0
Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Giới thiệu chung về Tổng công ty khoáng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN VIỆT NAM - TKV (Trang 38 -46 )

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tổng công ty Khoáng sản TKV được thành lập theo Quyết định 1118/QĐ- TCCBĐT ngày 27/10/1995 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng trên cơ sở hợp nhất TCT Khoáng sản Quý hiếm (VIMICO) và TCT Phát triển Khoáng sản (MIDECOGENERAL). Căn cứ vào Quyết định số 345/2005/Q Đ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam theo đó TCT Khoáng sản – trở thành Công ty con của Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam; Quyết định số 2449/Q Đ-H ĐQT ngày 08/11/2006 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam về việc đổi tên TCT Khoáng sản thành TCT Khoáng sản TKV;

TCT đã được cấp đăng ký kinh doanh số: 109585 ngày 7 tháng 3 năm 1996 của Uỷ ban kế hoạch (nay là sở Kế hoạch và Đầu tư). Tổng số vốn đầu tư ban đầu là: 1.034.961 triệu đồng. (Trong đó: vốn đầu tư cho xây lắp là: 231.742 triệu đồng, thiết bị: 644.115 triệu đồng. kinh tế cơ bản khác: 159.104 triệu đồng).

Đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 10/02/2010 Mã doanh nghiệp: 0100103087

Trụ sở chính: 562 – Nguyễn Văn Cừ - Long Biên – Hà Nội. Vốn điều lệ: 719.749.730.244đ

2.1.2 Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh của Công ty

2.1.2.1 Mục tiêu

Công ty hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn do Chủ sở hữu đầu tư tại Công ty, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động và tích lũy đầu tư để phát triển bền vững Công ty.

2.1.2.2 Ngành nghề kinh doanh

- Điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất các loại khoáng sản;

- Khai thác các loại khoáng sản, kim loại màu, kim loại đen; khoáng sản phi kim loại; khoáng sản quý hiếm (đất hiếm, vàng, bạc, bạch kim, đá quý và đá bán quý), các loại nguyên vật liệu sử dụng trong hàng trang sức như ngọc trai, san hô;

- Tuyển, luyện, gia công, chế biến các loại khoáng sản; gia công chế tác sản xuất hàng trang sức, mỹ nghệ; Sản xuất các mặt hàng công nghiệp, dân dụng từ khoáng sản, kim loại;

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào lĩnh vực thăm dò, tuyển, luyện kim, đá quý, vàng, ngọc trai, hàng trang sức mỹ nghệ;

- Đào tạo chuyên gia, công nhân kỹ thuật gia công chế tác đá quý, vàng, ngọc trai, hàng trang sức mỹ nghệ;

- Kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại khoáng sản; Các loại sản phẩm chế biến từ khoáng sản, đá quý, vàng, ngọc trai, hàng trang sức mỹ nghệ, các loại vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành khai thác và chế biến khoáng sản, đá quý, vàng, ngọc trai và hàng trang sức mỹ nghệ;

- Xây lắp công trình công nghiệp mỏ, tuyển, luyện kim và công trình dân dụng;

- Tư vấn đầu tư và xây dựng về khai thác và chế biến khoáng sản;

- Kinh doanh, dịch vụ khách sạn, cho thuê văn phòng, dịch vụ vận tải; dịch vụ cho thuê kho bãi.

- Kinh doanh vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hóa bằng ô tô, đường sắt và đường thủy nội địa;

- Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar);

- Đại lý vận chuyển hàng hóa bằng container;

- Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm), thức ăn và phụ gia thức ăn gia súc, gia cầm, phân bón các loại, vật liệu xây dựng, bột trợ lọc nước, bia, rượu, cao su và các sản phẩm chế biến từ cao su;

- Dịch vụ thiết kế, gia công, chế tạo các sản phẩm cơ khí (chi tiết, cụm chi tiết, sản phẩm đồng bộ) (không bao gồm dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải); - Dịch vụ sửa chữa ô tô, thiết bị khai thác mỏ, thiết bị tuyển, luyện kim và các thiết bị cơ khí, động lực khác;

- Dịch vụ thiết kế, chế tạo lắp đặt các loại: palăng điện, cầu trục, tời chạy bằng động cơ điện hoặc động cơ nổ (không bao gồm dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải);

- Dịch vụ thi công và sửa chữa đường dây và trạm biến áp.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Các Công ty con thuộc TCT

1 Công ty Mẹ – Tổng công ty Khoáng sản TKV 100,00% 2 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên kim loại

màu Thái Nguyên 100,00%

3 Công ty Cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh 60,93%

4 Công ty Cổ phần khoáng sản 3 51,00%

5 Công ty Cổ phần Vật tư Mỏ địa chất 51,00% 6 Công ty Cổ phần Phát triển Khoáng sản 4 51,00% 7 Công ty Cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Cao

Bằng 51,00%

8 Công ty Cổ phần Gang thép Cao Bằng 60,00% 9 Công ty Cổ phần Kim loại màu Tuyên Quang 51,00% 10 Công ty Cổ phần Địa ốc Khoáng sản TKV 51,00% 11 Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Bằng Giang 51,00% 12 Công ty Cổ phần Gang thép Lào Cai 51,00% 13 Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu 55,00% 14 Công ty Cổ phần Vận tải và TM Lin Việt 60,00%

15 Công ty Cổ phần Vàng Lào Cai 51,00%

Đối với Công ty Mẹ có 04 công ty trực thuộc: Công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Công ty Luyện đồng Lào Cai, Nhà máy Cơ khí 19/5, Chi nhánh Tổng công ty tại Lào Cai;

Ngoài ra, TCT còn góp vốn vào 18 công ty liên kết và 2 công ty liên doanh.

Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty

- Hội đồng quản trị : Bao gồm chủ tịch hội đồng quản trị và các uỷ viên hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu đối với TCT, có quyền nhân danh TCT để quyết định mọi vấn đề liên quan tới việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của TCT.

- Cơ quan tổng giám đốc: Có toàn quyền quyết định điều hành các hoạt động của TCT như xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, dự án đầu tư liên doanh, chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, là người chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của TCT trước cơ quan nhà nước.

- Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ giám sát hoạt động của các bộ phận khác trong TCT.

b) Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

- Phòng Mỏ và địa chất: Có chức năng tham mưu và giúp việc lãnh đạo TCT về công tác quản lý khai thác, thăm dò, quy hoạch khoáng sản, công tác an toàn và bảo hộ lao động, môi trường sản xuất, ứng dụng các công nghệ mới vào khai thác thăm dò và bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên đã được cấp.

- Phòng Luyện kim: Có chức năng tham mưu, giúp việc lãnh đạo TCT quản lý về công nghệ kỹ thuật, chất lượng đầu tư...liên quan đến công tác luyện kim.Có nhiệm vụ chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sản xuất, khoa học công nghệ và luyện kim

- Phòng Tuyển khoáng: Có chức năng tham mưu, giúp việc lãnh đạo TCT quản lý về công nghệ, kỹ thuật, chất lượng đầu tư ... liên quan đến công tác tuyển khoáng. Chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sản xuất, khoa học công nghệ về tuyển khoáng.

- Phòng Đầu tư và phát triển: Có chức năng tham mưu giúp việc lãnh đạo TCT trong công tác đầu tư và phát triển, hợp tác đầu tư trong nước và nước

ngoài. Chủ trì về kế hoạch, chiến lược chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư các chương trình dự án. Triển khai và thực hiện công tác liên kết đầu tư.

- Phòng Thanh tra - Bảo vệ và kiểm toán nội bộ: Có chức năng tham mưu, giúp việc lãnh đạo TCT về công tác thanh tra, bảo vệ và kiểm toán nội bộ.

- Phòng Quan hệ quốc tế: Có chức năng tham mưu, giúp việc lãnh đạo TCT về quan hệ hợp tác quốc tế của TCT. Tổ chức biên dịch, phiên dịch phục vụ cho công tác hợp tác quốc tế

- Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và kinh doanh xuất nhập khẩu, kế hoạch cung ứng vật tư thiết bị, kế hoạch xuất khẩu sản phẩm, kế hoạch nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ tùng phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty mẹ.

- Phòng Kế hoạch giá thành: Có chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý năm. Phân công điều động và kiểm tra việc lập kế hoạch sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tham mưu cho ban giám đốc lập kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch, tính giá thành hàng tháng, quý, năm.

- Phòng Tổ chức lao động : Có chức năng nhiệm vụ quản lý về tổ chức cán bộ, nhân sự, thi đua khen thưởng, thanh tra. Có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc, điêù hành về tổ chức hành chính, lao động tiền lương, khen thưởng trong năm. Nghiên cứu và xây dựng mục tiêu chất lượng về tổ chức hành chính hàng năm trên cơ sở chính sách và mục tiêu chất lượng của TCT.

- Phòng Tài chính kế toán: Có chức năng nhiệm vụ quản lý công tác kế toán, thống kê tài chính, kế hoạch tài chính, theo dõi việc sử dụng vốn, giám sát tình hình tài chính ở các đơn vị thành viên. Bộ máy kế toán được tổ chức tập trung, giúp cho công tác quản lý tài chính được quản lý chặt chẽ.

- Phòng Thể thao- Văn hóa- Tuyên truyền và Thi đua: có chức năng nhiệm vụ quản lý công tác, thể thao, văn hoá, tuyên truyền và thi đua của TCT.

- Văn phòng : Có chức năng nhiệm vụ quản lý công tác hành chính, quản trị văn thư, lưu trữ, lễ , thông tin, khánh tiết…

c) Sơ đồ tổ chức bộ máy của Tổng công ty

Sơ đồ tổ chức của TCT được trình bày ở trang sau:

QUAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Phòng Tuyển khoáng Phòng Đầu tư phát triển Phòng Cơ điện Phòng Tài chính kế toán Phòng Mỏ và địa chất Phòng Thanh tra bảo vệ và kiểm toán

nội bộ Phòng Kinh doanh Phòng Luyện kim Phòng Quan hệ quốc tê Phòng Kế hoạch giá thành Phòng Tổ chức lao động Các đơn vị thành viên HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

2.2 Phân tích tài chính tại Tổng công ty khoáng sản Việt Nam2.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính 2.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính

Phân tích cơ cấu tài sản

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản của TCT.

Bảng 2.1 Cơ cấu tài sản của TCT

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A. Tài sản ngắn hạn 293438 31,9 248719 32,9 268992 37,4

1. Tiền và tương đương tiền 32035 3,49 33099 4,37 30547 4,25 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 532 0,06 545 0,07 497 0,07 3. Phải thu ngắn hạn 149261 16,2 118094 15,6 112045 15,6 4. Hàng tồn kho 100167 10,9 85692 11,3 114573 15,9 5. Tài sản ngắn hạn khác 11443 1,25 11291 1,49 11330 1,58

B. Tài sản dài hạn 625452 68,1 508380 67,1 449706 62,6

1..Tài sản cố định 539069 58,7 498461 65,8 443258 61,7 2.. Đầu tư tài chính dài hạn 79579 8,66 2820 0,37 2463 0,34 3. Tài sản dài hạn khác 5035 0,55 4711 0,62 3985 0,55

Tổng tài sản 918890 100 757099 100 718698 100

Nguồn: Báo cáo tài chính của TCT

Tổng tài sản trung bình của ngành năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là: 251159; 723742; 919333 triệu đồng. Như vậy, so về quy mô tổng tài sản thì TCT khoáng sản nằm ở mức trung bình so với các công ty cùng ngành.

Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản, ta có thể thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn của TCT tương đối ổn định qua các năm. Tuy nhiên, tỷ trọng tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm dần từ năm 2007 đến 2009. Dựa vào bảng ta có thể thấy tỷ trọng là tài sản ngắn hạn giảm phần lớn là do hàng tồn kho. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng TSNH và tỷ trọng của nó giảm khá rõ từ năm 2007 đến năm 2009. Điều này là một tín hiệu tốt chứng tỏ lượng hàng ứ đọng của TCT đã giảm. Tuy nhiên, trong TSNH, các khoản phải thu của TCT chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Điều này lại không phải là dấu hiệu tốt vì nó sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Khoản mục “Đầu tư tài chính ngắn hạn” của TCT chiếm tỷ trọng rất thấp chứng tỏ công ty tập trung cho sản xuất kinh doanh mà ít quan tâm đến việc đầu tư tài chính ngắn hạn. Trong tương lai, TCT cũng nên xem xét đến việc đầu tư tài chính. Bởi vì, đầu tư tài chính cũng là một hoạt động quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nhằm phát huy hết tiềm năng sẵn có cũng như lợi thế của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lượng tiền mặt của TCT chiếm tỷ trọng vừa phải và tương đối ít biến động qua các năm. Trên thực tế, vốn bằng tiền là tài sản linh hoạt nhất nên việc dự trữ một lượng tiền nhất định giúp doanh nghiệp có thể chủ động trong kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán.

Tài sản dài hạn của TCT chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Điều này cũng là dễ hiểu vì đây đều là các doanh nghiệp trong lĩnh vực khoáng sản nên tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao. Đặc biệt, thực hiện chủ trương đổi mới TSCĐ của Hội đồng quản trị TCT, các doanh nghiệp khoáng sản trong TCT đã tập trung các nguồn vốn trung và dài hạn để đổi mới đầu tư TSCĐ. Tài sản dài hạn có xu hướng tăng dần về tỷ trọng qua các năm. Nhưng tỷ trọng tài sản cố định lại giảm tỷ trọng tương đối so với năm 2008. Tuy nhiên, nếu xét thêm cả bảng xu hướng biến động theo thời gian thì về số tuyệt đối tài sản cố định vẫn tăng 8,1% so với năm 2008. Điều này cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của TCT vẫn được tăng cường đầu tư để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN VIỆT NAM - TKV (Trang 38 -46 )

×