Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hóa của Công ty chứng khoán ACB (Trang 42 - 49)

Trong năm vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động, số lượng các công ty chứng khoán đi vào hoạt động ngày càng nhiều. Công ty chứng khoán ACB được thành lập cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam, có bề dày hoạt động và những lợi thế cạnh tranh nhất định, công ty luôn có kết quả hoạt động tương đối tốt.

Nhìn vào báo cáo trên cho thấy doanh thu của Công ty tăng, lợi nhuận sau thuế cũng có xu hướng tăng.

Nguồn doanh thu chủ yếu của Công ty là từ hoạt động tự doanh, môi giới (và các nghiệp vụ có liên quan), năm 2007 doanh thu của hai hoạt động này đã tăng gấp nhiều lần so với năm 2006. Hoạt động môi giới hiện chiếm khoảng 5-7% thị phần môi giới của toàn bộ thị trường, với tổng số tài khoản mở tại ACBS khoảng trên 27.000 tài khoản. Các hoạt động khác như bảo lãnh phát hành, TCDN và các dịch vụ khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu, nhưng luôn có doanh số tăng.

Mức lợi nhuận tương đối cao, năm 2005 lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt có 26.4 tỷ đồng. Năm 2006 lợi nhuận tăng chưa đáng kể nhưng đến năm 2007 mức lợi nhuận này đã tăng lên vượt bậc. Năm 2007, ROE đạt 64%, ROA đạt xấp xỉ 18%, 2 hệ số sinh lời của công ty ROA (hệ số sinh lợi của tài sản), ROE (hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu) tăng nhanh, cho thấy hiệu quả cao của Công ty trong việc quản lý tài sản và khả năng tạo doanh thu từ vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, kết quả ROA của công ty thay đổi không đều, là do sự tăng lên của lợi nhuận không tỷ lệ thuận với sự tăng lên của tài sản mà tài sản của công ty là tăng lên chủ yếu là do tăng nợ. Vì vậy trong thời gian tới, để

ROA tăng, công ty có biện pháp sử dụng các khoản vay hiệu quả hơn để tăng lợi nhuận cho công ty tương xứng với nguồn vốn vay.

ROE tăng lên là do vốn chủ sở hữu thay đổi không nhiều qua các năm song lợi nhuận sau thuế của công ty lại tăng mạnh. ROE tăng lên luôn là dấu hiệu tốt cho thấy khả năng kinh doanh hiệu quả của công ty trong việc tạo thu nhập cho chủ sở hữu.

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Khoản mục 2006 2007

I Doanh thu

1 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán

Doanh thu môi giới chứng khoán 23.916 114.145

Doanh thu từ hoạt động tự doanh 50.946 394.472

Thu lãi Repo

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành 3.890 177 Doanh thu từ hoạt động tư vấn tài chính 2.146 5.878 Doanh thu từ hoạt động lưu ký chứng khoán 33 903 Doanh thu từ lãi tiền gửi, cho vay 1.836 6.007 Doanh thu quản lý danh mục đầu tư cho người uỷ

thác đầu tư

138

Doanh thu khác 26 1.509

Tổng số 82.932 523.091

2 Thu lãi đầu tư

Thu lợi tức cổ phiếu 29.012 14.164

Thu từ hoạt động góp vốn liên doanh 0 38

Thu lãi kỳ phiếu, trái phiếu, công trái 820

Tổng số 29.832 14.202

Tổng doanh thu 112.764 537.293

II Chi phí

1 Chi phí cho hoạt động kinh doanh chứng khoán 26.412 124.882

2 Chi phí quản lý 2.254 12.807

Tổng chi 28.665 137.689

III Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 84.099 399.604 IV Lợi nhuận ngoài hoạt động kinh doanh

1 Thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh 336

2 Các khoản chi ngoài hoạt động kinh doanh 667 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Nộp thuế TNDN bổ sung từ 2002-2005 328

Lợi nhuận ngoài hoạt động kinh doanh 0 (659)

V Tổng lợi nhuận trước thuế 84.099 398.945

VI Lợi nhuận tính thuế (lợi nhuận trước thuế-lãi

đầu tư-CF ngoài hoạt động kinh doanh)

54.267 385.475

VII Thuế thu nhập doanh nghiệp 10.853 77.095

VIII Lợi nhuận sau thuế 43.414 321.850

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của ACBS)

2.2 Thực trạng hoạt động tư vấn cổ phần hóa của ACBS 2.2.1 Quy trình nghiệp vụ tư vấn cổ phần hóa tại ACBS

Bước 1: Xây dựng phương án cổ phần hóa

Đây là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện tư vấn cổ phần hóa. Xây dựng phương án cổ phần hóa bao gồm những nội dung sau:

* CTCK ACB thực hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp.

Công việc này rất quan trọng trong tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp, nó đòi hỏi độ chính xác cao. Vì thế, công ty phải lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với các điều kiện của doanh nghiệp và các văn bản liên quan, nghị định 187/2004 ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2004 NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty cổ phần và thông tư 126/2004/ TT-BTC ban hành ngày 24 tháng 12 năm 2004 hướng dẫn thực hiện nghị định 187 do bộ Tài chính ban hành.

CTCK gửi những tài liệu, bản yêu cầu hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các tài liệu, hồ sơ pháp lý về tài sản, doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê, phân loại tài sản, đối chiếu công nợ và kiểm kê quỹ tiền mặt

CTCK kiểm kê và xử lý những vấn đề tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp.

Hoàn chỉnh bộ hồ sơ bao gồm:

- Soát xét đánh giá và xác định lại công nợ

- Kiểm kê đánh giá lại toàn bộ tài sản của doanh nghiệp

- Lập biên bản kiểm kê đánh giá, báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp. Hồ sơ này bao gồm:

 Hợp đồng xác định giá trị doanh nghiệp giữa hai bên

 Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp

 Bảng xác định tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

 Bảng xác định tài sản cố định và đầu tư dài hạn

 Bảng xác định giá trị lợi thế của doanh nghiệp

 Bảng kê khai chi tiết tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi

 Các văn bản pháp luật có liên quan đến tiến trình cổ phần hóa của doanh nghiệp

Thống nhất hồ sơ với doanh nghiệp, giải trình kết quả xác định giá trị doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền, ban chỉ đạo cổ phần hóa. Sau khi được sự công nhận của cơ quan có thẩm quyền, CTCK sẽ công bố kết quả xác định giá trị doanh nghiệp.

* Lập phương án cổ phần hóa

- Giới thiệu công ty, gồm quá trình thành lập công ty, mô hình tổ chức, tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 3-5 năm trước khi tiến hành cổ phần hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đánh giá thực trạng về tài sản bao gồm: tư vấn kiểm kê tài sản, xác định nguyên giá và tỷ lệ còn lại của tài sản cố định và hàng tồn kho; tư vấn xác định các loại vốn bằng tiền, các khoản nợ phải thu, phải trả và tư vấn công ty xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi.

- CTCK tư vấn xây dựng phương án sắp xếp lao động, phương án cổ phần hóa, điều lệ công ty cổ phần.

• CTCK tư vấn DN xây dựng phương án sắp xếp lao động, tính toán chế độ cho người lao động thuộc diện dôi dư.

• CTCK tư vấn DN xây dựng phương án cổ phần hóa trình cấp có thẩm quyền.

• CTCK tư vấn DN xây dựng điều lệ công ty cổ phần căn cứ trên ý muốn quản trị của Ban lãnh đạo.

- Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của DN các năm tiếp theo, phương án cơ cấu lại DN khi chuyển thành công ty cổ phần.

- Phương án cổ phần hóa: hình thức cổ phần hóa, vốn điều lệ của công ty cổ phần theo dự kiến, số cổ phần bán cho nhà đầu tư.

- Tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và dự kiến số lượng cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược.

* Hoàn thiện phương án cổ phần hóa

Phương án cổ phần hóa sau khi được xây dựng, CTCK ACB sẽ gửi tới các bộ phận của doanh nghiệp để nghiên cứu trước khi tiến hành hội nghị công nhân viên. Sau đó, CTCK ACB sẽ trình phuơng án cổ phần hóa lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 2: Thực hiện hoạt động tư vấn bán đấu giá cổ phần

CTCK ACB thực hiện bán đấu giá là để các nhà đầu tư bên ngoài nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp, thay đổi cơ cấu vốn sở hữu và người quản lý doanh nghiệp, tạo cơ hội mới cho DN phát triển.

ACBS cũng tư vấn cho doanh nghiệp về phương thức bán đấu giá theo quy định mới: có thêm các hình thức như bảo lãnh phát hành, bán thỏa thuận trực tiếp. Nếu áp dụng phương thức đấu giá công khai, DN có khối lượng cổ phần bán ra dưới 10 tỷ đồng thì được đấu giá tại CTCK, và ngược lại nếu khối lượng cổ phần bán ra trên 10 tỷ đồng thì nhất thiết phải đấu giá tại trung tâm giao dịch chứng khoán.

• Tư vấn xây dựng chương trình bán đấu giá theo yêu cầu của DN, phù hợp với quy định của pháp luật và thông lệ đấu giá trên thị trường chứng khoán.

• Ký kết hợp đồng, xây dựng hồ sơ bán đấu giá cổ phần

• CTCK ACB cùng với doanh nghiệp xác định thời điểm tổ chức bán đấu giá đồng thời công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về giá khởi điểm và số lượng cổ phần bán ra bên ngoài. • Lập danh sách các nhà đầu tư đăng ký hợp lệ

• Tổ chức buổi đấu giá bán cổ phần ra bên ngoài

 Lập báo cáo tổng kết sau khi kết thúc đợt đấu giá

• Chuyển tiền thu được từ đợt bán đấu giá cho doanh nghiệp sau khi trừ chi phí phải trả cho công ty chứng khoán ACB.

Bước 3: Hoàn thành cổ phần hóa cho doanh nghiệp

Công ty chứng khoán ACB sẽ tư vấn cho doanh nghiệp về thời gian, địa điểm, nội dung họp đại hội cổ đông.

Nội dung buổi họp cổ đông:

• Bầu hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, ban kiểm soát. • Thông qua điều lệ công ty, phương án sản xuất kinh doanh trong các

năm tới.

• Lập báo cáo tài chính tại thời điểm CTCP được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, thực hiện quyết toán thuế, chi phí cổ phần hóa.

• Tổ chức giúp cho CTCP ra mắt trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2.2.2 Tình hình hoạt động tư vấn cổ phần hóa tại ACBS

Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các Doanh nghiệp Nhà nuớc. Quá trình cổ phần hóa bắt đầu tiến hành từ năm 1992, đến nay đã được 15 năm, song với quá trình cổ phần hóa, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chính thức ra đời vào năm 2000, cho dù ra đời muộn hơn, nhưng quá trình phát triển TTCK và quá trình cổ phần hóa có tác động qua lại lẫn nhau. Cùng với sự phát triển của TTCK, hàng loạt các CTCK ra đời; các CTCK đã chú trọng đến các nghiệp vụ tư vấn đầu tư và hoạt động với nhiều loại hình phong phú và đa dạng, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện chủ trương của Nhà nước về đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp.

Trước đây, khi Chính phủ ban hành nghị định 64/2002/NĐ-CP ban hành ngày 16 tháng 9 năm 2002 các doanh nghiệp được lựa chọn việc định giá thông qua hợp đồng hoặc thuê công ty tư vấn cổ phần hóa nhưng kết quả đạt được còn thiếu tính khách quan và chưa thực sự mang tính thị trường. Vì thế Chính phủ đã ban hành NĐ 187/2004/NĐ-CP ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2004 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, theo nghị định này bắt buộc phải thuê các tổ chức để tư vấn cổ phần hóa; kể từ đó hoạt động tư vấn cổ phần hóa của CTCK cũng phát triển.

Hiện nay, thị trường dịch vụ tư vấn cổ phần hóa ngày càng mang tính cạnh tranh. Được thành lập cùng với thị trường chứng khoán Việt Nam, Công ty chứng khoán ACB là một trong ba CTCK đứng đầu ở Việt Nam về hoạt động tư vấn cổ phần hóa. Năm 2007, ACBS cung cấp dịch vụ tư vấn cổ phần hóa từ xác định giá trị DN, lập phương án cổ phần hóa, bán đấu giá và tổ chức đại hội cổ đông cho 6 doanh nghiệp. Đó là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Trung tâm kim hoàn Sài Gòn

• Công ty xuất nhập khẩu Saigontourist • Công ty xuất nhập khẩu y tế II

• Trung tâm thiết kế điện - Trung tâm Điện lực Hà Nội • Xí nghiệp chế biến gỗ - Công ty cao su Dak Lak • Công ty DIC du lịch

Ngoài ra, công ty thực hiện lập phương án cổ phần hóa và bán đấu giá cho 16 doanh nghiệp, 89 doanh nghiệp chỉ thực hiện bán đấu giá.; trong số đó, ACBS đã thực hiện tư vấn cổ phần hóa cho Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC là công ty lớn trực thuộc UBND TP HCM, ACBS thực hiện tư vấn cổ phần hóa cho 4 chi nhánh và 1 trung tâm của công ty.

Với kết quả như vậy, hoạt động tư vấn cổ phần hóa của ACBS đứng thứ 2 trên thị trường về số lượng hợp đồng tư vấn, tính đến tháng 6/2007 toàn

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hóa của Công ty chứng khoán ACB (Trang 42 - 49)