1.5.1. Các nhân tố bên ngoài tổ chức
1.5.1.1. Thực trạng nền kinh tế
Thực trạng nền kinh tế thường biến động, nền kinh tế ổn định, phát triển hay đang trì trệ, suy thối đều có tác động hầu hết đến các tổ chức sản xuất kinh doanh, đến mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Vì vậy nó cũng ảnh hưởng lớn đến đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Khi nền kinh tế suy thối, các doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp dần sản xuất bằng việc giảm nhân cơng lao động, giảm chi phí tiền lương. Lúc này tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo cho người lao động sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề
kinh phí và chiến lược đào tạo. Ngược lại, khi nền kinh tế ổn định và đang phát triển tốt thì nhu cầu mở rộng kiến thức, nâng cao tay nghề của người lao động là cấp thiết.
1.5.1.2. Thị trường sức lao động
Hiện nay thị trường lao động của các cơng ty điện máy có chất lượng nguồn nhân lực khá tốt. Nguồn nhân lực cho thị trường bán lẻ nhiều, phong phú. Có rất nhiều các trường đại học đào tạo về chuyên ngành marketing, bán hàng…Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp điện máy. Nhưng với sức cạnh tranh trên thị trường thì đào tạo xong liệu có giữ chân được người lao động. Đây là một trong những câu hỏi lớn đòi hỏi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và bộ phận phụ trách đào tạo phải có phương án khơng những đào tạo xong cịn giữ chân được người lao động, tránh tình trạng đào tạo ồ ạt, lãng phí và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5.1.3. Tiến bộ khoa học kỹ thuật
Hoạt động trong lĩnh vực điện máy, thị trường sản phẩm thay đổi từng ngày cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên cần tăng cường nắm bắt đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm mới. Do đó, đào tạo cần chú trọng tập trung cho loại lao động này để tăng sức cạnh tranh của công ty.
1.5.1.4. Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều siêu thị điện máy cũng như các đại lý bán lẻ. Việc cạnh tranh về giá, về các dịch vụ sau bán hàng xảy ra rất khốc liệt. Chính vì vậy đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ và giữ chân người lao động là một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp.
1.5.2. Các nhân tố bên trong tổ chức
1.5.2.1. Mục tiêu hoạt động của tổ chức
Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Nó chi phối tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động đào tạo nguồn nhân lực. Với những mục tiêu, kế hoạch của từng giai đoạn thì doanh nghiệp cần lao động có những kiến thức và kỹ năng gì, số lượng là bao nhiêu, cần có trong giai đoạn nào để đưa ra những định hướng, xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể, có lộ trình theo từng giai đoạn. Có như vậy, đào tạo mới thực sự đem lại hiệu quả cho tổ chức.
1.5.2.2. Đặc điểm lao động của tổ chức
Nguồn nhân lực trong cơng ty bao gồm tồn bộ những người lao động làm việc trong cơng ty. . Nếu trình độ hiện tại của nguồn nhân lực trong công ty không đáp ứng tốt u cầu của cơng việc thì doanh nghiệp buộc phải đào tạo lại. Còn nếu nguồn nhân lực của doanh nghiệp đã đáp ứng được thì doanh nghiệp nên có kế hoạch đào nâng cao hay đào tạo mới. Nếu năng lực và trình độ của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp càng cao, khả năng hồn thành cơng việc tốt thì u cầu đào tạo ít được đặt ra với doanh nghiệp.
Vậy, chỉ có thơng qua đào tạo thì doanh nghiệp mới có thể duy trì được sự ổn định trong sản xuất kinh doanh và đáp ứng được mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.
1.5.2.3. Khả năng tài chính của tổ chức
Đào tạo cũng như mọi công tác khác trong tổ chức đều cần có kinh phí thực hiện. Một nguồn kinh phí đủ đảm bảo triển khai đầy đủ các kế hoạch và nội dung đào tạo đã đưa ra sẽ đảm bảo cho kế hoạch đào tạo được thực hiện tốt, khơng bị ngắt qng do thiếu kinh phí. Do đó, những người phụ trách đào tạo, cán bộ kế toán… cần phải dự trù và cân đối thu chi của doanh nghiệp để đảm bảo kinh phí cho đào tạo.
Quan điểm, nhận thức của lãnh đạo cơng ty quyết định đến việc cơng ty có quan tâm, đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực trong cơng ty hay khơng. Có lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng đầu tư cho đào tạo là một khoản đầu tư khơng có lợi vì sau khi đào tạo thì người lao động có thể sẽ rời bỏ doanh nghiệp. Nhưng cũng có nhiều lãnh đạo cơng ty cho rằng đầu tư cho đào tạo là đầu tư cho sự phát triển lâu bền của doanh nghiệp nó làm cho người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp. Chính vì vậy quan điểm của lãnh đạo quyết định đến chất lượng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.