Chỉ tiêu 2010/2009 2011/2010
Dư nợ Tăng trưởng Dư nợ Tăng trưởng
Nhóm 1 14.026 52,17% -1018 -2,49% Nhóm 2 38 32,20% 2.340 1.500% Nhóm 3 116 386,67% 268 183,56% Nhóm 4 3 3,09% 152 152% Nhóm 5 195 87,84% 89 21,34% Tổng 14.378 52,56% 1.831 4,39% NQH 352 75,37% 2849 347,86% Nợ xấu 314 89,97% 509 76,77%
(Nguồn: BCTC VIB năm 2009, 2010, 2011) Ta thấy tốc độ tăng trưởng của các nhóm nợ, tổng dư nợ và NQH, nợ xấu khơng đồng đều nhau. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng của VIB đạt tới 52,57%. Mức tăng trưởng này do các chính sách tích cực từ năm 2009 vẫn còn ảnh hưởng
đến trong năm đầu năm 2010, hơn nữa, nhờ lượng vốn tăng từ bán cổ phần cho CBA đã hỗ trợ một phần đến nguốn vốn cho hoạt động tín dụng. Đây là mức tăng tương đối tốt, vượt qua chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Tuy nhiên, tốc độ tăng của NQH và nợ xấu lần lượt là 75,37% và 89,97%, tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng dư nợ. Đến năm 2011, mặc dù tổng dư nợ chỉ tăng nhẹ (4,39%) nhưng tốc độ tăng của nợ quá hạn và nợ xấu lần lượt là 347,86% và 76,77%, điều đó chứng tỏ NQH và nợ xấu đã được tích lũy từ những năm trước. Nguyên nhân của nợ xấu chủ yếu đến từ những nguyên nhân khách quan nhưng khơng hồn tồn khơng phải do những nguyên nhân trong nội bộ ngân hàng. Nếu như ngân hàng đưa ra những chính sách tín dụng phù hợp và công tác thẩm định được thực hiện tốt, ước lượng và đưa ra những biện pháp kiểm soát rủi ro từ trước khi cho vay thì chất lượng tín dụng cũng sẽ được nâng cao.
2.2.2.5. Nhóm tiêu chí khác
Những tiêu chí đã nêu ở trên là những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng của cơng tác thẩm định. Ngồi ra, cịn có những tiêu chí khác mặc dù chỉ tác động một phần nhỏ đến công tác thẩm định nhưng nếu không liệt kê ra, khơng coi trọng nó thì cũng chưa đánh giá được tồn diện chất lượng cơng tác thẩm định tín dụng của một ngân hàng. Có thể liệt kê những chỉ tiêu đánh giá khác sau:
- Thời hạn thẩm định: Thời hạn thẩm định khoản vay của VIB được quy định tại Điều 48 trong quy chế cho vay số 1356/2006/QC-VIB ngày 23-5-2006:
+ Đối với Đơn vị cho vay: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc đối với khoản vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với khoản vay trung dài hạn kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ cho vay hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng, Đơn vị cho vay phải quyết định cho vay hay không cho vay và thông báo cho KH (nếu thuộc Mức phê duyệt) hoặc trình lên cấp có thẩm quyền (nếu vượt Mức phê duyệt).
+ Đối với cấp có thẩm quyền: Trong thời hạn khơng q 02 ngày làm việc đối với khoản vay ngắn hạn và 05 ngày làm việc đối với khoản vay trung, dài hạn kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ do Đơn vị cho vay trình, phải thơng báo chấp thuận hoặc không chấp thuận cho Đơn vị cho vay.
Nếu như so sánh quy định về thời gian thẩm định khoản vay giữa VIB và các NHTM khác thì chênh lệch về thời gian thẩm định không lớn. Như vậy, quy định về thời gian như trên vừa đảm bảo tính nhanh chóng và chặt chẽ khi thẩm định khoản vay. Tuy nhiên, trong thực tế, thời gian thẩm định một khoản vay có thể ngắn hơn so với quy định nhưng vẫn có khoản vay có thời gian thẩm định bị kéo dài bởi quy định về thời gian thẩm định khoản vay được tính từ ngày QLKH nhận được đầy đủ hồ sơ cho vay hợp lệ và thông tin cần thiết của KH cho đến lúc đưa ra đề xuất. Nhưng vì lý do khách quan nào đó mà khơng phải KH nào cũng có sự chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thông tin cần thiết ngay từ lúc nộp hồ sơ xin vay. Bên cạnh ngun nhân từ phía KH cịn có ngun nhân từ nội bộ ngân hàng VIB như QLKH hướng dẫn còn chung chung dẫn đến việc KH chưa hiểu đúng về hồ sơ, chuyển qua nhiều cấp phê duyệt khác nhau dẫn đến việc kéo dài thời gian trả lời cho KH.
- Chi phí thẩm định tại VIB: Tại VIB vẫn chưa thực hiện việc chun mơn hóa bộ phận tín dụng. Mặc dù có nhiều nhược điểm nhưng ưu điểm của nó chính là sự tinh giản về bộ máy, tiết kiệm về chi phí nhân cơng. Thêm vào đó, hiện nay VIB có mạng lưới rộng khắp trên 27 tỉnh đáp ứng được nhu cầu về giao dịch vay vốn của KH và theo quy định số 5303/2011/QĐ-2011 về Bộ tiêu chí cấp tín dụng thì các ĐVKD của VIB khơng cấp tín dụng cho KH quá phạm vi 30km (đối với KHCN) và không quá 50km (đối với KHDN), điều này không những sẽ giúp cho QLKH tập trung nắm vững về địa bàn mình phụ trách mà cịn giúp VIB tiết kiệm về chi phí đi lại khi thẩm định thực tế .
2.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG
THẨM ĐỊNH TẠI VIB
2.3.1 Kết quả đạt được trong hoạt động thẩm định tại VIB
Với sự phát triển ngày càng cao của kỹ thuật công nghệ, cũng như đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa tăng trưởng tín dụng vừa đảm bảo hạn chế
RRTD đến mức thấp nhất, VIB đã khơng ngừng hồn thiện, cải tiến quy trình, quy định cho vay để công tác thẩm định ngày càng chất lượng hơn, thể hiện ở các mặt sau:
2.3.1.1. Khả năng thu thập thông tin về khách hàng được cải thiện
Khoa học kỹ thuật và CNTT ngày một phát triển hiện đại, bên cạnh việc thu thập thông tin từ các kênh truyền thống như qua các mối quan hệ, qua báo đài..thì việc thu thập thơng tin khách hàng từ Internet trở nên phổ biến và thuận lợi, cụ thể là qua Trung tâm thơng tin tín dụng NHNN (CIC) và các website của các cơ quan ban ngành, DN có liên quan. Nếu như trước đây CIC chỉ mới cung cấp một số thông tin thô và chưa tiến hành phân tích thơng tin cũng như đánh giá, xếp loại DN thì đến nay, CIC cũng đã dần nâng cao được chất lượng cung cấp thông tin, với việc khắc phục tình trạng cung cấp thơng tin thơ mà thay vào đó là những thơng tin đã qua phân tích, xử lý, kết hợp với việc đánh giá xếp loại DN. Thơng qua các cải thiện đó của CIC, các ngân hàng đã có được một kênh quan trọng để đánh giá, thẩm định khách hàng chính xác hơn về năng lực tài chính, TSĐB, tình hình vay vốn ngân hàng và đặc biệt là mức độ uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng với ngân hàng. Từ đó, giúp cho ngân hàng có cơ sở để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, hạn chế rủi ro.
Bên cạnh đó, VIB ln chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng của hệ thống tin học ngân hàng, đặc biệt là tự động hóa việc lưu trữ, xử lý các TTTD với nhận thức thông tin là yếu tố đóng vai trị quyết định giúp cho VIB ra quyết định có đầu tư hay khơng và giúp VIB kiểm sốt việc thực hiện đúng các chính sách, định hướng kinh doanh.
VIB có bộ phận chức năng thực hiện việc lưu trữ, thu thập các thông tin về KH, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng,… dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học. Đây cũng là những nguồn cung cấp thơng tin để đánh giá chính xác
hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư.
2.3.1.2. Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định được nâng cao
VIB thường xuyên tổ chức tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sàng lọc và bổ sung đội ngũ cán bộ nhân viên (CBNV) làm công tác thẩm định đảm bảo đủ về số lượng, có chun mơn, nghiệp vụ, kiến thức về pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro.
Hai Trung tâm đào tạo với đầy đủ các trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh được đưa vào sử dụng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đào tạo của các cán bộ VIB trên khắp cả nước nói chung và QLKH nói riêng. Nếu như năm 2009 tổng số lượt đào tạo là 92 thì đến năm 2010 con số này là hơn 2000 và năm 2011 hơn 5000 lượt, theo kế hoạch năm 2012 con số này sẽ tăng lên 12.000 lượt.
2.3.1.3. Tổ chức công tác thẩm định được thực hiện tương đối chặt chẽ
- VIB thực hiện mơ hình phê duyệt tín dụng tập trung và phân cấp phê duyệt tín dụng với nhiều hạn mức khác nhau theo năng lực đã được kiểm chứng qua thực tiễn hoạt động cho từng cá nhân cụ thể mà không phân cấp phán quyết theo chức danh.
- VIB tổ chức những phịng chun mơn có chức năng kiểm tra giám sát tín dụng độc lập nhằm đảm bảo thực hiện sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên cán bộ các cấp liên quan tới hoạt động cấp tín dụng.
- VIB cũng xây dựng và thường xun rà sốt, hồn thiện các quy chế, quy trình, quy định, chính sách về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với từng thời kỳ theo khả năng quản lý và chiến lược kinh doanh của ngân hàng;
2.3.1.4. Tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức an toàn
Nền kinh tế Việt Nam chịu tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2008. Tình trạng lạm phát tăng cao, những điều chỉnh về tỷ giá, tăng giá nhiều nguyên nhiên vật liệu làm cho các hoạt động về thương mại, sản xuất, dịch vụ, xuất khẩu … đồng loạt gặp khó khăn, rơi vào đình trệ. Vì vậy nợ xấu
của hệ thống các TCTD đều có chiều hướng gia tăng. Một số ngân hàng còn bị mất vốn. Tuy vậy, tỷ lệ này ở VIB được duy trì ở mức an tồn, khơng những thấp hơn mức quy định của NHNN mà còn thấp hơn so với toàn ngành. Cụ thể: