Phân tích tài chính tại Tổng công ty khoáng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính của Tổng công ty khoáng sản Việt Nam - TKV (Trang 45 - 46)

2.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính

Phân tích cơ cấu tài sản

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản của TCT.

Bảng 2.1 Cơ cấu tài sản của TCT

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A. Tài sản ngắn hạn 293438 31,9 248719 32,9 268992 37,4

1. Tiền và tương đương tiền 32035 3,49 33099 4,37 30547 4,25 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 532 0,06 545 0,07 497 0,07 3. Phải thu ngắn hạn 149261 16,2 118094 15,6 112045 15,6 4. Hàng tồn kho 100167 10,9 85692 11,3 114573 15,9 5. Tài sản ngắn hạn khác 11443 1,25 11291 1,49 11330 1,58

B. Tài sản dài hạn 625452 68,1 508380 67,1 449706 62,6

1..Tài sản cố định 539069 58,7 498461 65,8 443258 61,7 2.. Đầu tư tài chính dài hạn 79579 8,66 2820 0,37 2463 0,34 3. Tài sản dài hạn khác 5035 0,55 4711 0,62 3985 0,55

Tổng tài sản 918890 100 757099 100 718698 100

Nguồn: Báo cáo tài chính của TCT

Tổng tài sản trung bình của ngành năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là: 251159; 723742; 919333 triệu đồng. Như vậy, so về quy mô tổng tài sản thì TCT khoáng sản nằm ở mức trung bình so với các công ty cùng ngành.

Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản, ta có thể thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn của TCT tương đối ổn định qua các năm. Tuy nhiên, tỷ trọng tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm dần từ năm 2007 đến 2009. Dựa vào bảng ta có thể thấy tỷ trọng là tài sản ngắn hạn giảm phần lớn là do hàng tồn kho. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng TSNH và tỷ trọng của nó giảm khá rõ từ năm 2007 đến năm 2009. Điều này là một tín hiệu tốt chứng tỏ lượng hàng ứ đọng của TCT đã giảm. Tuy nhiên, trong TSNH, các khoản phải thu của TCT chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Điều này lại không phải là dấu hiệu tốt vì nó sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Khoản mục “Đầu tư tài chính ngắn hạn” của TCT chiếm tỷ trọng rất thấp chứng tỏ công ty tập trung cho sản xuất kinh doanh mà ít quan tâm đến việc đầu tư tài chính ngắn hạn. Trong tương lai, TCT cũng nên xem xét đến việc đầu tư tài chính. Bởi vì, đầu tư tài chính cũng là một hoạt động quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nhằm phát huy hết tiềm năng sẵn có cũng như lợi thế của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lượng tiền mặt của TCT chiếm tỷ trọng vừa phải và tương đối ít biến động qua các năm. Trên thực tế, vốn bằng tiền là tài sản linh hoạt nhất nên việc dự trữ một lượng tiền nhất định giúp doanh nghiệp có thể chủ động trong kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán.

Tài sản dài hạn của TCT chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Điều này cũng là dễ hiểu vì đây đều là các doanh nghiệp trong lĩnh vực khoáng sản nên tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao. Đặc biệt, thực hiện chủ trương đổi mới TSCĐ của Hội đồng quản trị TCT, các doanh nghiệp khoáng sản trong TCT đã tập trung các nguồn vốn trung và dài hạn để đổi mới đầu tư TSCĐ. Tài sản dài hạn có xu hướng tăng dần về tỷ trọng qua các năm. Nhưng tỷ trọng tài sản cố định lại giảm tỷ trọng tương đối so với năm 2008. Tuy nhiên, nếu xét thêm cả bảng xu hướng biến động theo thời gian thì về số tuyệt đối tài sản cố định vẫn tăng 8,1% so với năm 2008. Điều này cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của TCT vẫn được tăng cường đầu tư để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính của Tổng công ty khoáng sản Việt Nam - TKV (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w