Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp và tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 30 - 47)

II. Thực trạng đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước

4. Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu khoa học

KHCN là thước đo trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Hoạt động KHCN là một trong những lĩnh vực quan trọng của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt trong giai đoạn quan trọng, có tính bước ngoặt của dân tộc. Thực tiễn chỉ ra rằng, chỉ khi nào các doanh nghiệp coi trọng KH&CN, đổi mới và cập nhật với thế giới thì mới tồn tại và phát triển được. Mỗi năm nước Mỹ đầu tư cho KHCN 312 tỷ USD. Ở Trung Quốc đầu tư cho KHCN 1,3% GDP, Thái Lan 2,8% GDP, trong khi đó con số này ở Việt Nam kinh phí cho KHCN là 2.411 tỷ đồng, bằng 0,34% GDP (theo nguồn Bộ Tài chính năm 2004).

Những năm qua, đội ngũ người Việt Nam tham gia hoạt động KHCN trực tiếp ở các viện nghiên cứu, triển khai nghiên cứu khoa học ở các DN với một nước đang phát triển khá đông đảo, chất lượng khá đảm bảo, thực hiện các nhiệm vụ đất nước giao phó, trong thời chiến cũng như thời bình. Để có nền KHCN phát triển, việc hình thành thị trường KHCN là yêu cầu tất yếu. Bản chất của thị trường chính là đáp ứng sự cạnh tranh giữa các cơ sở khoa học với tư cách là “người bán” - nghiên cứu, tìm kiếm sản phẩm tốt nhất phục vụ khách hàng, và giữa các doanh nghiệp là “người mua” lựa chọn sản phẩm tốt nhất của các cơ sở khoa học phục vụ mục tiêu phát triển. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm tới việc tạo lập và phát triển thị trường KHCN. Ngay từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 9 (khoá IX) đã nhấn mạnh: “Phát triển mạnh thị trường KHCN để góp phần nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp (DN); có cơ chế, chính sách để sản phẩm khoa học thực sự trở thành hàng hóa… Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về KHCN theo hướng hỗ trợ phát triển thị trường KHCN, khuyến khích, tôn vinh các nhà khoa học trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài thực sự có tài, có đóng góp cho đất nước…”. Thực tế những năm qua, chúng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, đã để nhiều công sức xây dựng được một số văn bản luật, nghị định hướng dẫn nhằm hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực KHCN; thu hút nhân tài, khơi dậy sức sáng tạo của các nhà khoa học. Hiện nay kinh phí ngân sách dành cho KHCN không dưới 2% chi ngân sách. Việc phân bổ này thực hiện theo Luật ngân sách, theo các Nghị định, hướng dẫn của các ban ngành. Về cấu trúc, khoảng 30-40% cho đầu tư phát triển, 60-70% cho sự nghiệp khoa học tùy từng giai đoạn phát triển. Trong khoảng 3-4 năm, để đảm bảo ổn định, sẽ tập trung hơn cho đầu tư phát triển, thời gian sau đó sẽ chú tâm hơn đến sự nghiệp khoa học, như hoạt động của đội ngũ các nhà khoa học liên quan đến các nhiệm vụ khoa học, với chương trình, dự án. Về phân bổ chiều dọc, ngân sách về các địa phương khoảng hơn 30%, số còn lại dành cho các ngành hoạt động kinh tế xã hội và phần còn lại khoảng 8-10% dành chi cho nhu cầu và vấn đề khoa học ở cấp nhà nước. DNNN chiếm tỷ lệ không lớn trong hơn 300 000 DN, nhưng chiếm vốn lớn; bên cạnh đó là hệ thống các DN khác, có vai trò ngày càng tăng. Bản thân điều này đang tạo nhu cầu thay đổi DNNN: tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, nâng năng lực cạnh tranh của DN. Chính phủ và Bộ KHCN đã dành nhiều dự án lớn để hỗ trợ DN ứng dụng KHCN và nhà KH làm kinh tế. Hiệu quả thu được khá lớn: thi công lắp ráp nhà máy thủy điện nhỏ và trung bình, hoàn toàn do giới KH Việt Nam làm. Hoặc đào đường hầm xuyên núi, thiết kế, thi công cầu: nối Bến Tre và Tiền Giang, đèo Hải Vân. Có những công ty VN trước làm nhà thầu thứ cấp cho nhà nước ngoài, bây giờ đã nắm vững công nghệ quản lý và triển khai, để trở thành nhà thầu chính, không chỉ ở VN mà cả nước ngoài. Trở ngại lớn nhất xuất phát từ nền kinh tế nước ta vẫn còn bị ảnh hưởng của cơ chế bao cấp và tư duy bao cấp. Những kết quả đạt được trong việc hình thành đồng bộ các thể chế kinh tế thị trường vẫn còn hạn chế. Thị trường KHCN còn rất sơ khai, nhận thức về thị trường KHCN còn nhiều điều chưa thống nhất, ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương tạo lập và phát triển thị trường KHCN. Nhìn vào hai chủ thể chủ đạo tham gia vào thị trường KHCN là các cơ sở nghiên cứu khoa học và DN, ta có thể thấy những nhược điểm này bộc lộ rất rõ. Đối với DN, đặc biệt là DNNN, cơ chế quản lý và môi trường hoạt động chưa tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư đổi mới về KHCN. DN còn tư tưởng dựa vào nhà nước, chưa năng động, chưa thấy rõ sự cần thiết phải đầu tư cải tiến, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh mà chỉ tìm kiếm những cơ hội để có được lợi nhuận ngắn hạn, trong khi chính họ lại là một chủ thể quyết định cho việc hình thành thị trường KHCN. Khi DN buộc phải tự bơi, họ sẽ tự nhận thức cần sử dụng thành tựu KHCN. Đối với các cơ sở nghiên cứu, tư tưởng bao cấp còn nặng nề hơn. Cơ chế giao và thực hiện các đề tài nghiên cứu KHCN bằng vốn ngân sách nhà nước đã tạo tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại vào nhà nước, không phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. Trong khi đó, các đề tài nghiên cứu lại chưa xuất phát từ thực tế kinh tế xã hội nên tính hiệu quả chưa cao...

Cạnh tranh là động lực để phát triển. Xóa bỏ bao cấp, trao quyền tự chủ có nghĩa là buộc các cơ sở nghiên cứu phải đổi mới về tư tưởng, phương thức hoạt động; phải đầu tư, đổi mới nâng cao năng lực nghiên cứu KHCN để tồn tại và phát triển theo quy luật khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Trong thị trường này, các cơ sở nghiên cứu trở thành nhà sản xuất. Hàng hóa, sản phẩm phải có chất lượng, giá thành hạ thì mới có sức cạnh tranh. Tóm lại, họ sống và phát triển bằng các hợp đồng nghiên cứu, chuyển giao cho DN. Đó là điều tất yếu. Các cơ sở nghiên cứu phải chủ động tìm hiểu nhu cầu thị trường để sản xuất những hàng hóa chất lượng cao mà người mua cần chứ không phải làm ra những gì mình có. Muốn vậy, các Viện nghiên cứu phải nâng cao trình độ ngoại ngữ để giao tiếp, cập nhật những thông tin, công nghệ mới của nước ngoài, qua đó nghiên cứu phù hợp với điều kiện, yêu cầu của DN đặt ra.

5. Đầu tư bằng cách cho thuê tài chính

Là giải pháp đầu tư hữu hiệu cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa .

Thời gian qua, hoạt động của các công ty cho thuê tài chính đã phần nào làm giảm sức ép và gánh nặng cho hệ thống ngân hàng trong việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại, khi các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của các ngân hàng để đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất thì cho thuê tài chính là một kênh dẫn vốn hiệu quả được các doanh nghiệp nhắm tới.

Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín là công ty cho thuê tài chính đầu tiên thuộc khối Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam. Công ty đang triển khai các dịch vụ bao gồm huy động vốn, phát hành giấy tờ có giá, cho thuê tài chính với quy mô hoạt động rộng khắp các tỉnh, thành. Ngoài việc tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng, công ty cũng đã ký kết bản hợp đồng tín dụng với Công ty Phát triển tài chính Hà Lan để vay một khoản tín dụng trị giá 8 triệu USD.

Với nguồn vốn tài chính vững mạnh, Sacombank Leasing đáp ứng mọi nhu cầu về nguồn vốn đầu tư và là nhà tư vấn chuyên nghiệp các loại máy móc, thiết bị cho các doanh nghiệp. Thời gian tới, Sacombank Leasing sẽ cho ra mắt trang web mua bán thiết bị, chuyên cung cấp thông tin về máy móc thiết bị chuyên dụng của các nhà sản xuất trên thế giới

6. Đầu tư vào thương hiệu

Một trong những từ xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng trong những năm gần đây là thương hiệu. Thương hiệu đã trở thành mối quan tâm không chỉ của doanh nghiệp mà còn cả của nhà quản lý và dư luận XH. Hiện nay khái niệm thương hiệu chưa có khái niệm thống nhất nhưng nó được khẳng định là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Thương hiệu chắc chắn không chỉ dành cho các nhà kinh doanh hàng hoá tiêu dùng. Một nhà kinh doanh, một doanh nghiệp cho dù đang kinh doanh ở lĩnh vực nào thì cũng cần phải xây dựng thương hiệu cho mình. Hàng trăm tỷ đô la đang đổ ra trên thế giới mỗi năm đầu tư cho thương hiệu có cả những doanh nghiệp sản xuất từ cây kim sợi chỉ cho tới những doanh nghiệp sản xuất máy bay. Một khoản đầu tư cho thương hiệu hiệu quả là điều nên làm cho dù có thể đánh đổi bởi lợi nhuận.

Bản chất của thương hiệu là nhãn hiệu được thương mại hoá. Thương hiệu bao gồm: biểu tượng của công ty , biểu tượng, khẩu hiệu, tông màu, địa chỉ liên lạc và kể cả mùi vị đặc trưng…có nhiều loại đầu tư vào thương hiệu như đầu tư vào thương hiệu: doanh nghiệp,gia đình, cá nhân, tập đoàn, và nhà nước

7. Đầu tư vào tài sản trí tuệ

Hiện nay đầu tư vào tài sản trí tuệ bao gồm một số lĩnh vực:

- Một là đầu tư cho các phát minh sáng chế, các giải pháp hữu ích. Đó là hợat động đầu tư trong đó nhà đầu tư bỏ tiền và tri thức để ứng dụng hiệu quả trong thực tế. Sự sáng tạo của sản phẩm thể hiện sự đột phá so với trình độ kỹ thuật chung do đó tạo ra giá trị mới rất lớn, tồn tại lâu dài và tạo ra sức cạnh tranh cap của sản phẩm. Hoạt động đầu tư này được thực hiện dưới 2 phương thức: tự đầu tư nghiên cứu đê tạo ra các sáng chế giải pháp hữu ích hoặc mua lại công nghệ kèm với sáng chế và giải pháp hữu ích.

Nói chung xu hướng của các doanh nghiệp là thường mua công nghệ đi kèm với chuyển giao các sáng chế và giải pháp hữu ích, còn việc tự nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở quy mô quốc gia, trong các viện nghiên cứu, trung tâm khoa học hay các trường đại học. Do đó đối với hoạt động đầu tư này doanh nghiệp chưa có sự đầu tư đúng mức và chủ động.

- Hai là đầu tư vào bản quyền và các quyền cận kề trong lĩnh vực in ấn, giải trí, phát thanh truyền hình. Thực chất của hoạt động này là việc xây dựng và thực hiện và các quyền sở hữu tác phẩm, văn chương, nghệ thuật khoa học. Giá trị của nó được biểu hiện khi bán quyền sở hữu này cho người khác. Nói chung hoạt động đầu tư này đòi hỏi nhiều thời gian và chất xám và nó thường được đề cập đến với tư cách cá nhân hơn là các tổ chức doanh nghiệp.

- Ba là đầu tư nhãn hiệu thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hoá. Đây không phải là hoạt động trực tiếp mà nó là kết quả của một loạt các yếu tố được đầu tư từ tài sản hữu hình như chất lượng sản phẩm, đặc tính nổi trội của sản phẩm. Do đó đây là một hoạt động đầu tư tốn rất nhiều thời gian và công sức, kết quả của nó là sự tổng hợp của các yếu tố. Một nhãn hiệu như cocacola, bưởi năm roi…chỉ có thể được công chúng biết đến và tin cậy khi nó tạo được ấn tượng tốt trong lòng khách hàng.

III.Đánh giá hoạt động đầu tư phát tiển trong doanh nghiệp nhà nước

1.Thành tựu đạt được.

Thứ nhất: Nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư tăng lên đáng kể. Không chỉ những nguồn lực trong nước được khơi thông mà chúng ta đã chú ý khai thác cả những nguồn lực bên ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào công cuộc CNH-HĐH đất nước.Trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX tốc độ tăng vốn đầu tư : 28%-29% /năm. Đặc biệt năm 1993 tăng đến 46% /năm.

Tỷ trọng vốn đầu tư trên GDP tăng đều qua các năm:

Năm đầu tư so với GDP(%) tốc độ tăng trưởng kinh tế(%)

1991 15.22 6

1992 21.4 8.6

1994 30.4 8.8 1995 28.4 9.5 1996 28.45 9.3 1997 28.7 8.2 1998 26.1 5.8 1999 25.4 4 2000 28.1 5 2001 31 6.68

Thứ hai: hoạt động đầu tư góp phần cho tăng trưởng và phát triển đất nước. Cùng với quy mô đầu tư huy động được, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta cũng tăng đều qua các năm (qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy được điều đó)

Thứ ba: hoạt động đầu tư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Tỷ

trọng vốn đầu tư trong nông nghiệp giảm dần, ngược lại tỷ trọng vốn đầu tư trong công nghiệp và xây dựng tăng lên đáng kể:

Thời kỳ Nông nghiệp(%) Công nghiệp và xây dựng(%) dịch vụ(%)

1986-1990 13.4 25.7 60.9

1991-1995 8.7 41.8 51.7

1996-1997 8.5 40.2 52.3

Tương ứng với nguồn vốn đầu tư trên, cơ cấu kinh tế nước ta trong những năm qua cũng có sự chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH

Năm Nông nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

1995 27.18 28.76 44.16

1997 25.77 32.06 42.15

1998 24.78 32.49 41.73

1999 25.43 34.49 40.08

2000 24.53 36.73 38.74

2001 23 38 39

Thứ tư: Hoạt động đầu tư góp phần nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ cho đất nước. Thông qua hoạt động của đầu tư nước ngoài, cho phép Việt Nam tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến trên thế giới. Đồng thời, các ngành mới hình thành như:Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ gen…và trong quá trinh tiễp xúc và làm việc với nước ngoài chúng ta cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm làm việc và tổ chức quản lý…

Thứ năm: tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế…Bên cạnh đó, năng lực nhiều ngành kinh tế tăng lên đáng kể, nhất là năng lực sản xuất của các ngành công nghiệp, năng lực tưới tiêu thuỷ lợi, năng lực ngành giao thông vận tải. Riêng trong năm 2004, số các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng cao hơn so với những năm trước đây. Tổng số công trình, dự án hoàn thành trong năm 2004 khoảng 3640 dự án, trong đó cá bộ ngành trung ương khoảng 980 công trình, dự án; các tỉnh thành phố khoảng 2660 dự án. Cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng đã có nhiều đổi mới, thực hiện phân cấp, giao quyền và tạo chư động cho các bộ, ngành, địa phương trong việc quyết định chủ trương và phê duyện dự án đầu tư và bố trí vốn đẩu tư cụ thể cho các công trỉnh, dự án không phân biệt dự

2.Các hạn chế chủ yếu

* Quy mô DNNN còn quá nhỏ bé: Có tới 50 DNNN có quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng, 64 DNNN có số vốn dưới 0,5 tỷ đồng. Quy mô DNNN vẫn chưa lớn, còn nhiều DN hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần chi phối. Không ít tỉnh, thành phố chưa kiên quyết trong CPH, còn để nhiều DNNN hoạt động kinh doanh; một số nơi chưa sắp xếp thu gọn đầu mối các DN hoạt động trong lĩnh vực thủy nông. Số lượng DN tham gia nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích còn nhiều, đặc biệt là khối an ninh, quốc phòng. Nhiều đơn vị tỷ trọng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thấp, tỷ trọng hoạt động sản xuất, kinh doanh lớn nhưng vẫn tiếp tục duy trì DNNN. Việc sắp xếp các nông, lâm trường còn chậm túng.

-Trình độ công nghệ của DNNN còn lạc hậu; một số DN còn sử dụng công nghệ cũ, tiêu hao

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp và tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 30 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w