Nhu cầu thưởng thức cà phê

Một phần của tài liệu Luận văn (1) (Trang 65)

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)

Khảo sát về mức độ thường xuyên sử dụng cà phê của đối tượng khách khơng có sự chênh lệch lớn. Khách nội địa và quốc tế đều có nhu cầu thưởng thức cà phê thường xuyên với tỷ lệ lần lượt là 56% và 62%. Có 34% khách nội địa và 30% khách quốc tế thỉnh thoảng uống cà phê, chỉ có ít trường hợp hiếm khi dùng và không dùng.

Qua khảo sát ý kiến du khách về sản phẩm cà phê chồn, chúng tôi đã thu được kết quả là: có 74% khách nội địa trả lời từng nghe nói hoặc có biết về cà phê chồn trong khi tỷ lệ này ở khách quốc tề là 62%; Có 26% khách nội địa và 38% khách quốc tế chưa từng nghe nói hoặc biết về cà phê chồn. Điều đó cho thấy, cà phê chồn tuy nổi tiếng nhất thế giới nhưng chính vì sự thiếu thơng tin, cũng như sự khan hiếm của nó nên hầu hết du khách chỉ từng được nghe đến hoặc kể lại và hầu như ít có cơ hội tiếp cận, sử dụng được sản phẩm đặc biệt này.

Biều đồ 3.6. Đánh giá về cà phê chồn Đăk Lăk

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)

Trong số khách biết đến cà phê chồn, chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn chuyên sâu về sản phẩm cà phê chồn Đăk Lăk, qua đó được biết: Có 42% khách nội địa và 32% khách quốc tế đánh giá cà phê chồn có mùi vị thơm ngon; 30% khách nội địa và 36% khách quốc tế đánh giá là loại thức uống quý hiếm; 10% khách nội địa và 28% khách quốc tế đánh giá là cà phê đẳng cấp thế giới; chỉ có 18% khách nội địa và 4% khách quốc tế xem đó là sản phẩm cao cấp, đắt giá.

Như đã nói vì có khá ít thơng tin về sản phẩm cà phê chồn, cũng như sự khan hiếm của nó trên thị trường hiện nay nên đa số người dùng và du khách khó có thể đánh giá được một cách đầy đủ về tính năng sản phẩm cà phê này.

Biều đồ 3.7. Sự quan tâm của khách về sản phẩm lưu niệm

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)

Hiện tại, phần đông du khách chọn mua những sản phẩm khác làm quà lưu niệm khi đi Đăk Lăk, những sản phẩm được xem là đặc trưng của Đăk Lăk như: hàng dệt may thổ cẩm, rượu Ama Kơng lại ít nhận được sự quan, chỉ có khách quốc tế là thể hiện sự quan tâm khá lớn đối với sản phẩm hàng dệt may và cà phê chồn. Tuy nhiên, sản phẩm cà phê chồn lại q ít khơng đủ để cung cấp tiêu thụ, do đó nguồn thu từ việc bán các sản phẩm hàng lưu niệm cũng không đáng kể đối với ngành du lịch địa phương.

Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy, đa số du khách đều đánh giá cao về tiềm năng khai thác sản phẩm du lịch từ cà phê. Có khá đơng khách du lịch nước ngoài, chủ yếu là đến từ các nước như: Nhật, Pháp, Nga, Đức, Mỹ...thể hiện sự quan tâm

phê, thăm cơ sở chăn nuôi chồn để chế biến sản phẩm cà phê chồn, tham quan quy trình phơi sấy, rang xay và chế biến cà phê ở các cơ sở chế biến...

Biểu đồ 3.8. Đánh giá của khách du lịch về tiềm năng khai thácsản phẩm du lịch cà phê sản phẩm du lịch cà phê

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)

Khi được hỏi một số du khách bày tỏ họ mong muốn ngày càng có nhiều hơn chương trình tour hấp dẫn nhằm mang lại sự mới lạ, độc đáo. Tổ chức nhiều hơn các hoạt động liên quan đến cà phê để có điều kiện tham gia. Đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm cùng người dân bản xứ trong vai trị người làm nơng nghiệp, trực tiếp tham gia trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và chế biến các nông sản như: cà phê, ca cao,...

Từ nhu cầu thực tế đó, với nguồn nguyên liệu dồi dào, địa phương có nhiều tiềm năng khai thác cà phê thành sản phẩm du lịch, đặc biệt trong hoàn cảnh các sản phẩm du lịch hiện nay đang ngày càng đơn điệu, kém sức hút. Ngành du lịch Đăk Lăk nên chú trọng đầu tư hơn nữa nhằm xây dựng sản phẩm du lịch cà phê thành một trong những sản phẩm du lịch chính, hấp dẫn, lơi cuốn và có tính cạnh tranh

cao, tạo động lực phát triển du lịch và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỉnh cần tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách trong đầu tư phát triển sản phẩm du lịch.

Biểu đồ 3.9. Đánh giá của khách du lịch về chương trình tour kết hợp tham quan nhà vườn cà phê

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)

Phần lớn khách nội địa và quốc tế đều có chung nhận xét nên kết hợp tham quan nhà vườn cà phê trong chương trình tour.

Biểu đồ dưới đây sẽcho thấy nhu cầu tham quan tìm hiểu quy trình hái lượm, phơi sấy, rang xay cà phê của khách quốc tế khá cao, với 70% ý kiến cho là rất đúng, có 38% khách nội địa và 28% khách quốc tế cho rằng đúng, 52% khách nội địa và 2% khách quốc tế đánh giá bình thường và khơng có ý kiến khác.

Biểu đồ 3.10. Đánh giá của khách du lịch về khả năng khai thác quy trình hái lượm, phơi sấy, rang xay cà phê cho phát triển sản phẩm du lịch

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)

Biểu đồ 3.11. Đánh giá của khách du lịch về khả năng khai thác chương trình tour tham quan, tìm hiểu quy trình ni, chế biến cà phê Chồn

Đa số du khách có chung ý kiến ủng hộ chương trình tour tham quan, tìm hiểu quy trình ni, chế biến cà phê Chồn. Có 46% khách nội địa và 42% khách quốc tế cho là rất đúng, 48% khách nội địa và 54% khách quốc tế cho là đúng, 6% khách nội địa và 4% khách quốc tế cho bình thường. Từ đó thấy được nhu cầu tham quan quy trình ni, chế biến cà phê chồn của du khách là rất lớn. Các đơn vị làm du lịch nên có sự liên kết trong việc đón và dẫn khách đến các địa điểm này.

Biểu đồ 3.12. Đánh giá của khách du lịch về khả năng khai thác hoạt động tổ chức sự kiện trong phát triển sản phẩm du lịch Đăk Lăk

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)

Qua biểu đồ, đa số du khách có chung nhận xét tích cực về hoạt động tổ chức sự kiện của Đăk Lăk. Có 68% khách nội địa và 78% khách quốc tế cho rằng công tác tổ chức sự kiện của tỉnh nên được tăng cường hơn nữa. Tuy nhiên, cũng cần nỗ lực hơn trong việc nâng cao chất lượng chương trình phục vụ, nội dung hoạt động của các sự kiện cũng như nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác tổ chức, nhất là về nhân lực

Biểu đồ 3.13. Đánh giá của khách du lịch về lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)

Kết quả điều tracho thấy có 80% khách nội địa và 70% khách quốc tế cho rằng cần tạo thêm nhiều nét đặc sắc hơn ở lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột, một sự kiện văn hóa du lịch lớn mang tầm Quốc gia của tỉnh Đăk Lăk.

Biểu đồ 3.14. Đánh giá hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch cà phê Đăk Lăk

Biểu đồ cho thấycả hai đối tượng kháchđều muốn hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch cà phê của Đăk Lăk cần được tăng cường trong thời gian tới, khơng có sự chênh lệch lớn giữa các ý kiến nhận xét của hai đối tượng khách. Cuộc khảo sát trên cũng cho thấy các loại hình và sản phẩm du lịch truyền thống mà địa phương khai thác lâu nay, hiện đã trở nên quen thuộc với du khách, chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ cũng ngày càng suy giảm, khá đơn điệu và nghèo nàn...

Với kết quả khảo sát của đề tài có thể nhận thấy cần xác định lại chiến lược xây dựng sản phẩm du lịch một cách hợp lý; Có lộ trình hướng đi bền vững nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, có sức hút du khách đến với Đăk Lăk nhiều hơn trong tương lai. Cần xem xét vai trò, nhu cầu của du lịch sinh thái nông nghiệp đang là xu hướng phát triển và cũng là một trong những thế mạnh, tiềm năng mà địa phương chưa khai thác triệt để.

Tỉnh cần chú trọng đầu tư, tăng cường khai thác các giá trị từ cây cà phê gắn với sinh thái nông nghiệp nhằm tạo ra chuỗi sản phẩm du lịch sinh thái đặc trưng, lấy sản phẩm cà phê làm biểu tượng nổi bật khi nói đến thương hiệu du lịch Bn Mê Thuột – Đăk Lăk. Sản phẩm cà phê Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Buôn Mê Thuột hiện nay đã xuất hiện nhiều hơn tại các hội chợ triển lãm trong nước, một số doanh nghiệp cũng đã mang sản phẩm này đi giới thiệu và trưng bày tại Campuchia, Thái Lan.

Tiểu kết chƣơng 3

Cùng với tiềm năng và nhu cầu thị trường ngày càng chú trọng, Đăk Lăk có nhiều thuận lợi trong khai thác phát triển sản phẩm du lịch, nổi trội là cà phê. Dù vậy, địa phương cũng cần phải khắc phục những hạn chế, khó khăn và tận dụng tối đa những lợi thế về tài nguyên, tiềm năng khai thác hơn nữa; Cần có những bước đi chủ động hơn, mang tính định hướng cao trong việc xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch có chất lượng và đặc trưng.

Trên cơ sở ấy, cà phê Đăk Lăk từ lâu được xem là một trong những sản vật nông nghiệp nổi tiếng thế giới. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước khơng ngừng tăng cao, dưới góc độ kinh tế cà phê đã và đang mang lại giá trị to lớn cho sự phát triển của địa phương. Với thế mạnh rõ nét về du

CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH CÀ PHÊ THÀNH THƢƠNG HIỆU DU LỊCH ĐĂK LĂK

4.1. Định hƣớng xây dựng sản phẩm du lịch cà phê và phát triển thƣơnghiệu du lịch Đăk Lăk hiệu du lịch Đăk Lăk

4.1.1. Khái quát ý tưởng sản phẩm du lịch cà phê

Trên cơ sở phân tích các tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch cũng như qua tìm hiểu nhu cầu thị trường có thể thấy, việc tập hợp các giá trị quan trọng từ cà phê Đăk Lăk để tạo ra các sản phẩm du lịch quan trọng phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của khách là hết sức cần thiết trong bối cảnh thực trạng sản phẩm du lịch đang ngày càng kém khởi sắc và ít đa dạng.

Cà phê có khả năng tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách, các hoạt động gắn với cà phê sẽ tạo cho du khách sự trải nghiệm lý thú. Đó là tham quan các trang trại trồng cà phê; Tham quan q trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến cà phê; Du lịch homestay trong vùng trồng cà phê...Đặc biệt, khi mùa hoa cà phê đến, nhìn từ trên cao, khơng gian thành phố Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk trở nên đẹp và nổi bật hơn bởi sự phủ kín một màu trắng xóa của hoa cùng sắc đỏ chín cây của trái cà phê lúc bước vào thu hoạch.

Có thể nhóm những hoạt động du lịch gắn với tìm hiểu cà phê dựa trên các giá trị có khả năng khai thác theo một số nhóm như sau:

- Các hoạt động liên quan đến nhu cầu thưởng ngoạn, tham quan cảnh quan về cà phê

- Các hoạt động liên quan đến trải nghiệm về cuộc sống nông nghiệp gắn với cà phê

- Các hoạt động liên quan đến tìm hiểu sinh thái nông nghiệp cà phê - Các hoạt động liên quan đến thưởng thức cà phê

- Các hoạt động liên quan đến tham gia các lễ hội, sự kiện cà phê.

Mặc dù cũng nhiều hoạt động nhỏ lẻ đã được hình thành từng bước, nhưng để phát huy các giá trị có thể khai thác từ cà phê, phù hợp nhu cầu sử dụng của từng thị trường thì các sản phẩm cần được đầu tư xây dựng tổng thể, phù hợp với đặc

điểm tài nguyên trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng lợi thế sẵn có ở địa phương và có giá trị sử dụng lâu dài, bền vững.

Từ thực tế đó, đề tài đề xuất tính tổng thể khai thác các giá trị cà phê cho phát triển sản phẩm du lịch và tạo ra những trải nghiệm, những giá trị sâu sắc hơn và phù hợp hơn với nhu cầu thị trường khách, hấp dẫn và có khả năng ghi nhớ về địa phương, tạo dựng thương hiệu du lịch.

Bên cạnh đó, thì nhiều sản phẩm có liên quan cần phát triển để nâng cao tính tập trung và khả năng cảm nhận về sản phẩm du lịch tìm hiểu cà phê như: từ cà phê có thể chế tác thành các sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch, đó là: tranh làm bằng hạt cà phê, các sản phẩm mỹ nghệ và dụng cụ được làm từ cây cà phê, hay các đồ dùng trang sức được chế tác bằng hạt cà phê...

Liên quan đến cơng tác tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội, ẩm thực, các chương trình nghệ thuật, hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm du lịch...luôn xuyên suốt gắn kết giá trị của cà phê vào trong nội dung các hoạt động ấy. Nhấn mạnh vai trò chủ đạo của cà phê, đồng thời kết nối với các sản phẩm du lịch đặc thù khác, qua đó góp phần định hình thương hiệu du lịch đặc trưng Đăk Lăk.

4.1.2. Định hướng tour, tuyến, không gian phát triển sản phẩm du lịch cà phê

Để đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho Đăk Lăk, đề tài đề xuất lên kế hoạch thiết kế những chương trình tour phù hợp nhưng làm bật được nét độc đáo, hấp dẫn của sản phẩm du lịch cà phê, thường là tour ngắn ngày hoặc tour dài ngày.

- Với tour ngắn ngày: chương trình du lịch diễn ra trong ngày, xây dựng lộtrình nối các điểm tham quan trong thành phố với các tuyến tham quan du lịch khác hoặc đơn thuần là tour tham quan du lịch tìm hiểu về cà phê, có thể kể ra như: Bn Mê Thuột – Buôn Đôn – Viện cà phê Eakmak, Buôn Mê Thuột – Làng Cà phê – Bảo tàng tỉnh Đăk Lăk hay như tour cà phê: Buôn Mê Thuột – Viện cà phê Eakmak – Làng Cà Phê,...

vườn cà phê của hộ gia đình, giới thiệu đến du khách hình ảnh người đồng bào dân tộc Ê Đê vốn đã gắn bó hơn nửa thế kỷ với cây cà phê và tham quan Hồ nước Ea Nhai, một trong những hồ chính cung cấp nước cho hàng ngàn héc ta cà phê ở Đăk Lăk. Với lịch trình này có thể thiết kế tour tuyến theo hướng: Buôn Mê Thuột – Cơ sở trồng cà phê (nhà máy hoặc hộ gia đình) – Hồ Ea Nhai.

- Với hoạt động liên quan đến thưởng thức cà phê: tổ chức cho khách đi tham quan và thưởng thức cà phê ở những quán cà phê có kiến trúc đẹp, nổi tiếng, mang tính đại diện cao và đặc biệt có chất lượng thơm ngon như ở: Làng Cà phê Trung Nguyên, Thiên đường cà phê Mêhycô, Cà phê Không Gian Xưa, Cà phê Bảo Tàng, Cà phê Biệt Điện,...

- Với tour dài ngày: thường là 2 ngày 1 đêm hoặc 3 ngày 2 đêm tùy vào

nội dung chương trình tour mà kéo dàithời gian. Trong tour này, có thể đưa vào các hoạt động liên quan như:

- Hoạt động tìm hiểu sinh thái nơng nghiệp cà phê: trong ngày đầu tổ chức cho khách tham quancác vùng trồng cà phê tiêu biểu với cấp độ quy mô nhà máy hoặc hộ gia đình. Giới thiệu đến du khách về lịch sử phát triển của cà phê thơng qua các buổi nói chuyện, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia hoặc những người trồng cà phê lâu đời ở Đăk Lăk. Đưa khách đi thăm Viện cà phê Eakmak, nơi lưu giữ những tư liệu về nghiên cứu các mẫu, giống cà phê đa chủng loại. Đi thăm quy trình chế biến cà phê ướt chất lượng của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Mê Thuột.

Ngày tiếp theo đưa khách đi tham quan Trại động vật hoang dã Kiên Cường, nơi nuôi trồng và sản xuất chế biến loại cà phê chồn đặc biệt nổi tiếng thế giới, sau đó đưa khách ghé thăm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, cũng là Viện Nghiên cứu cà phê đầu tiên ở Việt Nam; Tham quan bảo tàng Đăk Lăk,

Một phần của tài liệu Luận văn (1) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w