Những tồn tại trong vấn đề quản lý ngoại hối

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (Trang 25 - 35)

2.3.1. Các chính sách văn bản

Dù đã có điều chỉnh, bổ sung, ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn quản lí ngoại hối nhưng các quy định của Nhà nước còn chưa chắt chẽ nên các ngân hàng thương mại lợi dụng lách luật, cạnh tranh không lành mạnh. Như hồi cuối tháng 7 năm 2009 dự kiến đưa ra “Bản thông lệ thị trường ngoại hối” do hiện nay, rủi ro trong kinh doanh ngoại hối rất lớn và rất khó kiểm soát, vì vậy, bản thông lệ này được coi là hàng phòng thủ quan trọng cần phải được thiết lập trên toàn thị trường để giúp các thành viên quản lý rủi ro một cách hiệu quả.

Thế nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc cần điều chỉnh. Trong hoạt động kinh doanh nói chung thì chuẩn mực đạo đức hay văn hóa doanh nghiệp là rất cần thiết, đặc biệt trong hoạt động kinh doanh ngoại hối chuẩn mực đạo đức là một tiêu chí rất quan trọng. Cho nên, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh ngoại hối được coi là tiêu chí hàng đầu trong bản thông lệ này. Những quy định về chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh ngoại hối vẫn còn thấp, do vậy cần phải có những quy định chi tiết hơn nhằm nâng cao chuẩn mực đạo đức cho thị trường. Thị trường ngoại hối Việt Nam gồm hai mảng lớn là liên ngân hàng và giao dịch gữa ngân hàng với khách hàng nhưng trong bản thông lệ lại chủ yếu đưa ra quy tắc trong giao dịch liên ngân hàng, mà không chú trọng đến các quy tắc giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng.

Những nguyên tắc đưa ra trong bản thông lệ này trong trường hợp giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng chưa cụ thể, cần có quy định cụ thể về những quy tắc và thông lệ trong giao dịch ngoại hối giữa ngân hàng với khách hàng. Bản thông lệ này sẽ nhận được sự đồng thuận của các ngân hàng nhưng khi các công ty tài chính cũng được kinh doanh ngoại tệ sẽ khiến cho các ngân hàng lo lắng, vì đến nay các công ty

tài chính vẫn chưa theo kịp những thông lệ đang áp dụng trên thị trường. Theo Pháp lệnh ngoại hối thì vàng khi xuất nhập khẩu cũng được coi là ngoại hối. Tuy nhiên, trong bản thông lệ này, vàng lại không được đưa vào. Vậy, nếu không đưa vàng vào bản thông lệ thì phải chăng Ban soạn thảo nên đưa ra định nghĩa được điều chỉnh trong bản thông lệ này không bao gồm các hoạt động giao dịch vàng. Bên cạnh đó, các chủ thể được điều chỉnh trong bản thông lệ chỉ ghi chung chung là các thành viên tham gia thị trường, trong khi một thông lệ (như UCP) cần phải có những định nghĩa rất rõ ràng. Ví như: ngoại hối bao gồm những gì, thành viên tham gia thị trường gồm những ai...?

“Các thành viên tham gia thị trường không chỉ có các ngân hàng mà còn có những khách hàng không phải các tổ chức tín dụng, vậy khi tham gia các khách hàng này có bị điều chỉnh bởi bản thông lệ này không?”,

Còn nhiều hạn chế trong các văn bản chính sách điều chỉnh quản lý ngoại hối nhưng “Bản thông lệ thị trường ngoại hối” đươc coi là hàng phòng thủ quan trọng cần phải được thiết lập trên toàn thị trường để giúp các thành viên quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Do đó nó chính là một minh chứng điển hình cho hạn chế trong văn bản chính sách quản lý ngoại hối

2.3.2. Tình trạng đô la hóa

Hiện tượng đôla hoá, hiện tương đối phổ biến tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Thực tế có rất nhiều yếu tố tác động đến đôla hoá ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay như yếu tố vĩ mô (tăng trưởng cao, nhưng chưa thật bền vững, chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước), yếu tố vi mô và các yếu tố khác như việc sử dụng ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân trong các giao dịch được phép thanh toán bằng ngoại tệ hay thói quen của người dân trong việc sử dụng ngoại tệ, vàng để định giá, niêm yết, thanh toán trái phép.

Theo tiêu chí của IMF, một nền kinh tế được coi là có tình trạng đô la hoá cao khi tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối tiền tệ mở rộng (FCD/M2). Dựa trên tiêu chí này, từ số liệu thống kê của IMF, người viết tiến hành tính toán diễn biến tỷ lệ đô la hóa ở Việt Nam từ quý 1/1995 đến Quý 1/2010.

Kết quả cho thấy tỷ lệ đô la hóa ở Việt Nam hiện nay đã giảm đáng kể với những năm 2000 -2003, từ mức trung bình 28%-30% xuống 16,5%-18%. Như vậy, có thể nói hiện nay Việt Nam không còn là quốc gia có tỷ lệ đô la hóa cao. Mặc dù vậy, khi so với Trung Quốc thì tỷ lệ đô la hóa của Việt Nam vẫn ở mức cao.

Đô la hoá chính thức sẽ làm mất đi chức năng của ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng của các ngân hàng. Trong các nước đang phát triển chưa bị đô la hoá hoàn toàn, mặc dù các ngân hàng có vốn tự có thấp, song công chúng vẫn tin tưởng vào sự an toàn đối với các khoản tiền gửi của họ tại các ngân hàng. Nguyên nhân là do có sự bảo lãnh ngầm của Nhà nước đối với các khoản tiền này. Điều này chỉ có thể làm được đối với đồng tiền nội tệ, chứ không thể áp dụng được đối với đô la Mỹ. Đối với vác nước đô la hoá hoàn toàn, khu vực ngân hàng sẽ trở nên bất ổn hơn trong trường hợp ngân hàng thương mại bị phá sản và sẽ phải đóng cửa khi chức năng người cho vay cuối cùng của ngân hàng trung ương đã bị mất.

Để chống lại tình trạng này, theo lãnh đạo NHNN, yếu tố tiên quyết là phải ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định giá trị đồng tiền nội tệ. Nhiều chuyên gia cho rằng, để hạn chế đôla hoá tại Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải tập hợp các giải pháp mang tính dài hạn, có lộ trình thực hiện rõ ràng và cụ thể. Trong đó cần có sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp kinh tế và biện pháp hành chính, đặc biệt là cần có sự phối hợp đồng bộ và thống nhất giữa các chính sách như chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá... Ngoài ra, sự thống nhất và hỗ trợ của các bộ, ngành liên quan cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự thành công của chiến lược chống đô la hoá.

2.3.3. Tình trạng ngoại tệ trôi nổi

Ngoại tệ trôi nổi chính là một phần ngoại tệ vào Việt Nam và được sử dụng trong nước nhưng Nhà nước ta không quản lí được. Thực tế, nguồn ngoại tệ có thể chia làm 2 loại: một nguồn thông qua ngân hàng còn một nguồn thì không. Nhà nước không thể quản lí nguồn ngoại tệ không thông qua ngân hàng vì đó là ngoại tệ của du khách đầu tư chui, kiều hối, xuất khẩu của nhân dân địa phương qua biên giới.

Quy định của pháp luật Việt Nam không cho phép các giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo...bằng ngoại hối trừ các giao dịch của tổ chức tín dụng và các giao dịch khác được cấp phép, song tại nhiều thành phố lớn, việc nhiều cơ sở kinh doanh công khai niêm yết giá bằng ngoại tệ không phải là hiếm. Điều đáng nói là cơ chế xử

phạt tại các văn bản hướng dẫn lại gặp vướng mắc do những quy định pháp luật chồng chéo.

Đứng trước tình trạng ngoại tệ trôi nổi thì NHNN hiện nay quản lý vẫn chưa tốt: Hàng năm qua đầu tư chui của nước ngoài, đô la du khách, đô la kiều hối và đô la lao động Việt Nam nước ngoài mỗi năm lên đến 3-4 tỷ USD. Đây là một số tiền rất lớn nhưng rất tiếc ngân hàng chỉ kiểm soát được một số nhỏ còn một phần thì bị kẻ xấu thu gom và chuyển ra nước ngoài giống như ở Trung Quốc và ở Liên bang Nga những kẻ tội phạm tài chính đã chuyển một số tài sản lớn ra nước ngoài trước khi bị pháp luật trong nước phát hiện. Phần khác được các tay buôn lậu thu gom nhập khẩu lậu hàng tiêu dùng bị cấm như đường thuốc lá rượu ngoại, các thứ này tuy bị cấm nhưng được bán khắp nơi trên thị trường chứng tỏ rằng phải bỏ ra những số ngoại tệ hàng nhiều trăm triệu USD để mua chúng. Nói chung là hàng tiêu dùng nước ngoài mọi thứ đều được mua sắm dễ dàng và bày bán thường khi công khai, ước số nhập khẩu lậu lên đến hàng nhiều tỷ USD mỗi năm. Số tiền này đáng lẽ được ngân hàng thu mua và dùng để nhập khẩu các nhà máy hiện đại để công nghiệp hóa Việt Nam. Vậy cần có chính sách mua thu gom quản lý các ngoại tệ trôi nổi.

2.3.4. Những hạn chế khác

Error! Bookmark not defined. Biên độ giao dịch kỳ hạn chưa phù hợp để có được ngoại tệ, ngân hàng và doanh nghiệp tự mua bán với nhau ngoài biên độ. Bởi vì NHNN chỉ quy định tỷ giá VND/USD chứ không quy định tỷ giá VND với các ngoại tệ khác mà do các doanh nghiệp. Do vây các ngân hàng, doanh nghiệp chuyển từ USD sang ngoại tệ khác không do Nhà Nước khống chế biên độ

Ngân Hàng Nhà nước là người mua bán cuối cùng trên thị trường Interbank, tác động trực tiếp đến cân bằng cung cầu ngoại tệ của các NHTM. Nhưng thị trường này chỉ có các NHTM Việt Nam, các chi nhánh lớn ở trung tâm .Vì vậy vẫn xảy ra trường hợp các chi nhánh NHTM ở địa phương vẫn thiếu ngoại tệ bán cho doanh nghiệp nên doanh nghiệp phải tự thu gom ở nhiều ngân hàng mới đủ ngoại tệ thanh toán cho nước ngoài. Do vậy nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản ngoại tệ tại nhiều ngân hàng khác nhau.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ

NƯỚC VIỆT NAM 3.1. Về mặt pháp lý

3.1.1. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản, chính sách quản lý ngoại hối

Tiếp tục hoàn thành hệ thống văn bản chính sách về quản lý ngoại hối theo một số yêu cầu cụ thể:

+) Tỷ giá phải được điều hành linh hoạt hơn nhằm khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu trên cơ sở an toàn, tạo điều kiện tiếp tục hướng tới công tác điều hành tỷ giá theo đúng quy luật cung cầu của thị trường.

+) Tiếp tục đổi mới hoạt động kinh doanh vàng theo đúng tinh thần luật doanh nghiệp, theo đó NHNN chỉ quản lý những hoạt động liên quan đến điều hành chính sách tiền tệ.

+) Tăng cường công tác quản lý ngoại hối ở khu vực biên giới trên bộ với Trung Quốc, Lào , Campuchia. Dự kiến khi hội nhập AFTA và WTO thì khối lượng hàng hóa vận chuyển , thanh toán qua biên giới trên bộ qua biên giới sẽ tăng mạnh, do đó cần có biện pháp quản lý hữu hiệu.

Một số nghị định ban hành từ năm 1998, 1999, là giai đoạn sau tài chính tiền tệ đến nay không còn phù hợp với xu hướng nền kinh tế khu vực và thế giới nên Ngân Hàng Nhà Nước cần xem xét điều chỉnh cho phù hợp. Minh bạch hoá chính sách và Cải cách hành chính đang đặt ra yêu cầu phải có một văn bản ở cấp cao hơn và sát với thực tế ở Việt Nam hơn.

Cùng với việc từng bước tự do hoá các giao dịch vãng lai, NHNN cần quy định thêm các thủ tục chuyển đổi ngoại tệ chặt chẽ để có thể dễ dàng kiểm soát nhằm tránh việc mua ngoại tệ không đúng đối tượng, sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí. Ngoài ra NHNN cần bổ sung một số quy định về quản lí các giao dịch vốn theo hướng chặt chẽ hơn, đảm bảo sử dụng vốn vay có hiệu quả và khả năng trả nợ như

qui định chặt chẽ về việc vay vốn nước Ngoài của các doanh nghiệp, các nhu cầu về ngoại tệ để trả nợ.

Nhà nước phải ban hành các văn bản pháp quy đối với các giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán.

3.1.2. Cần duy trì chính sách tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà Nước

Cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước là chế độ tỷ giá hợp lí ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay vì các doanh nghiệp Việt Nam chưa thích ứng với các biến động của thị trường. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình đổi mới còn nhiều yếu kém, thị trường ngoại hối Việt Nam còn sơ khai, quỹ dự trữ Nhà nước còn thấp. Việc điều chỉnh tỷ giá phụ thuộc nhiều vào chính sách huy động và sử dụng vốn. Vì vây việc Nhà nước ta duy trì chế độ tỷ giá này là hoàn toàn hợp lí.

3.2. Về nguồn lực con người

- Đội ngũ cán bộ phải thể hiện được sự đổi mới tư duy về nhận biết và tuân thủ một cách tối ưu những quy luật khách quan của sự vận động của hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng và thể hiện những nhận biết này trong hoạt động quản trị, điều hành của NHTW hiện đại đối với hoạt động của toàn ngành ngân hàng theo hướng tuân thủ các định hướng thị trường XHCN.

- Trình độ của cán bộ công nhân viên của Ngân hàng trung ương phải được nâng cao, có đủ kiến thức và kinh nghiệm, đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trường, nắm bắt được quy luật khách quan, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế trong điều kiện Việt Nam, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, phương thức làm việc tiên tiến, có năng lực đề xuất, tham mưu xây dựng chiến lược, định hướng, chính sách, chế độ, thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Yếu tố con người là then chốt, quyết định đến sự thành công của quá trình xây dựng Ngân hàng trung ương hiện đại.

3.3. Về công nghệ

Đóng góp vào những thành tựu quản lý ngoại hối của NHNN trong thời gian qua, không thể không kể đến vai trò của của việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng trong các lĩnh vực hoạt động.

Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của NHNN không ngừng được cải thiện, góp phần không nhỏ vào việc tăng cường hiệu quả trong thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, năng lực thanh tra giám sát, đảm nhận ngày càng tốt hơn vai trò trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Hệ thống dữ liệu của cả hệ thống ngân hàng đã được tin học hóa kết nối với cả hệ thống, cung cấp thông tin hàng ngày cho NHNN làm cơ sở hoạch định và thực thi các chính sách quản lý.

Song, tốc độ phát triển công nghệ thông tin còn chậm và cũng không theo chuẩn mực nên chưa khai thác triệt để hệ thống hạ tầng công nghệ.

Để công nghệ thực sự phát huy vai trò quan trọng là khâu đột phát trong chiến lược quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà Nước:

Ngoài những yếu tố nội sinh, đảm bảo năng lực tài chính, năng lực cán bộ để không trở thành lực cản khi muốn hiện đại hoá các hoạt động của mình đựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, thì cần thiết phải tạo dựng một môi trường pháp lý đầy đủ cho sự phát triển công nghệ một cách an toàn, hiệu quả, chẳng hạn cần phải thiết lập để bảo đảm giải quyết được những vấn đề dưới đây:

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý để bao hàm đầy đủ các dịch vụ công nghệ mới và các nhà cung ứng dịch vụ mới.

Các cơ quan quản lý phải nhận thức được tác động của loại hình mới xuất hiện này đối với thị trường thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Với sự ra đời của những công nghệ mới hiện đại trong hoạt động thanh toán ngân hàng, thì không chỉ các dịch vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w