Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo nội dung

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động của tập Đoàn Vinashin (Trang 25 - 34)

III. Tổng quan về tình hình đầu tư tại Công ty Vinashin motor

1. Vốn, nguồn vốn đầu tư tại Công ty

1.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo nội dung

1.2.1. Đầu tư xây dưng cơ bản.

Trong thời gian qua, Công ty Vinashin motor đã dành khối lượng vốn không nhỏ để tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản. Trong năm 2008, công ty đã xây dựng nhà xưởng số 1 khu công nghiệp tàu thuỷ Kim Thành- thành phố Hải Dương trị giá 12 tỷ đồng; mở rộng nhà xưởng tại khu công nghiệp Lai Vu, thành phố Hải Dương với diện tích 126.220,8 m2 trị giá 11,2 tỷ đồng.

1.2.2. Đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới máy móc thiết bị ở doanh nghiệp nghiệp

Công nghệ có thể hiểu là tập hợp các công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực sản xuất thành sản phẩm nhằm mục đích sinh lời. Công cụ gồm hai phần là phần cứng và phần mềm. Phần cứng của công nghệ là máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ…Phần mềm của công nghệ là kỹ năng, bí quyết công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Như vậy khái niệm công nghệ bao gồm cả máy móc thiết bị. Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ là một hình thức của đầu tư phát triển nhằm hiện đại hóa dây chuyền công nghệ và trang thiết bị, tăng năng lực sản xuất kinh doanh cũng như cạnh tranh của sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và để đối phó với các đối thủ canh tranh tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường đặc biệt là trong thời kì khó khăn trong những năm gần đây, doanh nghiệp cần phải quan tâm đổi mới máy móc thiết bị công nghệ, tăng năng suất lao động.

Trong thời gian vừa qua, công ty đã dành phần vốn khá lớn đầu tư vào TSCĐ, đổi mới máy móc thiết bị cụ thể như sau:

Bảng 4: Danh mục đầu tư vào TSCĐ Đơn vị: Đồng STT Mã TS Tên tài sản 2006 2007 2008 1. NH Nhà cửa, VKT 39.212.931.875 39.212.931.875 39.212.931.875 2. VT PT vận tải, truyền dẫn 7.166.506.907 7.166.506.907 7.166.506.907 3. DC Thiết bị, dụng cụ quản lý 1.388.141.830 2.738.419.830 3.286.103.796 4. TB Thiết bị, dây chuyền 24.998.008.873 27.474.023.956 29.452.198.079 5. MA Máy móc 68.719.035.817 69.076.715.656 71.115.278.423 6. KE Khuôn ép 25.372.307.714 24.013.307.714 24.013.307.714 7. MK Máy khác 2.270.993.872 2.270.993.872 2.270.993.872 Tổng TSCĐ HH 169.127.926.888 171.952.899.111 176.517.320.012 8. DD Quyền sử dụng đất 103.067.142.857 107.296.627.139 107.296.627.139 Quyền sủ dụng đất 4.229.484.282 4.229.484.282 Thương hiệu Vinashin 103.067.142.857 103.067.142.857 103.067.142.857 Tổng TSCĐ VH 103.067.142.857 107.296.627.139 107.296.627.139 Tổng cộng 272.195.069.745 279.249.526.250 283.813.947.100

Như vậy có thể thấy công ty luôn dành một phần rất lớn từ nguồn vốn đầu tư phát triển để đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới máy móc thiết bị. Khối lượng vốn này tăng hàng năm và luôn chiếm trên 80% tổng lượng vốn đầu tư. Trong năm 2007-2008 công ty đã tăng lượng vốn đầu tư cho thiết bị, dụng cụ quản lý như ô tô Volkswagen 584.223.831 đồng hay nội thất văn phòng số 11 Phạm Hùng trị giá 439.688.005. Ngoài ra để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực lắp ráp, kiểm tra động cơ xe máy, Vinashin motor còn chú trọng đến việc đổi mới thiết bị dây chuyền như dây chuyền lắp ráp động cơ xe máy đồng bộ trị giá 2.645.970.000 đồng (2008) tăng 1,7 lần so với năm 2006, dây chuyền sản xuất dây điện xe máy 3.099.241.869 đồng (2008) tăng 1,8 lần so với năm 2006. Và đặc biệt là tăng lượng vốn đầu tư cải tiến máy móc như máy ép nhựa SZ400/180…

1.2.3. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Đầu tư cho nguồn nhân lực là một trong những hoạt động đầu tư không thể thiếu được ở bất kỳ một tổ chức hay doanh nghiệp nào. Trong thời đại ngày nay, trí tuệ, tri thức đã trở thành yếu tố bao trùm quyết định tính chất, đặc trưng của thời đại và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của tất cả các quốc gia. Quốc gia nào nắm được nhiều tri thức, quốc gia đó sẽ ở vị trí chi phối nền kinh tế toàn cầu, khu vực nào hội tụ được nhiều tri thức nhất khu vực đó sẽ trở thành trung tâm của nền kinh tế thế giới. Chính điều này đã tạo ra những thời cơ, thách thức lớn cho bất kỳ quốc gia nào biết đầu tư có hiệu quả làm tăng nhanh chất lượng của nguồn nhân lực con người trong quá trình cạnh tranh.

Bên cạnh đó, nó cũng đặt ra những thách thức mới, những nguy cơ tụt hậu, lạc hậu ngày càng xa đối với các quốc gia đang trên đà phát triển.

Việt nam đang ở vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì thế nhân tố con người càng được coi trọng hơn bao giờ hết. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một đòi hỏi khách quan và vô cùng cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Vinashin motor cũng nhận thức được đầy đủ về vấn đề này, do đó trong thời gian qua công ty đã rất quan tâm đầu tư cho đội ngũ lao động. Hiện nay, ở công ty số lượng người lao động từ khi liên doanh với tập đoàn Vinashin biến động không nhiều, tổng số lao động của công ty là 152 người. Đội ngũ lao động công tác trong công ty luôn được chọn lọc kỹ càng và có trình độ chuyên môn nhất định.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường là sự lớn mạnh của các đối thủ cạnh tranh. Có được điều đó là do các doanh nghiệp này có một đội ngũ quản lý cùng các công nhân nói chung là nguồn nhân lực có chất lượng. Bởi vì chất lượng lao động là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định tới khả năng hoạt động kinh doanh của công ty, chính vì vậy đầu tư nâng cao chất lượng của lao động là một trong những yêu cầu mang tính chất sống còn không chỉ ở riêng Vinashin motor mà ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng lao động của công ty được cụ thể thông qua các chính sách đào tạo, lương, thưởng, trợ cấp được áp dụng cho người lao động. Trong từng giai đoạn khác nhau công ty áp dụng những chính sách khác nhau cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của công ty, nhưng nhìn chung lại tất cả nhằm mục đích khuyến khích người lao động đóng góp một cách tốt nhất khả năng của mình vào công ty.

Hàng năm công ty luôn dành một số vốn không nhỏ nhằm tổ chức đào tạo tập huấn cho cán bộ công nhân nâng cao trình độ. Số vốn này tăng dần

qua các năm, chiếm khoảng từ 0,5% tới 0,8% tổng chi phí toàn công ty. Tình hình cụ thể như sau:

Công tác tuyển dụng: nguồn lao động của công ty chủ yếu được thu hút từ 3 nguồn chính là: từ các trường Đại học, cao đẳng; con em cán bộ công nhân viên trong công ty và tuyển dụng tại các trung tâm giới thiệu việc làm. Để đáp ứng được yêu cầu về nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên nên hàng năm công ty luôn có chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nhân tài vào làm việc cho công ty. Hiện nay, nguồn nhân lực chủ yếu vào làm việc được công ty tuyển dụng tại các trường Đại học lớn trong cả nước như đại học Kinh Tế Quốc Dân, học viện Tài Chính, Đại học Ngoại Thương…đối với các phòng kinh doanh, phòng kế toán tài chính, phòng marketing, phòng xuất nhập khẩu…còn đối với phòng dự án, phòng xây dựng cũng được chọn lọc rất kỹ lưỡng từ khối các trường kỹ thuật như Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông vận tải, ĐH Bách khoa Hà nội…

Công tác đào tạo: công ty có nhiều hình thức đầu tư trong lĩnh vực đào tạo nguồn lao động đặc biệt là nguồn lao động trẻ. Trong năm 2007 công ty đã tổ chức được 32 lượt người tham gia vào các khoá đào tạo trong nước: 6 người được đào tạo nâng cao khả năng quản lý, 15 người tham gia vào các khoá đào tạo về tiếp thị sản phẩm, marketing và nghệ thuật thu hút khách hàng; 7 người được đào tạo để nâng cao công tác lập dự án, quản lý dự án… Ngoài ra, hàng năn theo định kỳ công ty còn mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân ngay tại nhà máy. Đây là một trong các hoạt động đầu tư nhằm nâng cao trình độ công nhân, giúp công nhân sử dụng thành thạo dây chuyền, máy móc thiết bị hiện đại tại phân xưởng, nhà máy, bởi vì đào tạo tại phân xưởng sẽ tạo điều kiện giúp công nhân nhanh chóng tiếp thu và giảm thiểu thời gian làm quen với công việc, giảm thất thoát trong đầu tư.

Đầu tư phát triển năng lực quản lý: lực lượng cán bộ quản lý ở công ty Vinashin motor tuy không đông đảo tuy nhiên lại có tính chất quyết định tới sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì đây là những người đưa ra những quyết định quan trọng nhất, là những người định ra các mục tiêu và phương hướng, biện pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đó. Biểu hiện của hoạt động quản lý hiệu quả ở công ty là việc các phòng ban, bộ phận trong công ty luôn phối hợp vơi nhau một cách tôt nhất mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh; luôn đưa ra các quyết định chỉ đạo giải quyết các vấn đề một cách chính xác và kịp thời. Đứng trước tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong hoạt động quản lý công ty đã không ngừng đầu tư phát triển nguồn nhân lực này.

Bảng 5: Tình hình sử dụng vốn đầu tư nâng cao chất lượng lao động

Năm 2006 2007 2008

Chi phí đào tạo thường xuyên 212 250 275

Chi phí tập huấn nước ngoài 136 95 170

Chi phí đầu tư khác 20 25 29

Tổng vốn đầu tư nâng cao chất lượng lao động

368 370 474

1.2.4. Đầu tư cho các hoạt động marketing, củng cố uy tín và thương hiệu. hiệu.

Trong bối cảnh hiện cạnh trạnh khốc liệt hiện nay yếu tố quyết định tính trung thành của khách hàng trong việc tiêu thụ một loại hàng hoá sản phẩm nào đó không chỉ nằm ở chất lượng mẫu mã của hàng hoá sản phẩm (bởi vì hiện nay chất lượng không phải là điều đáng ngại nữa) mà nằm ở hoạt động marketing quảng bá thương hiệu sản phẩm, hoạt động marketing đã dần dần

trở thành một hoạt động mang tính chiến lược để tạo nên doanh số cho bất kỳ một công ty. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển thì phải nắm vững những kiến thức và kỹ năng của hoạt động Marketing, đó là hỗn hợp Marketing hay là marketing mix. Nó bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối, chiến lược về giá và chiến lược chiêu thị. Trong đó chiến lược chiêu thị là rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Hoạt động chiêu thị bao gồm bốn yếu tố: quảng cáo, bán hàng trực tiếp, khuyến mãi, và quan hệ công chúng. Mỗi yếu tố đều có vai trò đặc trưng riêng nhưng chúng luôn được kết hợp lại trong một nỗ lực nhằm thông báo cho người tiêu dùng về sự có mặt của những sản phẩm, thuyết phục người tiêu dùng về những đặc tính nổi bật của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh và nhắc nhở họ tiêu dùng những sản phẩm đó. Một chiến lược chiêu thị hợp lý bao giờ cũng mang lại cho doanh nghiệp những thuận lợi cơ bản, giúp gia tăng doanh số, sự ưa thích và trung thành với nhãn hiệu, tạo ra hình ảnh thuận lợi cho doanh nghiệp trong cạnh tranh.

Xuất phát từ vai trò quan trọng đó, đầu tư cho hoạt động chiêu thị ( quảng cáo, bán hàng, khuyến mại…) là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Quan tâm đầu tư đúng mức có trọng tâm cho công tác này là cách để doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác trên cùng một thị trường. Vì thế, trong thời gian qua công ty Vinashin motor đã luôn chú trọng tới hoạt động marketing quảng bá thương hiệu của mình, tạo lòng tin cho khách hàng về sản phẩm. Thông qua hoạt động đầu tư công ty đã thực hiện khá tốt điều này trong cả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhận thức sâu sắc về vấv đề thương hiệu, Vinashin đã nỗ lực xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình đối với khách hàng. Có thể thấy rằng Vinashin là một tập đoàn lớn mạnh trong ngành công nghiệp tàu thuỷ nước ta, ngày một khẳng định vị thế trên thương trường không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ và xe máy Vinashin là một doanh nghiệp trực thuộc tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Vinashin được thành lập trên cơ sở góp vốn giữa công ty cổ phần xe máy Lisohaka và tập đoàn Vinashin cũng đang dần khẳng định vị thế trên thị trường. Công ty mang hai thương hiệu nổi tiếng Lisohaka và Vinashin do đó rất có lợi thế trong việc quảng bá sản phẩm. Xe máy mang nhãn hiệu Lisohaka đã được đông đảo người tiêu dùng biết đến trong suốt thời gian qua và đặc biệt ngay từ khi đi vào hoạt động, Vinashin motor đã sản xuất, lắp ráp và cho ra đời xe máy Lisohaka vinashin với chất lượng không thua kém bất kỳ sản phẩm cùng loại. Vinashin motor không chỉ được biết đến trong lĩnh vực sản xuất động cơ, phụ tùng ô tô, xe máy mà còn vươn tới nhiều lĩnh vực đầu tư khác như khu vui chơi giải trí, sân golf…Do đó việc quảng bá thương hiệu là tất yếu. Hàng năm công ty đầu tư một khoản tiền không nhỏ nhằm triển khai hoạt động quảng bá thương hiệu của công ty. Năm 2006, công ty đã đầu tư 1,5 tỷ đồng và vào năm 2007 là 1,9 tỷ đồng vào việc quảng cáo tiếp thị, tiếp khách giao dịch với khách hàng nhằm khẳng định và nâng cao vị thế của công ty trong lòng người tiêu dùng. Hiện nay, mạng lưới tiêu thụ của công ty được mở rộng ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong đó có ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng.

b, Chiến lược giá.

Công ty xác định giá bán theo định hướng đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và đảm bảo tính chủ động cho hệ thống phân phối. Chính sách giá được Công ty thay đổi một cách linh hoạt, phù hợp với tình

hình sản xuất kinh doanh và tình hình thị trường theo từng thời kỳ, tạo ra sự chủ động trong việc tham gia và mở rộng thị trường. Việc chuyển giao cơ chế giá đảm bảo sự phù hợp với mô hình tổ chức kênh phân phối như trên nâng cao trách nhiệm của các đơn vị trong việc kiểm soát chi phí.

c, Xúc tiến bán hàng.

Công ty đã xây dựng phương thức bán hàng nhằm phát triển thị trường thông qua chính sách hỗ trợ đầu tư ban đầu cho khách hàng.

IV. Đánh giá tình hình quản lý hoạt động đầu tư tại công ty Vinashin motor. motor.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều biến động, giá nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, vật tư diễn biến phức tạp và khó dự đoán, bên cạnh đó công ty luôn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực mà công ty tham gia kinh doanh như sản xuất, lắp ráp hoàn chỉnh ô tô, xe gắn máy và phương tiện giao thông vận tải…..Tuy nhiên, với sự quan tâm, hỗ trợ, chỉ đạo sát sao, kịp thời về mọi mặt của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Vinashin, Ban Lãnh đạo Công ty Vinashin motor đã xây dựng kế hoạch, chiến lược đầu tư đúng đắn, phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn, đưa ra những giải pháp sản xuất kinh doanh phù hợp để từng bước ổn định và phát triển, cùng sự nỗ lực, tinh thần làm việc nhiệt tình của cán bộ công nhân viên trong Công ty , về cơ bản nhiệm vụ kế hoạch của Công ty đã được hoàn thành.

Bên cạnh đó vấn còn những khó khăn còn tốn tại trong việc hoạch định các chiến lược đầu tư, lập dự án đầu tư.

Hoạt động đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng nguồn nhân

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động của tập Đoàn Vinashin (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w