1.3 .Kiểm soát và quản lý nợ ODA
1.3.2 .Tác dụng của việc quản lý và kiểm soát
2.2. Tổng quan về tình hình sử dụng nguồn vốn ODA
2.2.2. Tình hình phân bổ và sử dụng ODA
Bản chất dòng ODA đến Việt Nam không phải là hỗ trợ nhân đạo (là những khoản cứu trợ và viện trợ khẩn cấp như hỗ trợ lương thực , hỗ trợ do ảnh hưởng bởi thiên tai hay thảm họa…) mà đó là những khoản hỗ trợ phát triển với những mục đích và mục tiêu dài hạn như đẩy mạnh tăng trưởng và giảm nghèo, cải cách thể chế , thu hẹp khoảng cách giữa các vùng…. Các ngành và lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA được xác định trên cơ sở nhu cầu vốn đầu tư và định hướng phát triển theo ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ đề ra trong các chiến lược , kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội.
Cơ cấu phân bổ vốn ODA theo nghành và lĩnh vực trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực đầu tư cần lượng vốn lớn như : giao thông vận tải , bưu chính viễn thơng chiếm 34%, đứng thứ nhì là năng lượng và cơng nghiệp 20% .Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nơng thơn kết hợp xóa đói giảm nghèo là 16%, y tế giáo dục , khoa học công nghệ và các ngành khác là 30%( Xem hình 2.3)
Giao thơng vận tải và bƣu chính viễn thơng chiếm tỷ trọng lớn nhất, với tổng
số tiền khoảng 7,8 tỷ USD. Nhiều cơng trình được xây dựng bằng nguồn vốn này như Quốc lộ 5, 10, 18, đường xuyên Á đoạn TP.HCM – Mộc Bài, đường hầm đèo Hải Vân, các cảng Cái Lân, Tiên Sa, Sài Gòn, các cầu lớn Mỹ Thuận, Cần Thơ, Thanh Trì, Bãi Cháy, xa lộ Đơng Tây Thành phố Hồ Chí Minh, nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, Cảng Tiên Sa …Nhờ vậy , Việt Nam đã khôi phục và bước đầu phát triển các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển và đường thủy nội địa. Đây là những cơ sở hạ tầng kinh tế hết sức quan trọng để thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực và địa phương, kể cả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hầu hết các thành phố lớn, các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã và một số thị trấn đều có các hệ thống cấp nước sinh hoạt được tài trợ bằng nguồn vốn ODA. Các
thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng,... hiện đang triển khai thực hiện nhiều dự án ODA phát triển cơ sở hạ tầng đô thị quan trọng, quy mô lớn như đường sắt , thoát nước và xử lý nước thải, chất thải rắn,…
Hình 2.4: Cơ cấu sử dụng ODA theo lĩnh vực giai đoạn 2000-2010
16%
20% 34%
30%
Nông nghiệp và phát triền nơng thơn kết hợp xóa đói giảm nghèo Năng lượng và công nghiệp
Giao thơng vận tải và bưu chính viễn thơng…. Y tế, giáo dục đào tạo…. các ngành khác
Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư
Năng lƣợng và công nghiệp : Thời gian qua, lĩnh vực này thu hút được 4,6 tỷ
USD nhằm cải tạo , nâng cấp, phát triển mới nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện với công suất lớn, cải tạo và phát triển mạng truyền tải và phân phối điện quốc gia đáp ứng nhu cầu điện gia tăng hàng năm cho sản xuất và đời sống ở các thành phố, thị trấn, thị xã, khu công nghiệp và khu vực nông thôn trên cả nước. Đây là nguồn vốn lớn và có ý nghĩa trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp, khu vực tư nhân trong và ngoài nước trong giai đoạn phát triển ban đầu còn chưa mặn mà với đầu tư phát triển nguồn và lưới điện vì yêu cầu vốn lớn và thời gian thu hồi vốn chậm.
Nông nghiệp và phát triển nơng thơn, kết hợp xố đói giảm nghèo : thu hút
được 3,7 tỷ USD với các chương trình, dự án như giảm nghèo các tỉnh vùng núi phía Bắc, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, dựa vào cộng đồng, phát triển kinh tế miền Trung, thực hiện chương trình và dự án nhằm tăng năng suất nông nghiệp; phát triển hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ thiết yếu cho người nghèo (giao thông nông thôn , cấp nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế,..), nhiều dự án phát triển nơng thơn kết hợp xố đói giảm nghèo khác.
Kết quả đầu tư trên làm cho tỷ lệ nghèo ở khu vực nông thôn giảm khá nhanh, từ 35,6% năm 2002 xuống còn 25% năm 2004 và tỷ lệ này chỉ còn 18,7 % năm 2008 và xuống còn khoảng 15% năm 2010.
Y tế, Giáo dục và đào tạo, Môi trƣờng, Khoa học và kỹ thuật, ..các ngành khác là những lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA trong giai đoạn này với các
chương trình, dự án với tổng số vốn khoảng 7 tỷ USD.
Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, ODA hỗ trợ cho việc thực hiện cải cách giáo dục ở tất cả các cấp học (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề), đào tạo giáo viên, tăng cường năng lực công tác kế hoạch và quản lý giáo dục, cung cấp học bổng đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngoài, cử cán bộ, công chức đào tạo và đào tạo lại tại nước ngoài về các lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ và quản lý.
Trong lĩnh vực y tế, vốn ODA khơng hồn lại chiếm tỷ trọng cao, khoảng 58% trong tổng vốn ODA đã được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật cho công tác khám và chữa bệnh (xây dựng bệnh viện và tăng cường trang thiết bị y tế cho một số bệnh viện tuyến tỉnh và thành phố, các bệnh viện huyện và các trạm y tế xã, xây dựng cơ sở sản xuất kháng sinh, trung tâm truyền máu quốc gia,..., tăng cường công tác kế hoạch hóa gia đình, phịng chống HIV/AIDS và bệnh truyền nhiễm như lao, sốt rét; đào tạo cán bộ y tế, hỗ trợ xây dựng chính sách và nâng cao năng lực quản lý ngành.
Nhiều chương trình và dự án ODA hỗ trợ Việt Nam bảo vệ môi trường và phát triển bền vững như các chương trình trồng rừng và phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; các chương trình và dự án xây dựng và bảo vệ các khu sinh quyển, rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,...
Ngồi ra, Vốn ODA cịn được sử dụng để hỗ trợ cho ngân sách thông qua các khoản vay và viện trợ khơng hồn lại gắn với chính sách của WB, ADB, IMF và một số nhà tài trợ song phương như hỗ trợ thực hiện các chính sách kinh tế trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng, phát triển khu vực tư nhân, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước,..