Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các DNXD nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp xây dựng nhà nước những năm gần đây (Trang 32 - 48)

III. Hiệu quả đầu tư và các chỉ tiêu đánh giá

4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các DNXD nhà nước

4.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Bảng 10: Doanh thu thuần của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng

Năm

Ngành 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng số 1194902 1436151 1720339 2157785 2684340,9 Nông nghiệp và lâm

nghiệp 9532 11214 14313 17539 22545,6

Thủy sản 2218 1996 2912 3047,2 3602

Xây dựng 84426 111424 107267 127299,8 147934

Tài chính, tín dụng 40637 50897 82682 117548,3 155854,4 Công nghiệp khai

thác mỏ 57191 70688 97934 130500 151057,5

Công nghiệp chế biến 368310 462977 600548 725444,9 892312 Vận tải, kho bãi và

thông tin liên lạc 64737 80667 93475 122630,2 154735

….. ….. ….. …… ….. …..

(Nguồn: Niên giám thống kê 2007)

Về mảng hoạt động sản xuất kinh doanh, các DNXD vẫn thể hiện dược vai trò của mình trong nền kinh tế. Với số lượng DN hoạt động đông thứ hai trong các ngành của cả nước cộng với chi phí sử dụng vốn lớn thứ hai trong tổng số các DN thì các DNXD vẫn duy trì được mức doanh thu thuần cao thứ hai của các ngành, và đặc biệt chỉ sau ngành công nghiệp chế biến. Mức

bậc của ngành này trong việc phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước cũng như đóng góp vào thu nhập chung của toàn bộ nền kinh tế đặc biệt là trong những năm gần đây khi mà lạm phát có xu hướng tăng nhanh, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của các DNXD.

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận với số lượng DN chiếm tới 14% tổng số DN của cả nước mà tỷ lệ doanh thu thuần chỉ chiếm mức cao nhất là 7,8% (năm 2003) trong tổng doanh thu thuần của các DN là chưa thực sự tương xứng với những gì mà đất nước đã ưu ái cho “ngành đi tiên phong” trong tiến trình công nghiệp hóa đất nước. Nhưng do tính đặc thù của ngành như đã đề cập ở trên nên tỷ suất sinh lời của vốn của ngành thường ở mức thấp mà quá trình đầu tư kéo dài lại chứa đựng nhiều rủi ro do đó chúng ta cũng cần có những đánh giá thực sự khách quan về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành này.

4.2. Hiệu quả sử dụng vốn

Bảng 11: Tỷ suất lợi nhuậnbình quân của vốn đầu tư (RR)

Đơn vị:%

Năm

Ngành 2002 2003 2004 2005 2006

Nông nghiệp và lâm

nghiệp 31,59 34 38,5 41,6 47,9

Thủy sản 81 73,9 82,3 83,2 103

Xây dựng 87 94,5 67,9 62,3 59,6

Tài chính, tín dụng 11,2 10 12,5 14,4 14,8

Công nghiệp khai thác

mỏ 108,9 109,6 119,8 148,2 146

Công nghiệp chế biến 114,8 119,1 123 122 125,8 Vận tải, kho bãi và

thông tin liên lạc 82,1 79,1 76,5 77,4 78

….. ….. ….. …… ….. …..

(Nguồn: Niên giám thống kê 2007)

Bảng số liệu 11 chỉ cho chúng ta thấy rõ hơn nữa về đặc trưng cơ bản của ngành xây dựng đó là tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư là rất thấp và lại có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong tổng số các ngành đã đề cập trong đề án này thì tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư của ngành xây dựng nằm ở nhóm dưới và còn có thể tiếp tục giảm nếu dựa vào xu hướng của bảng trên. Có thể lý giải vấn đề trên là do mặc dù doanh thu thuần cao nhưng chi phí vốn sử dụng vốn cũng ở mức lớn vì vậy tỷ suất lợi nhuận không được cao. Chi phí sử dụng vốn của ngành xây dựng chủ yếu tập trung vào mua sắm máy móc thiết bị (chiếm tỷ trọng lớn do máy móc của ngành này yêu cầu khá nhiều và các Dn trong nước vẫn chưa tự sản xuất được), tiền mua nguyên vật liệu phục vụ

cho sản xuất như xi măng, sắt thép….chịu tác động tăng cao của lạm phát, nguồn cung hạn chế do thiếu hàng và các DN đầu mối đầu cơ do đó chi phí vốn bỏ ra tăng nhanh hơn doanh thu thuần. Ngoài ra máy móc chủ yếu hoạt động ở điều kiện ngoài trời do đó mức độ khấu hao cũng nhanh hơn các ngành khác và vấn đề đầu tư mới tài sản cố định cũng cấp thiết hơn.

4.3. Hiệu quả xã hội.

Bảng 12: Mức độ gia tăng chỗ việc làm trong các ngành

Đơn vị: chỗ làm.

Năm

Ngành 2002 2003 2004 2005 2006

Nông nghiệp và lâm

nghiệp - -4843 3237 4119 -1684

Thủy sản - -8835 742 -1148 -1036

Xây dựng - 62790 77395 66795 -9261

Tài chính, tín dụng - 6861 15174 14144 8683

Công nghiệp khai thác

mỏ - 7266 3010 9474 4935

Công nghiệp chế biến - 354461 335676 206306 302241 Vận tải, kho bãi và

thông tin liên lạc - 25406 18503 4311 24297

….. ….. ….. …… ….. …..

Qua các thời kỳ nghiên cứu từ năm 2002 đến năm 2006, ngành xây dựng đã góp phần tạo ra một lượng lớn việc làm cho người lao động cụ thể là năm 2003 tạo ra thêm 69395 việc làm, 2004 tạo ra thêm 77395 việc làm… Điều này không những góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động mà còn tạo ra thu nhập ổn định cho một bộ phận lớn dân cư (~1triệu người), góp phần

ổn định an ninh trật tự xã hội, góp phần giúp đất nước đạt được các mục tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội.

Quá trình đào tạo, thực nghiệm và các khóa tập huấn nâng cao đã góp phần nâng cao trình độ của người lao động, hướng ra cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Ngoài ra, ngành còn góp phần nang cao vị thế và uy tín của quốc gia thông qua các công trình xây dựng với chất lượng tốt ở các nước bạn Lào, Campuchia về các lĩnh vuwcjnhuw xây dựng nhà dân cư hay các công trình điện….

Hơn nữa do đặc thù của ngành là các thành quả xây dựng thường phát huy tác dụng lâu dài vì vậy chúng ta không thể đánh giá được hết các tác động của ngành xây dựng đối với sự phát triển kinh tế của các nhóm dân cư cũng như sự phát triển của đất nước trong ngắn hạn mà chỉ có thể đưa ra được các đánh giá trong từng thời kỳ nhất định mà tác động của mỗi thời kỳ lại là khác nhau. Tuy nhiên chúng ta có thể khẳng định rằng ngành xây dựng trong những năm gần đây luôn là một trong những ngành đi đầu trong công cuộc xay dựng đát nước. Mặc dù ngành vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục song với quyết tâm của toàn ngành cộng với sự giúp đỡ của các ngành khác cũng như toàn xã hội thì trong tương lai gần ngành sẽ có những bước phát triển vững mạnh hơn.

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG 1. Trong đầu tư XDCB

Đầu tư XDCB là hoạt động nhằm tái tạo tài sản cố định của DN. Hoạt động này đòi hỏi vốn lớn chiếm tỷ lệ cao trong đầu tư phát triển của DN.

Thứ nhất gắn trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan đến việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả đầu tư của công trình. Trong đầu tư xây dựng cơ bản từ

nguồn vốn nhà nước, tình trạng yếu kém trong quản lý, gây lãng phí, thất thoát, tham nhũng, làm giảm hiệu quả đầu tư được phân chia tới mỗi cá nhân, tổ chức liên quan đến khâu thực hiện. Cụ thể, đó là trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan đến việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả đầu tư của công trình, trong đó bao gồm cả trách nhiệm của chủ đầu tư, tổ chức tư vấn, đơn vị khảo sát thiết kế và đơn vị thi công.

Ngoài ra để giảm bớt phí tổn về vốn cần lựa chọn các nguồn vốn có phí tổn thấp nhất và tối thiểu hoá lượng vốn sử dụng cho việc sản xuất ra một đơn vị sản lượng, hoặc thực hiện một khối lượng dịch vụ nhất định. Do đó, cần khai thác các nguồn vốn khác nhau, đặc biệt nguồn vốn nợ, vì đó là một nguồn vốn đòi hỏi tưong đối thấp đối với các DN và tạo khả năng mang lại thu nhập cao hơn. Ngoài ra, cần tìm các biện pháp giảm bớt nhu cầu về vốn, như giảm nhu cầu về vốn dự trữ, giải quyết tốt khâu thanh toán, rút ngắn chu kì sản xuất trong phạm vi công nghệ cho phép.

Thứ hai là nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Muốn nâng cao

hiệu quả đâu tư không cách nào hay hơn nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản được đầu tư. Mà muốn nâng cao hiệu quả thì cần khai thác tối đa năng suất, giảm thời gian tác nghiệp, hợp lý hoá dây chuyền công nghệ, đảm bảo nghiêm ngặt chế độ duy tu bảo dưỡng máy móc thiết bị, áp dụng chế độ khuyến khích

vật chất và trách nhiệm đối với quản trị và sử dụng tài sản cố định. Đồng thời doanh nghiệp cần tổ chức tốt quá trình sản xuất theo nguyên tắc cân đối, nhịp nhàng và liên tục.

Trong đó yêu tố quan trong nhất là khai thác tối đa công suất .Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng nhiều nhà máy, nhiều dây chuyền, thiết bị sau khi đầu tư xong chỉ sử dụng được 2/3; 1/3 thậm chí là bỏ không. Nguyên nhân thì có lý do cơ bản là thiếu thị trường và thiếu vùng nguyên liệu (đối với các nhà máy chế biến nông sản ).

Để khắc phục vấn đề thị trường DN cần nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, đẩy mạnh công tác Marketing (khâu này hiện nay rất yếu trong các DNNN ), mặt khác tích cực tìm kiếm thị trường, vươn ra thị trường bên ngoài nước để ổn định sản xuất kinh doanh do thị trường nước ngoài thường có nhu cầu lớn. Tuy nhiên, thị trường nước ngoài luôn đòi hỏi “sản phẩm” chất lượng với mẫu mã đẹp đồng thời mức độ cạnh tranh lại cao hơn. Đồng thời với việc mở rộng hơn nữa thị trường sản phẩm của DN, các DN cần cân đối không để các chế độ khuyến vật chất đối với người quản lý và sử dụng tài sản cố định.

Thư ba là Tăng cường đầu tư đổi mới tài sản cố định đặc biệt là đổi mới, hiện đại hoá máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp cho sản xuất.

Đa số các DNNN hiện nay trang bị những máy móc kém chất lượng, lạc hậu cũ kĩ dẫn đến sản phẩm sản xuất ra có chất lượng thấp, chi phí cao, mẫu mã không phù hợp do đó không cạnh tranh đựơc với hàng hoá của tư nhân, của nước ngoài, không tạo được thương hiệu cũng như chỗ đứng trên thị truờng. Vì thế nên nhu cầu vốn của các doanh nghiệp là rất lớn . Trong khi hiện tại nhà nứoc đang cắt giảm dần ngân sách cho các DNNN để tăng tính tự chủ, vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng thì có lãi suất cao gây khó khăn lớn cho các DN. Họ không có đủ vốn để thay đổi công nghệ hay tạo ra

bước ngoặt mà chỉ có thể vay một lượng vốn nhỏ để mua sắm sửa chữa bổ xung .

Như vậy các DN cần phải tìm tòi, nghiên cứu xây dựng các dự án phương án đầu tư tối ưu có hiệu quả cao nhất nhằm thu hút vốn đầu tư của nhà nước, có lợi nhuận trên vốn lớn (IRR > r) để tận dụng các khoản vay ngân hàng. Mặt khác thì phải mở rộng quan hệ tích cực tìm kiếm các đối tác đặc biêt là đối tác nước ngoài nhằm huy động nguồn vốn của họ tiếp xúc với các trang thiết bị hiện đại tiên tiến có năng suất hiệu quả cao, cũng như tiếp thu kĩ thuật - kinh nghiệm quản lý.

2. Trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có vị trí quan trọng đặc biệt trong doanh nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao mới đảm bảo chiến thắng trong cạnh tranh. Do vậy đầu tư một cách có hiệu quả cho phát triên nguồn nhân lực là hoàn toàn cần thiết.

+ Đào tạo và đào tạo lại các nhà quản trị doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập.

Lâu nay, nước ta chưa thật sự coi trọng vấn đề này, vẫn ít nhiều coi giám đốc DNNN như là một chức “quan”, mà chưa thực sự coi giám đốc DNNN là một nghề chuyên môn có yêu cầu rất cao. Do đó, trong thực tế sử dụng cán bộ quản lý DNNN vẫn còn tình trạng tuỳ tiện, lúc điều chuyển làm ở doanh nghiệp này, khi điều chuyển làm ở doanh nghiệp khác, thậm chí điều lên làm cán bộ quản lý nhà nước hoặc ngược lại. ở các nước có nền kinh tế phát triển, các trung tâm đào tạo cán bộ quản lý, về cơ bản, đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ quản lý nhà nước theo các chương trình khác nhau. Để tạo lập được nguồn cán bộ quản lý doanh nghiệp tài giỏi, cần tiến hành nghiên cứu phân tích quy trình đào tạo và sử dụng hai loại cán bộ quản lý như đã đề cập ở phần trên.

Ngoài các yêu cầu chung như mọi cán bộ quản lý doanh nghiệp khác, cán bộ quản lý DNNN còn có những đặc thù riêng, mà việc am hiểu cũng như hoá giải được các đặc thù đó theo hướng có lợi cho DNNN chính là cơ sở hàng đầu để đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý DNNN.

Đặc thù thứ nhất là cơ chế gắn kết lợi ích cá nhân của cán bộ quản lý với hiệu quả hoạt động của DNNN không đủ mạnh và không rõ ràng. Không có một nước nào cho phép các DNNN tự trả lương cho cán bộ quản lý doanh nghiệp đủ mức kích thích họ quan tâm đến lợi nhuận của DNNN như các doanh nghiệp tư nhân. Thậm chí ở Việt Nam, lương của giới quản lý DNNN là bản sao có điều chỉnh không đáng kể thang bảng lương công chức nhà nước và cơ bản là thấp hơn lương cán bộ quản lý doanh nghiệp tư nhân cùng loại, cùng quy mô, nhất là so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do thực tế đó, nhiều cán bộ quản lý DNNN giỏi có xu hướng chuyển qua làm việc cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Đặc biệt, DNNN khó tuyển được các sinh viên giỏi. Nhiều nước trên thế giới tìm cách tách chế độ tiền lương của cán bộ quản lý DNNN ra khỏi bảng lương công chức, viên chức dưới hình thức các hợp đồng, giao khoán trách nhiệm quản lý. Việt Nam có lẽ cũng nên làm như vậy. Một phần ý tưởng này đã được thể hiện ở Luật DNNN sửa đổi (năm 2003), nhưng cơ chế thực hiện chưa đầy đủ và rõ ràng. Nên chăng, Nhà nước cần quy định rõ mức lương, thưởng của cán bộ quản lý DNNN gắn với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp này (lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước hoặc các mục tiêu định lượng khác về doanh số, lợi nhuận trên vốn sở hữu hoặc quy mô dịch vụ xã hội v.v...) theo cả hai hướng: nếu tốt thì thưởng luỹ tiến, nếu yếu kém thì phạt theo mức yếu kém. Hơn nữa, cần chuẩn hoá và công khai trách nhiệm, lợi ích của cán bộ quản lý DNNN theo các hợp đồng khoán hoạt động (hoặc khoán quản lý) các DNNN; quy định rõ các cam kết trách nhiệm về phương thức hoạt động và lợi ích cụ thể giữa cán bộ quản lý DNNN và cơ quan quản lý nhà nước, thậm chí nên xác định rõ hơn, chế tài

DNNN. Đã có nhiều nước trên thế giới thực thi cơ chế hợp đồng trách nhiệm này. Nếu Nhà nước quyết tâm thực hiện cam kết và áp dụng cơ chế cạnh tranh giữa các DNNN với nhau hoặc với doanh nghiệp tư nhân, thì cơ chế gắn kết lợi ích này tuy chưa hoàn thiện, nhưng cũng cho thấy đây là hình thức hữu hiệu có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của cán bộ quản lý trong DNNN. Để cơ chế hợp đồng có hiệu quả, cần bổ sung quy chế giám sát (thông qua các cơ quan độc lập và có đủ thẩm quyền của Nhà nước) nhằm hạn chế tình trạng cơ quan quản lý nhà nước không nắm chắc thông tin của DNNN.

- Tính đặc thù thứ hai hiện nay là cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ quản lý chưa rõ ràng. Do các DNNN thường được thành lập và vận hành phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, nên mặc dù ngày nay, Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp xây dựng nhà nước những năm gần đây (Trang 32 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w