Các đóng góp, khám phá chính của bài nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của người dân bị thu hồi đất sống ở khu công nghiệp giang điền huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Các đóng góp, khám phá chính của bài nghiên cứu

Thơng qua q trình khảo sát, phỏng vấn nghiên cứu người nơng dân và các kết quả thống kê mô tả, hồi quy. Nghiên cứu đã nhận thấy có một số nhân tố chính cần phải quan tâm tại vùng nghiên cứu như bên dưới:

Vấn đề về thực trạng thu nhập người nông dân, kết quả điều tra thực tiễn và thông qua thống kê mô tả cho thấy đời sống người dân trên địa bàn nghiên cứu vẫn gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu thống kê được 48 hộ gia đình chiếm 44% số hộ nghiên cứu cho rằng thu nhập của họ giảm so với trước khi mà nghiên cứu

xét độ dài thời gian là 6 năm so với thời điểm trước khi hộ bị thu hồi đất là 2005 và cuối năm 2011 khi nghiên cứu tiến hành khảo sát.

Vấn đề về yếu tố việc làm trong KCN, chính quyền địa phương chưa tích cực tạo cơng ăn việc làm bằng cách xúc tiến tuyển dụng việc làm tại các công ty trên địa bàn, số lao động có việc làm do chính quyền giới thiệu cho các cơng ty chỉ chiếm khoảng 3%. Người dân chủ động xin việc làm trong các công ty trong KCN chiếm khoảng 97%, đa phần thông qua các kênh xin việc như tự tìm việc thơng qua các bảng thơng báo tuyển dụng đặt trước công ty, thông qua bạn bè, phương tiện thơng tin đại chúng. Chính quyền chưa hỗ trợ kiếm việc làm cho người lao động bằng việc mở các trung tâm giới thiệu việc làm, chính quyền chưa là cầu nối giữa công ty và người dân trong việc tạo việc làm tăng thu nhập cho họ, chỉ có những trung tâm giới thiệu việc làm tư nhân mọc lên thu phí giới thiệu việc làm cho người lao động.

Về vấn đề thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, số hộ chuyển đổi nghề nghiệp sang một nghề hoàn toàn mới chiếm 35% trong tổng số hộ quan sát, những hộ này đều nằm trong số hộ có thu nhập tăng hơn trước do hộ biết đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu nguồn nhân lực từ nơi khác đổ về làm việc như: mở phịng trọ, qn ăn, nhận hàng gia cơng bán thành phẩm từ các công ty trong KCN. Nghiên cứu chia công việc người dân làm hai loại: công việc phụ thuộc phần lớn vào đất thì có 53% số hộ cho rằng sau khi thu hồi nghề nghiệp của mình vẫn cần đất để sản xuất kinh doanh và có 42,53% số hộ cho là thu nhập tăng và 57,47% cho rằng giảm, có 47% số hộ cho rằng nghề nghiệp họ ít phụ thuộc vào đất trong số hộ này có 67,8% số hộ cho rằng thu nhập họ tăng hơn trước. Những hộ không tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh đa phần khi bị giải tỏa đền bù chưa định hình được nghề nghiệp ổn định, họ chưa thích nghi tốt với điều kiện sinh kế mới, trình độ học vấn chưa cao dẫn đến có hộ vẫn duy trì nghề nghiệp như trước đây khi mà trong môi trường sinh kế mới khơng cịn phù hợp với phương thức sản xuất cũ. Hơn nữa, phần lớn trong số họ thường dùng tiền đền bù vào chi tiêu dùng và xây dựng nhà cửa

không dùng vào để đầu tư sản xuất kinh doanh để cải thiện thu nhập. Do đó, chi cho tiêu dùng và xây dựng hết, họ khơng có tiền để đầu tư sản xuất kinh doanh. Như kết quả mơ hình hồi quy thì nếu dùng tiền cho đầu tư sản xuất kinh doanh sẽ gia tăng xác suất cải thiện thu nhập cao. Thực tế hộ có thu nhập giảm thường có ngành nghề không ổn định như chạy xe ôm, làm phụ hồ, bán vé số, những ngành nghề họ làm khơng có tỷ suất lơi nhuận cao bằng dùng tiền đền bù để đầu tư sản xuất kinh doanh.

Về vấn đề quy mô hộ, thơng qua quan sát một số hộ có quy mơ hộ có số trẻ em từ 1-2 trẻ em thì hộ cho rằng, hộ có nhiều động lực để làm việc để gia tăng thu nhập cho hơn, nếu như số trẻ em có nhiều hơn từ 3 trở lên làm hộ gánh chịu nhiều chi phí chi tiêu dẫn đến tình trạng phó mặt cho cuộc sống, hộ khơng có động lực kiếm tiền dẫn đến thu nhập hộ giảm đi so với các hộ có số trẻ em ít. Về vấn đề hỗ trợ nguồn vốn, người nơng dân chưa được chính quyền quan tâm, trong khi người dân chuyển sang phương thức sản xuất mới. Với số tiền đền bù của hộ thường thì hộ chi vào việc xây dựng nhà cửa để ổn định cuộc sống, số tiền còn lại họ khơng đủ để có thể thay đổi sang phương thức sản xuất kinh doanh mới. Điều này dẫn đến họ phải vay thêm với lãi suất cao từ bên ngồi như người thân, các quỹ tín dụng đen dẫn đến nếu hộ kinh doanh thuận lợi thì sẽ tăng thu nhập, nếu phương thức sản xuất mới gặp rủi ro thì hộ sẽ rơi vào vòng lẩn quẩn của nghèo đói do khơng trả được nợ. Phương thức sản xuất kinh doanh mới giai đoạn đầu ln gặp nhiều khó khăn và rủi ro.

Vấn đề các phúc lợi xã hội tại vùng nghiên cứu, chính quyền địa phương chưa đầu tư cho các cơ sở phúc lợi công cộng như công viên, trường mầm non, siêu thị, chợ, bệnh viện, thư viện các khu giải trí, câu lạc bộ, cung văn hóa. Khảo sát lấy ý kiến hộ dân thì kết quả là 79,8% số hộ cho là họ khơng hài lịng với các lợi ích phúc lợi trong điều kiện sinh kế mới mang lại. Nghiên cứu nhận định rằng, khu vực khảo sát nằm trong một vùng kinh tế mới, vùng kinh tế đang cố gắng chuyển đổi bằng cách giảm dần tỷ trọng nông nghiệp sang công nghiệp để nâng

cao thu nhập hộ dân nhưng tốc độ tăng trưởng công nghiệp quá nhanh, tỷ trọng ngành dịch vụ chưa phát triển tương xứng

Vấn đề thu nhập phụ, thu nhập hộ cịn có một nguồn thu nhập phụ bổ sung vào nguồn thu nhập chính, theo như nghiên cứu có 53 hộ dân trong tổng số hộ khảo sát có tham gia lao động phụ ngồi giờ để gia tăng nguồn thu nhập hộ, trong số này thì đối tượng tham gia là trẻ em và người già. Đó là một số nhận định từ khảo sát và thống kê.

Vấn đề trình độ học vấn, nghiên cứu nhận định thấy, quá trình cơng nghiệp hóa thì những hộ có trình độ học vấn cao sẽ dễ dàng thích nghi phương thức sản xuất kinh doanh mới, biết đầu tư và dễ dàng xin vào làm việc các cơng ty trong KCN. Điều đó làm cho thu nhập ổn định và tăng hơn trước. Những hộ có trình độ học vấn thấp, khó tiếp thu và phân tích điều kiện sinh kế mới để có thể dùng tiền để đền bù để đầu tư mà thường dùng tiền vào chi tiêu dùng dẫn đến việc làm tạo thu nhập bấp bênh, không ổn định và thu nhập thấp hơn.

Vấn đề động lực thoát nghèo, theo nhận định nghiên cứu cho thấy thu nhập mà những hộ tăng trước khi thu hồi họ thường thấp hơn so với những hộ có thu nhập giảm. Đa phần là những hộ không phải là dân bản địa sinh sống tại vùng nghiên cứu. Nhờ yếu tố động lực làm việc và khả năng thích nghi tốt với đời sống sinh kế mới giúp hộ tăng thu nhập.

Các vấn đề như diện tích đất thu hồi, số lượng lao động và độ tuổi chủ hộ theo như kết quả nghiên cứu thì khơng có ảnh hưởng nhiều đến thu nhập người dân như tại vùng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của người dân bị thu hồi đất sống ở khu công nghiệp giang điền huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)