Con đƣờng du nhập của các sinh vật ngoại lai xâm hại 1 Con đƣờng du nhập của các sinh vật ngoại lai xâm hại.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc (Trang 71 - 73)

3.4.1. Con đƣờng du nhập của các sinh vật ngoại lai xâm hại.

Hiện nay có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau về các con đường du nhập hay phương thức xâm lấn của sinh vật ngoại lai như

- Du nhập có chủ định (Do con người chủ động nhập như một thứ hàng hoá). - Du nhập không chủ định (như nhờ các phương tiện như: mưa, gió, bão, nước biển dâng, các phương tiện vận tải, bao bì đóng gói hàng hố, hàng hố, con người….).

Cũng có ý kiến chia làm hai loại:

- Xâm lấn nhân tạo ( có sự trợ giúp, tác động của con người hay phương tiên khác).

- Xâm lấn tự nhiên (xảy ra trong tự nhiên của bão, mưa, gió…).

Mỗi lồi sinh vật nói chung và sinh vật ngoại lai nói riêng đều có con đường du nhập khác nhau. Khơng có số lượng du nhập cụ thể và chung nhất cho loài xâm hại. Số con đường du phập phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Nước xuất xứ của sinh vật ngoại lai

- Quan hệ buôn bán của nước xuất xứ sinh vật ngoại lai và nước nhập khẩu - Những phương tiện giao thông sử dụng đi lại giữa hai quốc gia.

- Mức độ đi lại của nhân dân hai nước. - Khoảng cách địa lý giữa hai nước.

Tuy nhiên, có một số con đường du nhập chủ yếu và quan trọng mà nhiều lồi sinh vật ngoại lai thường có là:

- Sinh vật ngoại lai là hàng hố nhập khẩu (giống cây trồng vật ni mới); - Sinh vật xâm hại là quà tặng (đồ chơi, quà lưu niệm);

- Sinh vật ngoại lai bám dính theo hàng hố q cảnh hoặc chuyển cửa khẩu; - Sinh vật ngoại lai bám dính theo người và tư trang cá nhân (giày dép, quần áo, ba lô, túi sách…);

- Sinh vật lạ bám dính theo các phương tiện vận chuyển (ơ tô, máy bay, tàu biển, cano, cong ten nơ…);

- Sinh vật lạ lẫn trong đất bám dính theo người, bao bì đóng gói hàng hoá, phương tiện vận chuyển;

- Sinh vật ngoại lai lẫn trong hàng hố phục vụ ngoại giao đồn, qn sự hoặc phục vụ các dự án đặc biệt được miễn trừ kiểm tra, kiểm soát hải quan;

- Sinh vật ngoại lai phát tán nhờ chim di cư (đặc biệt đối với các loại hạt của một số loài cây mà chim ăn quả mà chúng thải hạt ra vùng chúng di cư tới);

- Sinh vật lạ phát tán nhờ gió, bão đặc biệt là các trận lốc xoáy;

- Sinh vật ngoại lai được phát tán nhờ thuỷ triều, đặc biệt là các trận sóng thần.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc (Trang 71 - 73)