Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý vĩ mô

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thân huyện Đô Lương tinhr Nghệ An. (Trang 42 - 50)

3.2.1. Thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

Nh đã đề cập và phân tích về mặt lý luận cũng nh thực tế ở các phần trớc đây, hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng không chỉ do ngân hàng quyết định. Tham gia vào hoạt động này còn có khách hàng – khách hàng làm ăn có thuận lợi thì ngân hàng mới có cơ hội mở rộng quy mô cũng nh nâng cao hiệu quả hoạt động. Nhng hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn đặc biệt là trong việc tiêu thụ sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh.

Vì vậy, giải pháp quan trọng bậc nhất hiện nay là Nhà nớc cần có sự giúp đỡ tích cực hơn nữa đối với doanh nghiệp.

- Nhà nớc cần sớm điều chỉnh cơ cấu xuất nhập khẩu, hạn chế tới mức tối đa nhập hàng hoá tiêu dùng mà trong nớc đang sản xuất bình thờng. Tăng cờng nhập khẩu nguyên vật liệu máy móc thiết bị hiện đại để tạo điều kiện giúp đỡ doanh nghiệp phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nớc.

- Kiểm soát chặt chẽ thị trờng, xử lý nghiêm khắc những tổ chức, cá nhân tiêu thụ những mặt hàng ngoại không có giấy phép kinh doanh.

- Nghiêm cấm xuất khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm khi các doanh nghiệp trong nớc đang có điều kiện sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu hình thành từ nguyên liệu đó. Đồng thời sử dụng hiệu quả đòn bẩy về thuế khoá và lãi suất ngân hàng để khuyến khích doanh nghiệp, bảo hộ hàng sản xuất trong nớc. Từ đó doanh nghiệp trong nớc mới có khả năng phát triển. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự mở rộng quy mô cho vay của ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng trung dài hạn.

- Dành một phần ngân sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thông qua việc cho vay theo lãi suất u đãi, tạo môi trờng giúp các doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ sản xuất nâng cao chất lợng sản phẩm.

- Bên cạnh các giải pháp này, cũng cần có giải pháp để tăng sức mua của dân. Hiện nay, nớc ta nông dân chiếm phần lớn dân số toàn xã hội. Đây là lực lợng tiêu thụ nhiều sản phẩm hàng hoá. Nhng đáng tiếc là lực lợng này có sức mua rất thấp. Nhà nớc cần có biện pháp để “kích cầu lên”. Chỉ có nh vậy, sản phẩm mà các doanh nghiệp sản xuất ra mới tăng khả năng tiêu thụ và sản xuất kinh doanh mới đợc kích thích phát triển. Trong tình hình kinh tế hiện nay, Nhà nớc tăng lơng để cải thiện điều kiện cải thiện một bớc đời sống cho những ngời làm công ăn l- ơng, nhất là những ngời đã nghỉ hu, những ngời thuộc diện chính sách xã hội.

- Chính phủ cần có thái độ dứt khoát sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nớc, chỉ để lại những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, những doanh nghiệp cần thiết cho quốc tế dân sinh, tạo điều kiện cho đầu t tín dụng nâng cao hiệu quả. Thực hiện sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nớc. Đối với việc thành lập các doanh nghiệp mới cần tăng cờng trách nhiệm trong việc cấp giấy phép thành lập công ty. Tránh thành lập tràn lan, gây hậu quả xấu cho các đối tác cũng nh cho xã hội.

Bộ Tài chính cần tiếp tục bổ sung vốn điều lệ đã đợc phê duyệt cho các doanh nghiệp để đảm bảo mức vốn tối thiểu, cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh

doanh của các doanh nghiệp Nhà nớc. Đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do ảnh hởng của chu kỳ sản xuất hoặc thực sự cần thiết phải tồn tại thì đề nghị Bộ Tài chính cho phép đợc dãn nợ từ 3 – 5 năm để doanh nghiệp có thời gian sắp xếp lại sản xuất, tạo nguồn trả nợ ngân hàng.

- Cần phải kích thích phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế chuồng trại, chú trọng đầu t cho phát triển nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn, tạo việc làm cho ngời lao động.

3.2.2. Thực hiện điều chỉnh lãi suất cho vay trung dài hạn:

Tiếp tục thực hiện điều chỉnh lãi suất đảm bảo phù hợp với chỉ số lạm phát vừa khuyến khích các ngân hàng thơng mại để mở rộng vốn đầu t phục vụ nền kinh tế. Điều chỉnh giảm lãi suất trần cho vay ngắn hạn và trần lãi suất cho vay trung dài hạn. Đồng thời đảm bảo lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn. Có thể thực hiện giảm lãi suất dài hạn xuống bằng mức lãi suất tiền gửi xuống thấp hơn nữa. Điều này có thể thực hiện đợc bởi thực tế cho thấy trong những năm gần đây, lãi suất tiền gửi tiêu thụ giảm mà lợng tiền gửi không giảm mà có chiều hớng gia tăng.

Khuyến khích các ngân hàng thơng mại huy động vốn trung dài hạn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chấp nhận đợc lãi suất cho vay để đầu t chiều sâu. Mặt khác tiếp tục điều chỉnh một bớc lãi suất của đồng vốn trong nớc sát gần với lãi suất của vốn nớc ngoài, góp phần hạn chế xu hớng thích vay nớc ngoài thông qua hình thức L/C trả chậm vì đợc hởng lãi suất thấp.

Ngân hàng Nhà nớc cũng có thể phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc để giúp các ngân hàng thơng mại xử lý vốn thừa, tạo ra các công cụ cho thị trờng mở và giúp thị trờng này đi vào hoạt động tốt hơn. Nâng hạn mức tín dụng cho phù hợp với khả năng mở rộng tín dụng của từng ngân hàng thơng mại nhằm đáp ứng nhu cầu thu mua, đầu t trung dài hạn, phục vụ sản xuất công nông nghiệp và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Trong hoạt động tín dụng, nếu vấn đề trách nhiệm đợc quy định rõ ràng cụ thể sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Trách nhiệm ở đây thuộc về cả hai phía. Đơn vị vay và đơn vị cho vay. Điều này đòi hỏi hệ thống pháp luật ở nớc ta phải đồng bộ và chặt chẽ để nếu cần ngân hàng cứ chiếu theo luật mà thực hiện góp phần bảo toàn vốn.

Trong trờng hợp cho vay không thu hồi đợc nợ cần phải có sự phân định trách nhiệm một cách cụ thể. Ai làm thì ngời đó phải chịu trách nhiệm. Nếu lỗi thuộc về doanh nghiệp, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trớc pháp luật, nếu lỗi thuộc về ngân hàng, cán bộ tín dụng cũng cần có xử phạt nghiêm minh. Tuy nhiên, các biện pháp chế tài đối với cán bộ tín dụng và ngân hàng chỉ nên thực hiện bằng các biện pháp hành chính, tuỳ trờng hợp cụ thể mà ngân hàng quy trách nhiệm cho cán bộ tín dụng làm mất vốn, không nên dùng biện pháp hình sự để tránh tình trạng sợ trách nhiệm nặng không dám mở rộng quan hệ tín dụng, khắt khe trong xét duyệt cho vay dẫn tới hoạt động tín dụng bị co lại ảnh hởng đến sản xuất trong nớc.

3.3. Một số kiến nghị với NHNN & PTNT Đô Lơng Nghệ An:

Hiện nay cho vay hộ sản xuất chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số cho vay của ngân hàng đề nghị NHNN & PTNT Đô Lơng – Nghệ An sớm hoàn chỉnh và bổ sung cơ chế thể lệ nghiệp vụ tín dụng cho vay hộ sản xuất cho phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế thị trờng nhất là đối với nông nghiệp và nông thôn đối tợng chính của NHNN & PTNT Đô Lơng – Nghệ An.

Tập trung mở rộng cho vay trung dài hạn nhng phải có các biện pháp để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay này. Đa ra mức lãi suất huy động nguồn vốn trung dài hạn hợp lý, có phần trăm lãi suất thởng đối với khoản tiền gửi trung dài hạn để thu hút khoản tiền gửi này ở mức tối đa.

NHNN & PTNT Đô Lơng – Nghệ An cần nghiên cứu bổ sung cơ chế khoán tài chính, theo hớng nếu làm ra và vợt quỹ lơng quy định thì đợc hởng luỹ

tiến, có nh vậy mới tạo động lực thúc đẩy trong kinh doanh, thúc đẩy cán bộ nhân viên nhiệt tình với công việc hơn.

Kết luận

Nói tóm lại, thế kỷ 21 đã mở đầu cho nền kinh tế Việt nam và NHNN & PTNT Đô Lơng – Nghệ An rất nhiều con đờng nhiều hớng đi. Tất cả những khó khăn và thách thức cũng nh triển vọng của xu thế phát triển của thời đại đòi hỏi nền kinh tế Việt nam cũng nh NHNN & PTNT Đô Lơng – Nghệ An phải xác định đợc cho mình hớng đi phát triển đúng đắn. Đồng thời NHNN & PTNT Đô L- ơng – Nghệ An cũng cần có các biện pháp thích hợp để khắc phục các vấn đề tồn đọng, đấu tranh vợt qua khó khăn bớc lên phía trớc.

Chuyên đề “Giải pháp mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn tại NHNN & PTNT Đô Lơng – Nghệ An” đã giải quyết những vấn đề sau:

- Nêu cơ sở lý luận chung về hoạt động tín dụng.

- Nêu lên thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn. Đồng thời cũng đánh giá về triển vọng và thách thức của NHNN & PTNT Đô Lơng – Nghệ An.

- Trình bày một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý có thẩm quyền và bản thân NHNN & PTNT Đô Lơng – Nghệ An nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn.

Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu giảng dạy môn Lý thuyết tiền tệ ngân hàng hệ Đại học chính quy – Học viện ngân hàng – khoa tiền tệ và thị trờng vốn (Bộ môn tiền tệ)

2. Frederic S.Mishkin 1994. Tiền tệ, ngân hàng và thị trờng tài chính. NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

3. Lê Văn T 2000 Ngân hàng thơng mại. NXB Thống kê 4. Tạp chí ngân hàng số 10 (2000)

Mục lục

Lời mở đầu: 1

Chơng 1: lý luận chung về tín dụng trung dài hạn 3

1.1. Tín dụng – các loại hình tín dụng ... 3

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ... 3

1.1.2: Các loại hình tín dụng 6 1.1.2.1 Phân loại theo mục đích .... 6

1.1.2.2. Phân loại theo thời hạn ... 6

1.1.2.3. Phân loại theo căn cứ bảo đảm ... 7

1.1.2.4. Phân loại theo phơng thức hoàn trả tiền vay ... 8

1.1.2.5. Phân loại theo hình thức giá tự có ... 8

1.1.3. Các đặc trng của tín dụng trung dài hạn ... 8

1.1.4. Các nhân tố ảnh hởng đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng... 11

1.1.4.1. Nhân tố khách quan ... 12

1.1.4.2. Nhân tố chủ quan ... 14

1.1.4.3. Nhân tố ngoại lai ... 17

1.1.5. Vai trò của vốn tín dụng trung và dài hạn ... 19

Chơng 2: Thực trạng công tác tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đô Lơng Nghệ An...23

2.1. Giới thiệu sơ lợc về NHNN & PTNT Đô Lơng – Nghệ An... 23

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Đô Lơng – Nghệ An... 24

2.2.1. Hoạt động huy động vốn ... 24

2.2.2. Cho vay vốn ... 27

2.2.3. Hoạt động cho vay trung dài hạn ... 29

2.3. Triển vọng và thách thức của NHNN & PTNT Đô Lơng – Nghệ An

nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn ... 32

2.3.1. Những khó khăn thách thức ... 33

2.3.2. Lợi thế và triển vọng phát triển ... 34

Chơng 3: Giải pháp mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng trung dài hạn tại NHNN&PTNT Đô Lơng- Nghệ An... 37

3.1. Giải pháp từ phía NHNN & PTNT Đô Lơng – Nghệ An... 37

3.1.1. Tăng cờng liên kết với các ngân hàng thơng mại khác ... 37

3.1.2. Tăng cờng thu hút tiền gửi trung dài hạn ... 38

3.1.3. Nâng cao trình độ, chất lợng đội ngũ tín dụng ... 39

3.1.4. Cải tiến quy trình cho vay, nâng cao chất lợng thẩm định dự án đầu t ... 41

3.1.5. Xây dựng chiến lợc khách hàng đúng đắn ... 42

3.2. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý vĩ mô ... 44

3.2.1. Thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ... 44

3.2.2. Thực hiện điều chỉnh lãi suất cho vay trung dài hạn ... 46

3.2.3. Quy trách nhiệm trong quan hệ tín dụng ... 47

3.3. Một số kiến nghị với NHNN & PTNT Đô Lơng – Nghệ An.... 47

Phần kết luận... 49

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thân huyện Đô Lương tinhr Nghệ An. (Trang 42 - 50)

w