CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN
4.2. Hiệu quả và các tác dụng không mong muốn
4.2.2. Các tác dụng không mong muốn
4.2.2.1. Tác dụng của SK lên hệ thống đông máu
Khi tiêm tĩnh mạch SK sẽ tác động đến hệ thống đông máu của cơ thể bao gồm: giảm nồng độ plasminogen, giảm nồng độ fibrinogen, thời gian prothrombin (PT) kéo dài, tỷ lệ PT giảm, thời gian Cephalin – Kaolin (APTT) kéo dài, thời gian thrombin (TT) kéo dài.
Khi bơm SK vào khoang màng phổi hầu hết các nghiên cứu đều thấy không gây biến đổi với các xét nghiệm đông máu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi sự thay đổi về tỷ lệ PT, APTT, fibrinogen trước và sau điều trị khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như các nghiên cứu khác
Trịnh Thị Hương (2007) dùng SK điều trị cho 30 bệnh nhân viêm mủ màng phổi. Kết quả khơng thấy có sự thay đổi về số lượng tiểu cầu, tỷ lệ PT, APTT, fibrinogen sau điều trị so với trước điều trị [11].
Davies và CS (1997) nghiên cứu tác dụng của SK bơm vào khoang màng phổi lên hệ thống đông máu. Sau bơm SK tại các thởi điểm 24h, 48h, 72h, sẽ lấy máu làm các xét nghiệm: PT, INR, APTT, D-Dimer và các sản phẩm giáng hóa khác của fibrin. Kết quả khơng thấy có sự khác biệt giữa sau điều trị với trước điều trị [35].
4.2.2.2. Các tác dụng phụ không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn khi tiêm tĩnh mạch SK đã được ghi nhận như: Sốt, sốc phản vệ, các biểu hiện dị ứng như: nổi mẩn, co thắt phế quản, khí quản, xuất huyết tụt áp.
Báo cáo từ các nghiên cứu sử dụng SK bơm vào khoang màng phổi cho thấy tỷ lệ gặp tác dụng phụ thấp và các tác dụng phụ thường nhẹ.
Chúng tơi tóm tắt các tác dụng khơng mong muốn được báo cáo từ một số nghiên cứu về bơm streptokinase vào khoang màng phổi trong bảng 4.2
Bảng 4.2. Tác dụng không mong muốn trong các nghiên cứu
Tác giả (năm) BN Số
Sốt,
dị ứng màng phChảy máu ổi Đau ngực Khác
n % n % n % n % Bouros và CS (1997) [28] 25 7 28 0 0 0 0 0 0 Davies và CS (1997) [35] 12 0 0 0 0 0 0 0 0 Laisaar (2003) [51] 16 4 25 x x x x x x Sigh (2004) [67] 19 0 0 0 0 0 0 0 0 Maskell và CS (2005) [53] 208 7 3 7 3 4 2 6 3 Trịnh Thị Hương (2007) [11] 30 1 3,3 1 3,3 2 6,7 0 0
Bảng 4.2. Tác dụng không mong muốn trong các nghiên cứu [11], [28], [36], [51], [53], [67] Tác giả (năm) n Tác dụng phụ: số ca (%) Bouros và CS (1997) 25 Sốt: 7 (28) Không gặp các td phụ khác Davies (1997) 12 Khơng có tác dụng phụ Laisaar (2003) 16 Sốt: 4(25) Không đánh giá các td phụ khác Singh (2004) 19 Khơng có tác dụng phụ Maskell (2005) 208
Chảy máu màng phổi: 7 (3) Đau ngực: 4 (2)
Sốt, phát ban, dị ứng: 5 (2) Khác : 6 (3)
Trịnh Thị Hương
(2007) 30
Chảy máu màng phổi: 1 (3,3) Đau ngực: 2 (6,7)
Mẩn ngứa: 1 (3,3)
Các tác dụng phụ gặp trong nghiên cứu của chúng tôi là: sốt, đau ngực, chảy máu màng phổi và tràn khí màng phổi.
* Sốt và các biểu hiện dị ứng
Trong nghiên cứu chúng tơi, có 10 (33,3%) bệnh nhân bị sốt sau khi điều trị bằng SK. Sốt gặp ở bất kì lần điều trị nào, với nhiệt độ trung bình 39 ± 0,37 độ C; thời gian sốt trung bình 2,5 ± 1,65 ngày. Sốt cũng là nguyên nhân không tiếp tục bơm SK ở 5 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi.
Tỷ lệ bệnh nhân sốt trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như của Bouros cùng CS (1997), Laisaar (2003) nhưng cao hơn so với các nghiên cứu khác (Bảng 4.1).
Theo nhiều tác giả nhiễm liên cầu rất phổ biến ở cộng đồng, vì vậy nhiều bệnh nhân đã có kháng thể kháng SK từ trước khi điều trị. Nồng độ kháng thể này thường thấp và không ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu fibrin
nhưng là nguyên nhân gây sốt sau khi được điều trị bằng SK. Trong ngiên cứu của Laisaar (2009) nồng độ kháng thể kháng SK trước điều trị ở nhóm bị sốt cao hơn nhóm khơng sốt (3466 so với 523 đơn vị ELISA, p = 0,03) [51].
Chúng tôi không định lượng được nồng độ kháng thể kháng SK nên không biết sự khác biệt giữa nhóm bị sốt và nhóm khơng bị sốt.
Cũng theo Laisaar, sau khi bơm SK vào khoang màng phổi sẽ làm tăng nồng độ kháng thể kháng SK trong máu, sự thay đổi này thật sự có ý nghĩa kể từ ngày thứ 14 [51]. Kháng thể kháng SK có thể tồn tại từ vài tháng đến vài năm, vì vậy nếu bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc tiêu fibrin nhiều tác giả cho rằng nên chuyển sang dùng urokinase hoặc t-PA mà không nên sử dụng lại SK.
Chúng tôi không gặp bệnh nhân nào có biểu hiện sốc phản vệ hoặc biểu hiện dị ứng khác trong nghiên cứu.
* Chảy máu màng phổi
Tỷ lệ chảy máu màng phổi sau khi bơm SK vào khoảng 3% và thường ở mức độ nhẹ [10], [53]. Một vài trường hợp chảy máu màng phổi nặng cũng đã được báo cáo [30], [42].
Trong nghiên cứu của mình chúng tơi gặp 10 (33,3%) bệnh nhân có biểu hiện chảy máu màng phổi sau khi bơm SK(lần 1: 6 BN; lần 2: 3 BN; lần 3: 1 bệnh nhân), những bệnh nhân này được xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, xét nghiệm dịch màng phổi kết quả khơng có bệnh nhân nào tràn máu màng phổi. Theo dõi những ngày tiếp theo khơng có bệnh nhân nào chảy máu tăngng lên.
Số bệnh nhân bị chảy máu màng phổi trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều so với các tác giả trong và ngồi nước. Chúng tơi cho rằng nguyên nhân là do sự khác nhau giữa phương pháp đưa SK vào khoang màng phổi dựa trên hai lý do:
- Chúng tôi bơm SK qua kim chọc hút dịch, mỗi lần bơm SK phải tiến hành thủ thuật chọc DMP 2 lần (lần đầu đưa thuốc vào khoang màng phổi, lần thứ 2 để tháo dịch). Theo một số nghiên cứu tỷ lệ biến chứng chảy máu màng phổi do chọc dịch màng phổi vào khoảng 0,3 - 2% [44], [58]. Tuy nhiên việc SK được bơm vào khoang màng phổi có thể dẫn tới khơng hình thành được cục máu đông tại vị trí chọc gây ra rỉ máu vào khoang màng phổi.
- Kết quả xét nghiệm dịch màng phổi cho thấy số lượng hồng cầu, lượng hemoglobin thấp có lẽ cũng phù hợp với dịch do rỉ máu từ vị trí chọc.
* Tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi là biến chứng thường gặp nhất của thủ thuật chọc tháo dịch màng phổi. Theo một phân tích gộp từ 24 nghiên cứu, tỷ lệ biến chứng tràn khí màng phổi vào khoảng 6%(95%CI 4,6% – 7,8%) [43].
Trong nghiên cứu của chúng tơi có 2 bệnh nhân bị tràn khí màng phổi. Một bệnh nhân ở lần ở lần bơm SK thứ hai, một bệnh nhân ở lần thứ 4. Hai bệnh nhân này đều được thở oxi và chọc hút khí bằng kim luồn, kết quả chụp phim XQ sau 3 ngày hết khí. Tổng cộng chúng tơi tiến hành 85 lượt bơm SK cho 30 bệnh nhân, tổng số lần thực hiện thủ thuật chọc dịch là 170 lần. Tỷ lệ tràn khí màng phổi tính theo số lần chọc DMP trong nghiên cứu của chúng tôi là: 1,2%. Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu đã nói ở trên và tương tự nghiên cứu của Patel (2012) [58].
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN