.1 Sơ đồ phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống hoạch định kiểm soát và ra quyết định tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX (Trang 59)

Lượng định mức (x) giá định mức 684.450 (x) 14.200 = 9.719.190.000 Lượng thực tế (x) giá thực tế 690.100 (x) 13.927 = 9.611.022.700 Lượng thực tế (x) giá định mức 690.100 (x) 14.200 = 9.799.420.000 Biến động giá -188.397.300 Biến động lƣợng +80.230.000

Nhìn chung, mức biến động giá nguyên liệu là mức biến động tốt, mức biến động lượng nguyên liệu là không tốt. Nguyên nhân là do giá cá biến động giảm, chất lượng cá và tay nghề của một số công nhân mới đã ảnh hưởng đến các mức biến động. Điều này khơng đáng lo ngại vì xí nghiệp sẽ có phương pháp giải quyết kịp thời và sẽ điều chỉnh được trong các kỳ tiếp theo. Dù mức biến động lượng có tăng nhưng xí nghiệp vẫn tiết kiệm được khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 108.167.300 đồng.

2.5.4 Phân tích biến động chi phí nhân cơng trực tiếp

2.5.4.1 Chi phí cơng nhân trực tiếp trong kỳ tại xí nghiệp đơng lạnh thủy sản AFIEX

Tiền lương là các khoản phải trả cho người lao động, đảm bảo bằng phân phối lao động. Tại xí nghiệp trả lương cho cơng nhân theo hình thức lương theo sản phẩm. Xí nghiệp khơng phân biệt lương công nhân trực tiếp sản xuất hay nhân viên quản lý phân xưởng. Chi phí nhân cơng trực tiếp được theo dõi riêng cho từng sản phẩm được sản xuất trong kỳ.

Hiện tại xí nghiệp đơng lạnh thủy sản AFIEX có 785 công nhân viên, phân theo công nhân trực tiếp tại phân xưởng và ngoài phân xưởng.

Từ phụ lục 2.5 trên ta có tỷ lệ cơng nhân trực tiếp sản xuất chiếm 90%, bộ phận gián tiếp chiếm 10%. Tổng hợp chi phí nhân cơng theo phụ lục 2.6

Chi phí cho cơng nhân trực tiếp sản xuất = 994.720.000 x 90% = 895.248.000 đồng

Chi phí cho bộ phận gián tiếp sản xuất = 994.720.000 x 10% = 99.472.000 đồng

Theo đội thống kế của xí nghiệp, trong tháng cơng nhân đã làm việc 348.960 giờ để sản xuất ra sản phẩm cá tra fillet đơng lạnh đóng gói. Phân tích biến động chi phí nhân cơng trực tiếp chỉ lấy đơn giá công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Từ đây ta có được giá lao động thực tế:

Đơn giá lao động thực tế = 2.567 690 . 348 000 . 248 . 895  đồng/giờ

2.5.4.2 Phân tích biến động chi phí nhân cơng trực tiếp

Phân tích biến động chi phí nhân cơng trực tiếp cũng có hai loại biến động: (1) Biến động giá và (2) Biến động năng suất.

(1) Biến động giá: khi phân tích biến động giá nhân công trực tiếp thì cần

các yếu tố về giá thực tế, giá định mức và số giờ lao động thực tế. Ta tổng hợp lại các yếu tố này như sau:

Giá lao động định mức: 2.300 đồng/giờ, Giá lao động thực tế: 2.567 đồng/giờ, Số giờ thực tế: 348.690 giờ

Thay các yếu tố trên vào công thức (iii) ta tính được biến động giá lao động trong kỳ.

Biến động giá lao động = (Giá thực tế - Giá định mức) x Số giờ thực tế = (2.567 – 2.300) x 348.690 = +93.100.230

Với mức biến động giá lao động là +93.100.230 là mức biến động khơng tốt, xí nghiệp phải chi tiền lương cho nhân viên nhiều hơn định mức. Đơn giá lao động thực tế tăng thêm 267 đồng/giờ (11,6%) so với đơn giá định mức. Nguyên nhân khách quan là do tình hình lạm phát hiện nay đã ảnh hưởng đến tiền lương của công nhân. Điều này đã làm tăng đơn giá lao động thực tế so với định mức. Gây ảnh hưởng bất lợi.

Mặc khác, chi phí nhân cơng thực tế tăng là do trong kỳ xí nghiệp đã cho 150 cơng nhân cơng nhật có tay nghề cao lên cơng nhân chính thức và số cơng nhân này sẽ được hưởng lương chính thức. Các nguyên nhân trên đã làm cho giá lao động thực tế cao hơn so với định mức. Mức biến động +93.100.230 là biến động không tốt, nó đã làm tăng chi phí nhân cơng trực tiếp với khoảng tiền tương ứng. tác động lên lợi nhuận do khác biệt giữa lương giờ định mức và lương giờ thực tế

Sử dụng cấp bậc nhân công cao hơn, lành nghề hơn. Do tăng lương không dự đốn được trong tồn quốc. Do ảnh hưởng thay đổi trong thị trường lao động làm giá nhân công tăng lên. Do lương ngoài giờ và thưởng khác kế hoạch.

Tính chênh lệch hiệu quả nhân công trực tiếp: mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận do sử dụng một số giờ nhân công trực tiếp khác với kế hoạch cho số lượng sản xuất thực tế.

(2) Biến động năng suất (chênh lệch hiệu quả nhân công trực tiếp):

Biến động năng suất = (Số giờ thực tế - Số giờ định mức) x Giá định mức = (348.690 – 507.000) x 2.300 = -364.113.000

Số giờ lao động thực tế giảm 158.310 giờ (31,2%) so với số giờ lao động định mức. Khoảng chênh lệch giảm này làm cho biến động năng suất giảm 364.113.000 đồng, hay nói đúng hơn là năng suất lao động tăng. Nguyên nhân của biến động này là tay nghề của đa số cơng nhân đã được nâng cao, máy móc và các băng chuyền hoạt động tốt, công việc quản lý phân xưởng được thực hiện phù hợp, các công đoạn trong sản xuất được sắp xếp hợp lý tạo thuận lợi cho cơng nhân làm việc. Do đó, số giờ lao động thực tế của công nhân thấp hơn số giờ lao động định mức.

(3) Tổng biến động chi phí nhân cơng trực tiếp:

Tổng biến động = Biến động giá lao động + Biến động năng suất =

= = +93.100.230 – 364.113.000 = = -271.012.770

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ phân tích biến động chi phí nhân cơng trực tiếp

Tổng số giờ định mức (x) giá định mức 507.000 (x) 2.300 = 1.166.100.000 Tổng số giờ thực tế (x) giá thực tế 348.690 (x) 2.567 = 895.087.230 Tổng số giờ thực tế (x) giá định mức 348.690 (x) 2.300 = 801.987.000 Biến động giá +93.100.230

Biến động năng suất -364.113.000

Mức biến động giá lao động tăng là do đơn giá lao động thực tế tăng, mức biến động này làm tăng chi phí nhân cơng trực tiếp (khơng tốt). Nhưng cũng có thể đánh giá biến động giá lao động là biến động tốt vì nó là ngun nhân làm gia tăng năng suất lao động. Số giờ thực tế công nhân làm việc thấp hơn định mức, điều này cho thấy năng suất lao động đã gia tăng. Mức biến động năng suất - 271.012.770 là mức biến động tốt cho xí nghiệp, tốc độ tăng năng suất cao hơn tốc độ tăng đơn giá lao động. Do đó ta kết luận rằng xí nghiệp sử dụng hiệu quả lực lượng lao động của mình.

Nhưng tốc độ gia tăng năng suất quá cao là điều bất hợp lý. Sự bất hợp lý này cũng có thể lý giải được, là vì trong năm 2010 xí nghiệp đã sử dụng máy lạng da, hệ thống đông lạnh IQF băng chuyền nhằm gia tăng số lượng thành phẩm. Do đó, định mức chi phí nhân công trực tiếp về thời gian sản xuất một đơn vị sản phẩm khơng phù hợp với tình hình sản xuất mới. Xí nghiệp cần điều chỉnh định mức này cho phù hợp với thực tế.

2.5.5 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung

Theo đặc điểm riêng của xí nghiệp sử dụng chủ yếu lao động thủ cơng, chỉ sử dụng máy móc thiết bị trong một số công đoạn và không liên tục trong suốt quy trình sản xuất. Nên khơng có định mức cho chi phí sản xuất chung (theo số giờ máy hoạt động), chỉ lập kế hoạch trong kỳ thực hiện. Do đó, trong phần phân tích này chỉ phân tích kế hoạch đề ra và thực tế thực hiện cho cùng với tính chất phân tích biến động thực tế và định mức. Do trong kỳ xí nghiệp đạt kế hoạch sản xuất thành phẩm cá tra fillet đơng lạnh đóng gói, nên phân tích biến động chi phí sản xuất chung khơng có yếu tố về khối lượng. Chênh lệch định phí sản xuất chung cho thấy tác động trên lợi nhuận do những khác biệt giữa định phí sản xuất chung thực tế và kế hoạch.

Chi phí sản xuất chung tại xí nghiệp bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí cơng cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí bằng tiền khác… Xí nghiệp khơng hạch tốn tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng

vào chi phí sản xuất chung mà theo dõi ở chi phí nhân cơng trực tiếp. Các chi phí này sau khi tổng hợp sẽ phân bổ theo tiêu thức khối lượng sản phẩm hồn thành. Chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng được tổng hợp theo bảng bảng phụ lục 2.7 cho thấy tổng chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong tháng 03 và kế hoạch đề ra. Nhìn chung ta thấy chi phí sản xuất chung thực tế giảm so với kế hoạch (giảm 2,91%). Nhưng do là tổng chi phí nên cần phân bổ chi phí cho sản phẩm cá tra fillet đơng lạnh đóng gói để phân tích biến động hợp lý hơn. Chi phí được phân bổ theo tiêu thức khối lượng hoàn thành, trong kỳ cá tra fillet đơng lạnh đóng gói hồn thành 253.500 thành phẩm (đạt kế hoạch) chiếm 63% tổng thành phẩm xí nghiệp. Do xí nghiệp đạt kế hoạch sản xuất thành phẩm cá tra đơng lạnh đóng gói, nên phân tích biến động khơng có yếu tố về khối lượng.

Từ kết quả phân tích phụ lục 2.8, tổng chi phí sản xuất chung thực tế đạt thấp hơn so với kế hoạch. Cụ thể là chi phí vật liệu dùng ở phân xưởng giảm 2,72% tương ứng 11.986.000 đồng, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 0,06%, chi phí bằng tiền khác giảm 0,13%. Qua tìm hiểu đã xác định được nguyên nhân chi phí vật liệu ở phân xưởng giảm là do xí nghiệp đổi nhà cung ứng túi PE, nhà cung ứng mới đã thực hiện khuyến mãi cho xí nghiệp. Giá túi PE của nhà cung ứng mới là 30.500 đồng/kg trong khi giá kế hoạch là 31.000 đồng/kg, mức giá mới này thấp hơn giá định mức là 500 đồng/kg đã giúp xí nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí vật liệu ở phân xưởng là 11.986.000 đồng.

Phần chi phí dịch vụ mua ngoài tăng là do năng suất lao động của xí nghiệp tăng, sử dụng thêm máy lạng da, băng chuyền đông lạnh nhằm sản xuất nhiều sản phẩm nên chi trả thêm một khoản chi phí điện, nước là 152.000 đồng (tăng hơn so với kế hoạch 0,06%). Mức biến động tăng này không ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí sản xuất chung. Cịn về nguyên nhân biến động giảm chi phí bằng tiền khác là xí nghiệp đã sử dụng hợp lý các khoản chi phí bằng tiền mặt này, tuy có giảm nhưng giảm khơng nhiều so với kế hoạch, thực tế giảm được 0,13% so với kế hoạch. Điều này ảnh hưởng không lớn đến tổng chi phí sản xuất chung. Khoảng

tổng chi phí tiết kiệm được không lớn (12.174.000 đồng) nhưng phần nào đã cho thấy cách quản lý chi phí của xí nghiệp.

Một số nguyên nhân gây ra chênh lệch chi phí sản xuất chung:

Chênh lệch chi phí/ giá cả chi phí là do phải trả giá thấp hơn hay cao hơn cho một yếu tố chi phí chung nào đó so với kế hoạch. Do có những thay đổi giá cả khơng lường trước. Do phân bổ sai giữa biến phí và định phí.

Căn cứ vào các mức biến động về lượng và giá của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, mức biến động chung của chi phí sản xuất chung để tính tổng biến động chi phí sản xuất trong kỳ tại xí nghiệp đơng lạnh thủy sản AFIEX.

Tổng chênh lệch biến phí sản xuất chung = chênh lệch chi phí biến phí sản xuất chung + Chênh lệch hiệu quả chi phí sản xuất chung

Bảng 2.4 Bảng tổng biến động chi phí sản xuất tháng 03 – 2010 tại xí nghiệp

Đơn vị tính: Đồng Khoản mục Biến động giá Biến động lƣợng Tổng biến động

Chi phí nguyên liệu vật trực

tiếp 188.397.300 +80.230.000 -108.167.300

Chi phí nhân cơng trực tiếp +93.100.230 -364.113.000 - 271.012.770

Chi phí sản xuất chung -12.174.000

Tổng chi phí sản xuất -391.354.070

Từ kết quả trên ta thấy tổng mức biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung đều là biến động giảm. Do đó, mức biến động tổng chi phí sản xuất của xí nghiệp cũng là biến động giảm. Từ điều này ta kết luận rằng các mức biến động trên giúp xí nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất là

391.354.070 đồng. Đây là một con số khơng phải nhỏ, nó có ảnh hưởng lớn đến giá vốn hàng bán và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của xí nghiệp.

Nhìn chung, xí nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân nhưng vẫn quản lý tốt chi phí sản xuất, hoạt động sản xuất có hiệu quả và nâng cao lợi nhuận cho xí nghiệp.

Phân tích cơ cấu chi phí hoạt động của xí nghiệp (phụ lục 2.9). Sử dụng hàm hồi quy tuyến tính. Y = a + bx

Trong đó: Chi phí cực đại 26.960 Triệu đồng

Chi phí cực tiểu 13.069 Triệu đồng, Doanh thu cực đại 276.503 Triệu đồng Doanh thu cực tiểu 160.426 Triệu đồng

b= (26.960- 13.069)/(276.503- 160.426) = 0,12  a = Y – bx

Phương trình chi phí kinh doanh qua 6 năm được thiết lập: Y = - 6.210,24 + 0,12X. Giá trị thông số b = 0,12 nghĩa là giá trị X (doanh thu) tăng một đơn vị thì Y (chi phí hoạt động) sẽ tăng trung bình vào khoảng 0,12 đơn vị.

Dựa vào phụ lục 2.10 Ta xây dựng bảng tính để thiết lập các giá trị phụ lục 2.11 như sau:

a = (1.762.095)/70 = 25.172,79, b = 837.747/6 = 139.624,5

Dùng phương trình hồi quy tuyến tính để dự báo doanh thu trong tương lai: Y = ax + b = 25.172,79x + 139.624,5

Để dự báo cho doanh số bán ra trong 4 năm tới ta thay lần lượt giá trị của x là (7, 9,11,13)

Y7 = 25.172,79 x 7 + 139.624,5 = 315.834 đơn vị triệu đồng Y9 = 25.172,79 x 9 + 139.624,5 = 366.179,6 đơn vị triệu đồng Y11= 25.172,79 x 11 + 139.624,5 =416.525,1 đơn vị triệu đồng Y13 = 25.172,79 x 13 + 139.624,5 = 466.870,7 đơn vị triệu đồng

Xí nghiệp lúc nào cũng quan tâm đến hạ giá thành tăng lợi nhuận. Vì vậy cần phải phân tích giá thành sản phẩm cá tra fillet đơng lạnh đóng gói tại xí nghiệp:

Sau khi phân tích biến động, chúng ta xác định được chi phí sản xuất trong kỳ của xí nghiệp và từ đó tiến hành tính giá thành sản phẩm. Trong tháng 03 – 2010 xí nghiệp sản xuất được 253.500 kg thành phẩm cá tra fillet đơng lạnh đóng gói. Trước khi tính giá thành ta tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ tại xí nghiệp (Phụ lục 2.12). Trong q trình sản xuất xí nghiệp thu được các phế phẩm như: đầu cá, xương cá, da cá, mở cá… với một tỷ lệ được qui định sẵn là 8,6% trị giá nguyên liệu chính xuất kho.

* Trị giá phế phẩm thu hồi trong kỳ = 9.611.207.000 x 8,6% = 826.563.802

đồng, hạch toán vào tài khoản làm giảm giá thành sản phẩm.

Do đặc điểm sản xuất của xí nghiệp là sản xuất sản phẩm tươi sống, quy trình sản xuất khá ngắn do đó khơng có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Xí nghiệp tính giá thành dựa vào tổng chi phí sản xuất và khối lượng thành phẩm trong kỳ. Giá thành sản phẩm như sau: Tổng giá thành sản phẩm = 12.249.360.000 – 826.563.802 = 11.422.796.198 đồng Giá thành đơn vị sản phẩm = 45.060 500 . 253 198 . 796 . 422 . 11  đồng

Qua tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cá tra fillet đơng lạnh đóng gói, ta lập bảng tính giá thành trong kỳ của xí nghiệp dựa vào phụ lục 2.13

Như vậy giá thành đơn vị sản phẩm thực tế trong kỳ là 45.060 đồng thấp hơn giá thành kế hoạch là 2.002 đồng/sp. Giá thành thực tế giảm so với kế hoạch là do chi phí sản xuất thực tế giảm. Nhìn chung, xí nghiệp đã quản lý tốt chi phí sản xuất, tiết kiệm được các khoản chi phí, làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho xí nghiệp.

2.5.6 Phân tích chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận tại xí nghiệp

- Xí nghiệp có 4 loại sản phẩm (phụ lục 2.14): Khi xem xét cả hai yếu tố định phí và biến phí, sản phẩm cá tra mang lại nhiều lợi nhuận nhất, chiếm 51,03% trong tổng lợi nhuận, tiếp đến là mặt hàng tôm cũng chiến tỷ trọng 21,02% trong tổng lợi nhuận, còn sản phẩm cá ba sa chiếm khoảng 19,87% trong tổng lợi nhuận,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống hoạch định kiểm soát và ra quyết định tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)