Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VIB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 41 - 46)

- Hội đồng quản trị:

HĐQT do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có tồn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành, Ban Kiểm soát và các Ủy ban.

- Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính

hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.

- Ban điều hành:

Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, các Giám đốc khối, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

- Các khối, ban nghiệp vụ và cơng ty trực thuộc:

Tính đến 31/12/2011, VIB có:

+ 6 Khối, 4 Ban và 2 công ty trực thuộc: Khối nghiệp vụ tổng hợp, Khối quản lý rủi ro, Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối ngân hàng bán lẻ, Khối nguồn vốn và kinh doanh ngoại hối, Khối quản lý tín dụng, Ban tài chính, Ban nhân sự, Ban quản lý thương hiệu và truyền thông, Ban kế hoạch chiến lược và quản lý dự án và Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản VIB, Công ty TNHH Vibank Ngô Gia Tự.

+ 9 Vùng với 160 đơn vị kinh doanh (Sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, Quỹ Tiết kiệm) tại 27 tỉnh thành.

2.1.4. Tình hình phát triển của VIB qua 15 năm

Năm 1996 là giai đoạn VIB bắt đầu đi vào hoạt động giữa lúc nền kinh tế trong nước đang chuyển đổi qua nền kinh tế thị trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ năm 1997, các quy định về hoạt động ngân hàng vẫn chưa được thể chế bằng các quy định cụ thể. Vì vậy, từ năm 1996 đến năm 2000, VIB chỉ tập trung vào việc xây dựng cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động, quy mô hoạt động của VIB chủ yếu tại hội sở chính tại Hà Nội.

Từ năm 2001 đến năm 2005, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và ngành ngân hàng Việt Nam, VIB bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh ra khỏi địa bàn Hà Nội để xây dựng mạng lưới chi nhánh. Cơ cấu tổ chức, các văn bản hướng dẫn, quy trình quy chế nội bộ dần được hoàn thiện, bộ máy nhân sự căn bản được ổn định, thương hiệu VIB bắt đầu được nhiều người biết đến. Mặc dù có những khó

khăn nhất định nhưng từ năm 2001 mức lợi nhuận hơn 10 tỷ đồng thì đến năm 2005 VIB đã đạt mức lợi nhuận là 95 tỷ đồng, tổng tài sản từ mức 1.266 tỷ đồng đã vươn tới gần 9.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản đạt hơn 150%.

Giai đoạn 2006-2009, VIB triển khai hàng loạt dự án quan trọng như Dự án hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng bằng việc triển khai hệ thống Ngân hàng Đa năng Symbol do hãng System Access (Singapore) cung cấp, là thành viên chính thức của Tổ chức thẻ quốc tế VISA, MasterCard, hệ thống ATM chính thức đi vào hoạt động, tái định vị thương hiệu...

Giai đoạn 2009 - 2010 là giai đoạn mà hoạt động kinh doanh của VIB phát triển tột bậc và là giai đoạn bản lề để VIB thực hiện tái cấu trúc lại mơ hình kinh doanh chuẩn bị cho chiến lược kinh doanh mới. Có thể thấy rõ sự tăng trưởng vượt bậc của VIB, trở thành 1 trong 12 NHTM chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam thơng qua các chỉ tiêu chính sau:

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động của VIB từ 2009 -2011

ĐVT: tỷ đồng

Năm 2009 2010 2011

Tổng tài sản 56,639 93970 96,950

Dư nợ 27,353 41,731 43,562

Huy động vốn 34,210 60,854 57,489

Lợi nhuận trước thuế 614 1,057 849

Vốn chủ sở hữu 2,973 6,573 8,160

Vốn điều lệ 2,400 4,000 4,250

Mạng lưới chi nhánh 115 135 160

Số lượng nhân viên 2,709 3,233 4,259 (Nguồn: Báo cáo tài chính VIB 2011)

Nhưng trong năm 2011 các chỉ tiêu này chỉ tăng nhẹ, một số chỉ tiêu còn bị giảm. Nguyên nhân: Năm 2011 được coi là một năm đầy bất ổn và thách thức. Thậm chí năm 2011 vừa qua được nhìn nhận cịn khó khăn hơn cả kỳ ảnh hưởng khủng hoảng 2008 - 2009. Năm 2011, lạm phát leo thang gây căng thẳng lãi suất và huy động vốn; môi trường kinh doanh xấu đi khiến nợ xấu hệ thống gia tăng mạnh; nhiều rủi ro nghiệp vụ và cả đạo đức xảy ra yêu cầu tăng cường năng lực quản trị, điều hành; đặc biệt là sức ép tái cơ cấu hệ thống đến một cách nhanh chóng…Trong bối cảnh như vậy, VIB lựa chọn cho mình phương án phát triển kinh doanh thận trọng. Chính vì vậy, mặc dù được NHNN đánh giá “sức khỏe” thuộc nhóm tốt nhất qua cơ chế phân nhóm giao chỉ tiêu tín dụng nhưng dư nợ tín dụng của VIB năm vừa qua chỉ tăng trưởng ở mức thấp 4,2%. Bên cạnh đó, VIB cũng áp dụng chính sách trích dự phịng rủi ro đầy thận trọng trong năm 2011, Ban lãnh đạo VIB đã quyết định trích 974 tỷ đồng trong số Lợi nhuận trước thuế trước khi trích dự phịng là 1.823 tỷ đồng nên chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế cũng bị giảm 19,68% so với năm 2010.

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM

2.2.1. Thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng tại Ngân hàng thương

mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

2.2.1.1. Quan điểm, chính sách của ngân hàng về hoạt động tín

dụng và hoạt động thẩm định tín dụng.

Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách tín dụng đến chất lượng của công tác thẩm định, VIB thường xun rà sốt, hồn thiện chính sách quản lý tín dụng, quy trình giám sát tín dụng và xây dựng cơ chế quản lý các khoản nợ xấu. Đồng thời VIB thành lập Phịng chính sách và chế độ tín dụng (thuộc Khối quản lý tín dụng) và Phòng phát triển và quản lý sản phẩm (thuộc các Khối kinh doanh) nhằm hỗ trợ tốt cho hoạt động tín dụng phù hợp với yêu cầu của thị trường trong từng thời kỳ. Các Phòng chuyên trách này thường xuyên ghi nhận các phản hồi và đánh giá, rà sốt các quy chế, quy trình, chính sách, sản phẩm trong đó có sản phẩm

tín dụng đã ban hành để trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế nhằm đảm bảo sự đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp với năng lực quản trị và điều kiện hoạt động của VIB trong từng thời kỳ, phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro.

Tính đến tháng 12/2011, VIB đã ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn liên quan đến hoạt động tín dụng cho vay đối với mọi đối tượng khác hàng. Trong đó, có 90 văn bản hiện đang cịn hiệu lực, đóng vai trị là kim chỉ nam đối với các Chi nhánh trên toàn hệ thống trong việc thẩm định và ra quyết định cho vay. Trong đó quan trọng nhất phải kể đến Bộ tiêu chí cấp tín dụng tại VIB số 5303/2011/QĐ- VIB. Bộ tiêu chí được ban hành không những hướng dẫn cụ thể trong công tác thẩm định mà còn là khung chuẩn cho việc kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập tại VIB.

2.2.1.2. Quy trình thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)