Tình hình quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 37 - 50)

2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2.3 Tình hình quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam, là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học, là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Trong những năm gần đây, Thành phố đã có những thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc. Sau khi sát nhập tỉnh Hà Tây, diện tích của thành phố Hà Nội đã tăng lên hơn 3 lần với tổng diện tích tự nhiên là 311.975,65 ha.

Địa giới hành chính rộng lớn với đặc điểm dân cư đa dạng, phong phú khiến công tác quản lý nhà nước nói chung cũng như công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố gặp những khó khăn, thách thức nhất định. Tuy nhiên đó cũng là tiền đề, động lực để thành phố xây dựng những chiến lược phát triển phù hợp với tình hình thực tế, xứng đáng là thủ đô - trái tim của cả nước. Những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo thành phố do đó công tác này đã đạt được nhiều kết quả đáng kể.

2.2.3.1 Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Công tác ban hành các văn bản pháp quy trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đã được Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong điều kiện thực tiễn của Thành phố. Căn cứ pháp luật đất đai, các chương trình, Nghị quyết của Thành uỷ và Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, quy định về trình tự thủ tục trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất đai và môi trường, đồng thời Thành phố cũng đã chỉ đạo rà soát và huỷ bỏ những văn bản không còn hiệu lực.

- Ngày 29/9/2008, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Ngày 23/10/2008, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 43/2008/QĐ-UBND quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Ngày 22/10/2008, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 38/2008/QĐ-UBND quy định về quản lý Nhà nước đối với hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Ngày 22/10/2008, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 39/2008/QĐ-UBND quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và thu hồi đất, giao đất làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Ngày 23/10/2008, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND quy định về Trình tự, thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế trong nước không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hoặc không phải là dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.

41/2008/QĐ-UBND quy định về việc công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động về sử dụng đất cho các tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Ngày 31/12/2008, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 62/QĐ-UBND quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2009.

Nhìn chung công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai đã và đang được triển khai thực hiện nghiêm túc trên toàn địa bàn Thành phố.

2.2.3.2 Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính; khảo sát đo đạc, thành lập bản đồ

Thực hiện Chỉ thị 364/CP ngày 6 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ về giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã; UBND Thành phố đã chỉ đạo các ngành chuyên môn và địa phương xác định cắm mốc địa giới hành chính đến từng xã, phường, thị trấn theo đúng quy định. Năm 2000 thành phố có 7 quận và 5 huyện với 229 phường, xã, thị trấn.

Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập 2 quận mới là quận Long Biên và quận Hoàng Mai.

Tháng 8/2008, tỉnh Hà Tây chính thức sát nhập với thành phố Hà Nội nên địa giới hành chính của thành phố Hà Nội có sự biến động lớn với sự sát nhập của 14 huyện, thị xã, với tổng diện tích tự nhiên tăng thêm là 219.630 ha.

Theo số liệu điều tra, thành phố Hà Nội (thành phố Hà Nội cũ) có 9 quận và 5 huyện với 232 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn.

100% số xã, phường, thị trấn, quận, huyện và thành phố đều có hệ thống bản đồ địa giới hành chính của mình.

- Tháng 12/1999, Thành phố đã hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ Địa chính cho 126 xã, thị trấn khu vực ngoại thành, cơ bản hoàn thành đo vẽ

bản đồ Địa chính khu vực I nội thành và đang triển khai ở khu vực II nội thành. - Cuối tháng 6/1998 toàn bộ bản đồ Địa chính khu vực ngoại thành tỷ lệ 1:1.000 (đối với khu vực thổ cư) và tỷ lệ 1:2.000 (đối với khu vực còn lại) và bản đồ địa chính của 97 phường khu vực nội thành tỷ lệ 1:2000 đã được bàn giao cho UBND các xã, phường, thị trấn.

- Bước đầu ngành Tài nguyên & Môi trường của thành phố đã áp dụng công nghệ tin học vào nhiều lĩnh vực như công tác cập nhật bản đồ, bàn giao mốc giới, xây dựng hồ sơ địa chính và trích lục bản đồ, gắn việc quản lý đất đai với quản lý Nhà nước và đã tiến hành nhiều công trình thí điểm về đo đạc lập sổ địa chính theo các phương pháp quản lý mới ở một số phường.

- Cuối năm 2000, Hà Nội hoàn thành việc lập đầy đủ hệ thống bản đồ địa chính chính quy để điều hành quản lý đất đai.

- Đến nay công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được thực hiện tại 3 cấp từ cấp phường, xã, thị trấn; quận, huyện đến Thành phố.

2.2.3.3 Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quan tâm và đi trước một bước. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Thành phố đến năm 2010; kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2001 - 2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và điều chỉnh hàng năm làm căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. Tất cả các xã ngoại thành đã hoàn thành công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm đến năm 2010 và 2020 phục vụ trực tiếp cho công tác giao đất nông nghiệp, đất ở, đất xây dựng hạ tầng khu dân cư nông thôn, quản lý quỹ đất công ích.... Thành phố đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quận, huyện, riêng huyện Thanh Trì đã được phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010; quy hoạch chi tiết phát triển đô thị đến năm 2020 của tất cả các quận, huyện đã được Thành phố phê duyệt .

phố đã và đang được triển khai nhằm phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.

2.2.3.4 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Công tác giao đất, cho thuê đất đã thực hiện cải cách hành chính về thủ tục; hàng năm UBND Thành phố đã giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án phát triển đô thị với diện tích trung bình khoảng 1000 ha. Tình hình thực hiện kế hoạch nhìn chung đạt thấp, tính trung bình đạt 58,5% so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Phần lớn các dự án đầu tư có sử dụng đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê đã được triển khai và sử dụng có hiệu quả. Một số dự án chưa được triển khai do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.

Công tác giải phóng mặt bằng đã được quan tâm, đẩy mạnh và thực hiện ở quy mô ngày càng lớn hơn. Trong 5 năm đã thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng được 838/1.753 dự án và đã bàn giao diện tích đất ngoài thực địa cho các chủ đầu tư là 4.128 ha; đặc biệt nhiều công trình trọng điểm, các dự án mở rộng đường giao thông, các nút giao thông lớn, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất, các dự án xây dựng khu đô thị mới,... đã được triển khai xây dựng như đường cao tốc 1A, đường Viện Vật lý - đê Bưởi, đường Đội Cấn - Hoàng Hoa Thám, đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Trần Duy Hưng, nút giao thông Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở; các khu công nghiệp: Sài Đồng B, khu Công nghiệp vừa và nhỏ của các quận, huyện,...

Để phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng việc chuẩn bị trước quỹ nhà, quỹ đất tái định cư đã được Thành phố quan tâm chỉ đạo, đã triển khai 34 dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư với 14.321 căn hộ, tập trung ở những dự án lớn như: khu đô thị tái định cư Dịch Vọng (1.381 căn hộ), khu Đền Lừ 2 (639 căn hộ), khu Trung Hòa - Nhân Chính (2.091 căn hộ), khu Nam Trung Yên (3.646 căn hộ),... và 15 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại các huyện ngoại thành để giao đất cho dân xây dựng nhà ở tái định cư với 1.790

lô đất; ngoài ra Thành phố đã ban hành nhiều chính sách để điều tiết các dự án kinh doanh nhà ở nhằm đầu tư xây dựng quỹ nhà của Thành phố phục vụ công tác định cư giải phóng mặt bằng (11.800 căn hộ).

2.2.3.5 Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố, nhằm quản lý đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất, tạo điều kiện để người sử dụng đất thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; từng bước hình thành và phát triển thị trường bất động sản có sự quản lý của Nhà nước. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở để thiết lập hồ sơ địa chính, là công cụ để chính quyền các cấp quản lý, nắm chắc được quỹ đất, đăng ký chỉnh lý biến động, đồng thời phục vụ cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. UBND Thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt.

Tính đến thời điểm kiểm kê đất đai 31/12/2008, trên địa bàn Thành phố đã cấp được 175.414 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, đạt 91% trên tổng số hộ sử dụng đất nông nghiệp; 337.502 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình cá nhân tại khu vực đô thị và nông thôn đạt 70,18%; 69.998 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình đã mua nhà theo Nghị định 61/CP; 1.153 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, đơn vị sử dụng đất.

2.2.3.6 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

- Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai năm 2000 theo Chỉ thị 24/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Hoàn thành công tác kiểm kê đất chưa sử dụng và định hướng sử dụng đất theo Chỉ thị 90/CT của Chính phủ.

- Hàng năm các xã, phường, thị trấn; các quận, huyện và thành phố đều thực hiện tốt công tác thống kê đất đai, khai báo biến động sử dụng đất.

- Từ cuối năm 2004, thực hiện công tác kiểm kê đất đai theo chỉ thị 28/CT-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê đất năm 2005. UBND thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện trên 232 xã, phường, thị trấn, 14 quận, huyện và hoàn thành vào ngày 31/8/2005.

2.2.3.7 Công tác quản lý tài chính, phát triển thị trường bất động sản; quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Để phát huy nguồn nội lực từ đất đai nhằm bổ sung kinh phí để đầu tư phát triển hạ tầng trên địa bàn Thành phố, công tác đấu giá quyền sử dụng đất đã được coi trọng. Năm 2007, tại 7 quận, huyện đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất của 82 dự án, diện tích 332,3 ha đất, tổng số tiền thu được là 32.208 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2008 đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, diện tích 16.350,7 m2, tổng số tiền thu được là 252,4 tỷ đồng.

2.2.3.8 Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng đất đai

Kết quả thực hiện Chỉ thị 15/2001/CT-UB: từ năm 2001 đến năm 2003, UBND Thành phố đã có quyết định thu hồi của 56 tổ chức để đất hoang hóa, sử dụng sai mục đích, vi phạm Luật đất đai với diện tích 54,5 ha (chiếm 41,58% diện tích đất để hoang hóa). UBND các quận, huyện đã xử lý 397 trường hợp và thu hồi diện tích 23,6 ha. Diện tích sau khi thu hồi đã giao cho UBND xã, phường quản lý để quy hoạch sử dụng vào mục đích công cộng của địa phương. Đã có 117 tổ chức đã khắc phục tình trạng để đất hoang hóa, 15 tổ chức đã lập dự án sử dụng đất đúng mục đích với 36,7 ha. Đã thông báo hủy hợp đồng thuê đất tạm thời của 1.927 đơn vị chưa có giấy tờ hợp lệ; đã truy thu tiền thuê đất còn nợ đọng và thuế nhà đất trên 43 tỷ đồng; hướng dẫn 403 tổ chức nộp hồ sơ xin sử dụng đất.

Năm 2008, dự kiến lập hồ sơ thu hồi đất của 24 tổ chức có vi phạm Luật đất đai (đã thu hồi được 5,23 ha đất của 14 tổ chức).

+ Thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra: trong năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008, thực hiện sự chỉ đạo của UBND Thành phố Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, Thanh tra Thành phố và các ngành, các cấp liên quan triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; kết quả năm 2007 kiểm tra 57 tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất; sáu tháng đầu năm 2008 kiểm tra 7 đơn vị và đã có kết luận báo cáo UBND Thành phố 15 vụ việc.

Công tác giải quyết đơn thư: trong năm 2007 tiếp nhận được 659 đơn, trong đó có 465 đơn thuộc thẩm quyền, đã giải quyết xong 457 đơn (có 451 đơn khiếu nại và 6 đơn tố cáo), tỷ lệ xử lý đạt 98,28%; sáu tháng đầu năm 2008 tiếp nhận 189 đơn, trong đó có 49 đơn thuộc thẩm quyền (157 đơn khiếu nại, 23 đơn tố cáo và 09 đơn dân nguyện), đã giải quyết được 35 đơn (đạt 71,42%).[13], [14]

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 37 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w