hơn 17 năm qua . Chính sách của Nhật Bản về cung cấp ODA cho Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực sau:
+ Thúc đẩy tăng trưởng bao gồm các lĩnh vực: cải thiện môi trường đầu tư ; giao thông; năng lượng, phát triển nguồn nhân lực; cải cách kinh tế bao gồm cả cải cách doanh nghiệp nhà nước; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Cải thiện mức sống và điều kiện xã hội bao gồm : Giáo dục; Y tế; Phát triển đô thị; phát triển nông thôn; bảo vệ môi trường.
+ Tăng cường thể chế bao gồm các lĩnh vực: cải thiện hệ thống pháp luật và cải cách hành chính.
Hình 2.2 : Các nhà tài trợ có mức giải ngân lớn nhất giai đoạn 1993-2008
Ngân Hàng Thế Giới (WB) : WB , WB là một trong những định chế tài chính lớn nhất thế giới thường cung cấp vốn và tri thức cho các nước đang phát triển để hỗ trợ cho cuộc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống người dân . Đối với Việt Nam , WB giữ vị trí là nhà cung cấp ODA đa phương lớn nhất.Thông qua việc sử dụng nguồn vốn ưu đãi, viện trợ khơng hồn lại của WB, chính phủ Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chặt chẽ , xã hội ở Việt Nam.
WB nối lại hoạt động của mình tại Việt Nam từ tháng 09 năm 1993, thông qua Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) là kênh cung cấp nguồn vốn cho vay ưu đãi của WB. Cho đến nay, Ngân hàng thế giới đã cam kết tài trợ cho Việt Nam trên 7,2 tỷ USD và đã góp phần phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. WB quan tâm dành vốn ODA cho Việt Nam vào các chương trình dự án thuộc lĩnh vực phát triển nông thôn, năng lượng, giao thông, phát tirển đô thị, giáo dục, y tế và cải cách ngành tài chính. Việt Nam đã trở thành một trong những nước trong khu vực hưởng thụ lớn từ nguồn ưu đãi của WB.
Các nhà tài trợ khác: Ngân hàng phát triển Châu Á tập trung chủ yếu hỗ trợ thể chế và khu vực tư nhân; các nhà tài trợ cùng chí hướng khác như Pháp, Anh, Thụy Điển, Hà Lan thường chọn các dự án nhỏ cho các lĩnh vực phát triển con người, quản lý thiên nhiên và phát triển nơng thơn.
2.1.3. Tỷ trọng đóng góp của nguồn vốn ODA vào nhu cầu đầu tƣ.
Hằng năm , trong tổng cơ cấu đầu tư của toàn xã hội , đầu tư ở khu vực nhà nước chiếm khoảng 39% ( trong đó các khoản vay nước ngồi chiếm 75% cịn lại là thực lực của nguồn tài chính trong nước ), khu vực tư nhân và dân cư vào khoảng 36%, khu vực có vốn nước ngồi vào khoảng 25% ( Phụ lục 2).
Bảng 2.1 : Vốn ODA giải ngân / Tổng nhu cầu đầu tƣ của Việt Nam
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
ODA giải ngân (triệu USD) 1.650 1.500 1.527 1.422 1.650 1.720 1.800 2.000 2.253 4.100 3.500 Vốn đầu tư ( triệu USD) 10.785 10.997 13.281 15.567 18.484 21.614 25.151 33.020 36.327 39.508 43.855 Tỷ lệ ODA giải ngân / Vốn đầu tư (%) 15,29 13,64 11,49 9,13 8,93 7,95 7,16 6,06 6,20 10,37 7,98
Nguồn:Tác giả tự tính tốn dựa trên số liệu của Tổng Cục Thống Kê Trong khoản vay nước ngồi thì vốn ODA chiếm 75% và chiếm khoảng 6-15%
tổng vốn đầu tư trong suốt 10 năm qua. Song điều quan trọng hơn là nguồn vốn ODA đã được tập trung cao để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, góp phần tạo ra mơi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn của khu vực tư nhân, xố đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân.
2.2. Tổng quan về tình hình sử dụng nguồn ODA 2.2.1. Tình hình giải ngân ODA
Nguồn vốn ODA giải ngân có những cải thiện nhất định với chiều hướng tích cực qua các năm , với 1.650 triệu USD năm 2000 và đạt 1.800 triệu USD vào năm 2006, vào năm 2010 đạt 3.500 triệu USD (Phụ lục 3)
Tuy nhiên tổng lượng vốn ODA đã giải ngân cho Việt Nam từ năm 2000 đến 2010 là 23.122 triệu USD chiếm 49,65 % tổng vốn ODA cam kết .Tỷ lệ giải ngân thấp chưa đạt yêu cầu và đối với một số nhà tài trợ cịn thấp hơn với mức bình qn của khu vực và thế giới. Thí dụ: với vốn của WB , tỷ lệ giải ngân của Việt Nam là 11,6% so với 19,4% của khu vực; với vốn của JICA, tỷ lệ giải ngân của Việt Nam là 13,6% so với 16,6% của quốc tế. Nhiều chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA đã phải gia hạn, dẫn đến hiệu quả đầu tư giảm do chậm đưa các cơng trình vào khai thác, sử dụng. Điều này thể hiện khả năng tận dụng vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế tại Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Đồ Thị . 2.3 : Vốn ODA cam kết, giải ngân qua các năm tại Việt Nam TK 2000- 2010 0 2000 4000 6000 8000 10000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 O D A ( tr iệ u U S D )
ODA cam kết ODA giải ngân
Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư Mặc khác ODA vốn vay tăng qua các thời kỳ cịn viện trợ khơng hồn lại thì giảm . Tỷ lệ vốn vay tăng từ mức 81% (2000-2005) và đạt mức cao nhất là 93% (2006- 2010) thì vốn viện trợ khơng hồn lại giảm từ 19% (2000-2005) xuống còn 7% (2006- 2010). Thời gian tới, điều kiện vay kém ưu đãi hơn vì Việt Nam đã thành quốc gia có thu nhập trung bình .Chính vì thế, u cầu đặt ra là phải sử dụng vốn ODA đạt hiệu quả cao nhất , nhà nước phải lựa chọn mục tiêu và lĩnh vực ưu tiên đầu tư như : phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp xóa đói, giảm nghèo) , xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại , xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội, bảo vệ mội trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên…, đồng thời phải theo dõi chặt chẽ, đảm bảo thanh toán nợ đầy đủ, đúng hạn, xây dựng ngưỡng an toàn và hạn mức vay phù hợp, thu thập, báo cáo, công khai các chỉ tiêu giám sát an toàn nợ; định kỳ báo cáo Chính phủ, hoặc báo cáo đột xuất khi dự đốn có nguy cơ mất an tồn nợ.
Ngồi ra , Chính phủ phải xem xét việc mở rộng diện thụ hưởng vốn ODA đối với các khu vực ngồi nhà nước vì những doanh nghiệp này có khả năng quản trị , sử dụng vốn hiệu quả và minh bạch hơn .
2.2.2. Tình hình phân bổ và sử dụng ODA
Bản chất dòng ODA đến Việt Nam không phải là hỗ trợ nhân đạo (là những khoản cứu trợ và viện trợ khẩn cấp như hỗ trợ lương thực , hỗ trợ do ảnh hưởng bởi thiên tai hay thảm họa…) mà đó là những khoản hỗ trợ phát triển với những mục đích và mục tiêu dài hạn như đẩy mạnh tăng trưởng và giảm nghèo, cải cách thể chế , thu hẹp khoảng cách giữa các vùng…. Các ngành và lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA được xác định trên cơ sở nhu cầu vốn đầu tư và định hướng phát triển theo ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ đề ra trong các chiến lược , kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội.
Cơ cấu phân bổ vốn ODA theo nghành và lĩnh vực trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực đầu tư cần lượng vốn lớn như : giao thông vận tải , bưu chính viễn thơng chiếm 34%, đứng thứ nhì là năng lượng và cơng nghiệp 20% .Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nơng thơn kết hợp xóa đói giảm nghèo là 16%, y tế giáo dục , khoa học công nghệ và các ngành khác là 30%( Xem hình 2.3)
Giao thơng vận tải và bƣu chính viễn thơng chiếm tỷ trọng lớn nhất, với tổng
số tiền khoảng 7,8 tỷ USD. Nhiều cơng trình được xây dựng bằng nguồn vốn này như Quốc lộ 5, 10, 18, đường xuyên Á đoạn TP.HCM – Mộc Bài, đường hầm đèo Hải Vân, các cảng Cái Lân, Tiên Sa, Sài Gòn, các cầu lớn Mỹ Thuận, Cần Thơ, Thanh Trì, Bãi Cháy, xa lộ Đơng Tây Thành phố Hồ Chí Minh, nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, Cảng Tiên Sa …Nhờ vậy , Việt Nam đã khôi phục và bước đầu phát triển các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển và đường thủy nội địa. Đây là những cơ sở hạ tầng kinh tế hết sức quan trọng để thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực và địa phương, kể cả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hầu hết các thành phố lớn, các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã và một số thị trấn đều có các hệ thống cấp nước sinh hoạt được tài trợ bằng nguồn vốn ODA. Các
thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng,... hiện đang triển khai thực hiện nhiều dự án ODA phát triển cơ sở hạ tầng đô thị quan trọng, quy mơ lớn như đường sắt , thốt nước và xử lý nước thải, chất thải rắn,…
Hình 2.4: Cơ cấu sử dụng ODA theo lĩnh vực giai đoạn 2000-2010
16%
20% 34%
30%
Nông nghiệp và phát triền nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo Năng lượng và cơng nghiệp
Giao thơng vận tải và bưu chính viễn thơng…. Y tế, giáo dục đào tạo…. các ngành khác
Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư
Năng lƣợng và công nghiệp : Thời gian qua, lĩnh vực này thu hút được 4,6 tỷ
USD nhằm cải tạo , nâng cấp, phát triển mới nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện với công suất lớn, cải tạo và phát triển mạng truyền tải và phân phối điện quốc gia đáp ứng nhu cầu điện gia tăng hàng năm cho sản xuất và đời sống ở các thành phố, thị trấn, thị xã, khu công nghiệp và khu vực nông thôn trên cả nước. Đây là nguồn vốn lớn và có ý nghĩa trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp, khu vực tư nhân trong và ngoài nước trong giai đoạn phát triển ban đầu còn chưa mặn mà với đầu tư phát triển nguồn và lưới điện vì yêu cầu vốn lớn và thời gian thu hồi vốn chậm.
Nông nghiệp và phát triển nơng thơn, kết hợp xố đói giảm nghèo : thu hút
được 3,7 tỷ USD với các chương trình, dự án như giảm nghèo các tỉnh vùng núi phía Bắc, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, dựa vào cộng đồng, phát triển kinh tế miền Trung, thực hiện chương trình và dự án nhằm tăng năng suất nơng nghiệp; phát triển hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ thiết yếu cho người nghèo (giao thông nông thôn , cấp nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế,..), nhiều dự án phát triển nông thơn kết hợp xố đói giảm nghèo khác.
Kết quả đầu tư trên làm cho tỷ lệ nghèo ở khu vực nông thôn giảm khá nhanh, từ 35,6% năm 2002 xuống còn 25% năm 2004 và tỷ lệ này chỉ còn 18,7 % năm 2008 và xuống còn khoảng 15% năm 2010.
Y tế, Giáo dục và đào tạo, Môi trƣờng, Khoa học và kỹ thuật, ..các ngành khác là những lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA trong giai đoạn này với các
chương trình, dự án với tổng số vốn khoảng 7 tỷ USD.
Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, ODA hỗ trợ cho việc thực hiện cải cách giáo dục ở tất cả các cấp học (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề), đào tạo giáo viên, tăng cường năng lực công tác kế hoạch và quản lý giáo dục, cung cấp học bổng đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngồi, cử cán bộ, cơng chức đào tạo và đào tạo lại tại nước ngoài về các lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ và quản lý.
Trong lĩnh vực y tế, vốn ODA khơng hồn lại chiếm tỷ trọng cao, khoảng 58% trong tổng vốn ODA đã được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật cho công tác khám và chữa bệnh (xây dựng bệnh viện và tăng cường trang thiết bị y tế cho một số bệnh viện tuyến tỉnh và thành phố, các bệnh viện huyện và các trạm y tế xã, xây dựng cơ sở sản xuất kháng sinh, trung tâm truyền máu quốc gia,..., tăng cường cơng tác kế hoạch hóa gia đình, phịng chống HIV/AIDS và bệnh truyền nhiễm như lao, sốt rét; đào tạo cán bộ y tế, hỗ trợ xây dựng chính sách và nâng cao năng lực quản lý ngành.
Nhiều chương trình và dự án ODA hỗ trợ Việt Nam bảo vệ môi trường và phát triển bền vững như các chương trình trồng rừng và phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; các