Kiểm tra công tác kế toán

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG (Trang 38 - 46)

Công việc kiểm tra công tác kế toán của công ty được thực hiện chủ yếu bởi Giám đốc công ty và Ban kiểm soát.

Công việc kiểm tra diễn ra thường xuyên liên tục thông qua các báo cáo nội bộ định kỳ và các thủ tục kiểm soát thông thường trong công ty như: Ban kiểm soát thường xuyên theo dõi, đối chiếu giá trị hàng hóa mua vào và bán ra trên số sách kế toán của phòng kế toán và các tư liệu của phòng kế hoạch thị trường để kiểm soát hoạt động của phòng kế toán và hiệu quả phối kết hợp hoạt động với các phòng ban khác trong công ty.

PHẦN BA

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DỆT HÀ ĐÔNG 3.1. Ưu điểm

Trong quá trình thực tập tổng hợp tại công ty dệt Hà Đông, em nhận thấy công tác kế toán tại công ty đạt được các kết quả đáng chú ý như sau:

+ Vềtổ chức bộ máy quản lý, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức một cách khoa học và hợp lý phân tách rõ ràng nhiệm vụ giữa các phòng ban, tuy nhiên vẫn đảm bảo sự phối kết hợp giữa các phòng ban nhằm thực hiện các chiến lược, phương hướng phát triển chung của toàn công ty. Các phòng ban của công ty được xây dựng khoa học và độc lập nhằm chuyên môn hóa công việc tốt, bộ máy quản lý và nhân viên có tinh thần trách nhịêm cao với công việc được giao, có tinh thần tự chủ và đoàn kết trong công việc nên đã góp phần tạo ra không khí, nền nếp làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả trong công ty

+ Về tổ chức kế toán, công ty đã áp dụng đúng đắn chế độ kế toán theo quyết định 15/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, tuân thủ các nguyên tắc kế toán và chuẩn mực kế toán hiện hành. Bên cạnh đó các nhân viên kế toán của công ty thường xuyên cập nhật các chế độ, chuẩn mực kế toán mới để nâng cao hiệu quả của công tác hạch toán kế toán, nhanh chóng hoàn thiện công tác kế toán tại công ty

-Bộ máy kế toán, bộ máy kế toán của công ty tương đối gọn nhẹ, linh

hoạt, được chuyên môn hóa cao, các phần hành kế toán được phân chia tương đối khoa học, phù hợp với trình độ của từng người đồng thời các nhân viên của phòng kế toán tài chính hầu hết là những nhân viên có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, sáng tạo trong công việc đã góp phần tạo ra hiệu quả làm

việc tốt, phát huy được năng lực và sức sáng tạo trong công việc của bản thân nhân viên nói riêng và phòng kế toán tài chính của công ty nói chung.

-Hệ thống chứng từ kế toán: hệ thống chứng từ của công ty được xây

dựng tương đối đầy đủ, hợp lý, đáp ứng yêu cầu hạch toán đúng nguyên tắc kế toán và chế độ kế toán hiện hành, đồng thời tăng cường sự kiểm soát của cấp trên ( Ban Giám đốc và Ban kiểm soát) với những hoạt động kế toán tại công ty

-Hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống tài khoản của công ty dệt Hà

Đông tương đối đầy đủ theo chế độ, đáp ứng yêu cầu hạch toán kế toán tại công ty.

-Hệ thống Báo cáo kế toán, hệ thống báo cáo tài chính của công ty dệt

Hà Đông được lập, trình bày, nộp cho các cơ quan nhận báo cáo đều tuân thủ nghiêm chỉnh, đầy đủ các nguyên tắc, quy định kế toán hiện hành về Báo cáo tài chính, đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán cho bên ngoài đơn vị( như các cơ quan tài chính, thống kê, tổng công ty dệt may Hà Nội, cơ quan đăng ký kinh doanh, các nhà đầu tư,..)

Nhìn chung tổ chức công tác kế toán tại công ty dệt Hà Đông là tương đối tốt, thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nguyên tắc kế toán và chế độ kế toán hiện hành. Hoạt động kế toán của công ty diễn ra tương đối trôi chảy, hiệu quả, được cấp trên đánh giá cao, cơ quan kiểm toán độc lập đã có những ý kiến chấp nhận toàn phần về sự trung thực hợp lý của các báo cáo tài chính – sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán tài chính đã chứng tỏ sự đúng đắn, hiệu quả của tổ chức công tác kế toán tại công ty

3.2. Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh các kết quả đã đạt được, công tác kế toán tại công ty dệt Hà Đông vẫn tồn tại những hạn chế cần cải thiện từ cả hai khía cạnh: tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức công tác kế toán như sau:

Bộ máy quản lý của công ty được ty đã được tổ chức tương đối khoa học và đảm bảo sự phối hợp tốt giữa các phòng ban, tuy nhiên vẫn tồn tại những khía cạnh bất hợp lý về tổ chức cán bộ ở các phòng ban, cụ thể: Phòng tổ chức hành chính có 5 nhân viên, số lượng nhân viên như vậy là tương đối nhiều so với khối lượng công việc của phòng Tổ chức hành chính, trong khi đó phòng kế toán tài chính chỉ có 5 nhân viên, bà Nguyễn Thị Chung là phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp nên khối lượng công việc là tương đối nhiều, nhất là trong các thời điểm cuối kỳ kế toán, công việc nhiều có thể dẫn đến sai sót do áp lực công việc và sự eo hẹp về thời gian.

Bên cạnh đó, công ty dệt Hà Đông cũng chưa có được một chính sách đãi ngộ hợp lý đối với các nhân viên trong các phòng làm việc của công ty, chính sách trả lương cho nhân viên phòng làm việc và công nhân vẫn tồn tại nhiều bất cập, chưa góp phần thúc đẩy nhiệt huyết và sáng tạo của họ.

3.2.2 Về tổ chức công tác kế toán

+ Về tổ chức bộ máy kế toán và các phần hành kế toán, phòng kế toán tài chính của công ty dệt Hà Đông có 5 nhân viên: kế toán thanh toán, kế toán nguyên vật liệu đầu vào kiêm thủ quỹ, kế toán tiêu thụ

Khối lượng công việc kế toán giữa các phần hành kế toán còn chưa cân đối với số lượng nhân viên, cần tuyển thêm nhân viên kế toán phụ trách thêm phần kế toán thanh toán để tránh sảy ra sai sót vì phần hành này có số lượng chứng từ của các nghiệp vụ lớn, nghiệp vụ thanh toán diễn ra thường xuyên liên tục dẫn đến sổ chi tiết của phần hành kế toán này cũng có số lượng lớn.

Bà Lê Thị Phượng chịu trách nhiệm về phần hành kế toán nguyên vật liệu đầu vào kiêm thủ quỹ, việc này là vi phạm quy tắc bất kiêm nhiệm trong tổ chức bộ máy kế toán, gây khó khăn trong quá trình kiểm soát của cấp trên trong quá trình kiểm tra công tác kế toán.

Bên cạnh đó em cũng nhận thấy, chi phí khấu hao Tài sản cố định là một khoản mục chi phí lớn, giá trị Tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao trong Tài sản của doanh nghiệp, Tài sản cố định cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Do vậy phòng kế toán tài chính cần phân chia phần hành kế toán Tài sản cố định thành một phần hành kế toán độc lập để tăng cường công tác hạch toán tài sản cố định nhằm kiểm soát chi phí, theo dõi quá trình mua, sử dụng, trích khấu hao và thanh lý Tài sản cố định một cách tốt nhất

+ Chủng loại, quy cách, danh điểm vật liệu, thành phẩm của công ty khá phức tạp do đặc thù của ngành sản xuất dệt nên công ty gặp nhiều khó khăn trong quá trình mã hóa các đối tượng này. Từ đó các tài khoản chi tiết của vật liệu và thành phẩm được xây dựng chưa phù hợp,gây khó khăn trong hạch toán đối với phần hành kế toán nguyên vật liệu đầu vào và phần hành kế toán tiêu thụ, có thể dẫn đến sai sót.

+ Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chứng từ chưa thực sự phù hợp vì hình thức này thường được áp dụng và phát huy hiệu quả tại các Doanh nghiệp có quy mô lớn va trình độ kế toán cao, các phần hành kế toán được phân chia tỉ mỉ, chi tiết cho từng nhân viên kế toán. Trong khi đó công ty cổ phần dệt Hà Đông có quy mô sản xuất nhỏ, bộ máy kế toán chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác kế toán, các phần hành kế toán còn chưa được phân chia sâu rộng nên hình thức ghi sổ này là chưa phù hợp

+ Công ty chưa xây dựng hệ thống báo cáo nội bộ hoàn chỉnh về danh mục, mẫu báo cáo, người lập, kỳ hạn lập báo cáo để phục vụ cho quá trình quản trị công ty trong các quyết định ngắn hạn và dài hạn, góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế và ngành dệt đang đứng trước những thách thức lớn cảu thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

3.3. Các kiến nghị

Từ các hạn chế còn tồn tại trên, em xin đưa ra các kiến nghị để hoàn thành tố chức công tác kế toán tại công ty như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thứ nhất, về tổ chức bộ máy quản lý, công ty cần có văn bản cụ thể

quy định chức năng, nhiệm vụ của Ban kiểm soát đối với quá trình kiểm tra công tác kế toán, quy định rõ mức phạt, khen thưởng để tăng cường hoạt động của bộ phận này trong công ty, góp phần tăng cường kiểm tra công tác kế toán.

+ Thứ hai, về tổ chức bộ máy kế toán,công ty có thể tuyển thêm nhân

viên kế toán thanh toán để đảm nhiệm phân tách công tác thanh toán trong và ngoài công ty nhằm giảm áp lực công việc cho phần hành kế toán thanh toán, đồng thời phân công phân nhiệm giữa kế toán nguyên vật liệu đầu vào và thủ quỹ của công ty để tránh các sai sót và gian lận.

+ Thứ ba, công ty cần xây dựng danh điểm cụ thể cho vật liệu, thành phẩm, thường xuyên cập nhật các danh điểm mới cho phù hợp, sử dụng các ký hiệu dễ nhớ, có tính gợi nhớ cao để tránh gây nhầm lẫn trong quá trình hạch toán các phần hành có liên quan đến vật liệu và thành phẩm

+ Thứ tư, phòng kế toán tài chính của công ty có thể xem xét để lựa

chọn hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung thay cho hình thức Nhật ký chứng từ hiện tại để phù hợp hơn với quy mô sản xuất và trình độ kế toán của công ty.

+ Thứ năm, phòng kế toán tài chính cần phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác và đặc biệt là nắm bắt nhu cầu thông tin quản trị của Ban giám đốc và Hội đồng quản trị của công ty-xây dựng hệ thống báo cáo nội bộ nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin quản trị trong ngắn hạn và dài hạn của công ty nhằm mục tiêu chung là tạo hiệu quả hoạt động tốt để tăng lợi nhuận của công ty một cách bền vững, nâng cao cổ tức cho các cổ đông và thu nhập cho người lao động bằng cách quy định cụ thể các báo cáo nội bộ cần lập về tên báo cáo, kỳ hạn lập, người lập, nơi nhận các báo cáo này

Cuối cùng, công ty cần xây dựng một quy chế thưởng phạt rõ ràng để

tăng cường tinh thần trách nhiệm trong công việc của các nhân viên trong phòng kế toán nói riêng và tất cả các phòng ban nói chung nhằm góp phần nâng cao hiệu quả làm việc và thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty dệt Hà Đông.

MỤC LỤC

PHẦN MỘT

TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ

ĐÔNG...1

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...1

1.2. Nhiệm vụ và chức năng sản xuất kinh doanh...2

1.2.1. Chức năng của công ty...2

1.2.2. Nhiệm vụ của công ty...2

1.3. Quy trình sản xuất chính của công ty cổ phần dệt Hà Đông...3

1.4. Tổ chức bộ máy quản lý...4

1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý...4

1.4.2. Chức năng của từng bộ phận...5

1.5. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dệt Hà Đông...8

1.5.1. Thuận lợi...8

1.5.2. Khó khăn...8

1.6. Kết quả sản xuất một số năm gần đây của công ty cổ phần dệt Hà Đông...9

1.7. Ảnh hưởng của đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty cổ phần dệt Hà Đông đến công tác kế toán...9

PHẦN HAI THỰC TẾ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG...11

2.1. Tổ chức bộ máy kế toán và các phần hành kế toán...11

2.2. Tổ chức hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ...13 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1. Hệ thống chứng từ sử dụng tại công ty cổ phần dệt Hà Đông....13

2.2.2. Quy trình luân chuyển một số chứng từ chủ yếu...17

2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán...28 2.4.1. Hình thức ghi sổ...28 2.4.2. Chế độ kế toán áp dụng...28 2.4.3. Trình tự ghi sổ chung...29 2.4.5. Sổ sách sử dụng ...30 2.4.5.1. Sổ tổng hợp...31 2.4.5.2. Sổ chi tiết...33

2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo tại công ty cổ phần dệt Hà Đông...34

2.5.1. Hệ thống báo cáo tài chính...34

2.5.1.1 Tên báo cáo...34

2.5.1.2 Kỳ hạn lập...34

2.5.1.3 Người lập...34

2.5.1.4 Nơi nhận các báo cáo tài chính...35

2.5.1.5 Đặc điểm của các báo cáo tài chính...35

2.5.2. Hệ thống báo cáo nội bộ...36

2.5.2.1. Báo cáo tình hình sử dụng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ...36

2.5.2.2. Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm...37

2.5.2.3. Báo cáo tình hình sản xuất và nhập kho thành phẩm...37

2.5.3. Hệ thống báo cáo thuế...37

2.5.3.1. Tờ khai tự quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp...37

2.5.3.2. Tờ khai tự quyết toán thuế Thu nhập cá nhân...37

2.6. Kiểm tra công tác kế toán...38

PHẦN BA NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DỆT HÀ ĐÔNG...39

3.1. Ưu điểm...39

3.2. Những hạn chế còn tồn tại...40

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG (Trang 38 - 46)