Các nhân tố tác động đến giá vàng trong nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mô hình dự báo giá vàng việt nam (Trang 42 - 47)

2.2.1. Giá vàng thế giới

Hiện nay, với xu thế tồn cầu hóa, tự do thương mại giữa các quốc gia, giá vàng trong nước phụ thuộc vào giá vàng thế giới do khi giá vàng thế giới và giá vàng trong nước có chênh lệch thì lập tức giá vàng trong nước sẽ lập tức điều chỉnh thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.

Mặc dù, tại một số thời điểm, giá vàng trong nước có chênh lệch so với giá vàng thế giới, có thể do sự chi phối của nhà nước, do tâm lý hoặc có sự xuất hiện của các nhà đầu cơ, …nhưng sự chênh lệch này khơng duy trì được lâu và sẽ bị phá

vỡ bởi quy luật cung cầu: Giá vàng trong nước cao dẫn đến các nhà đầu tư tiếp tục nhập khẩu, cung vàng tăng dẫn đến giá vàng giảm. Giá vàng trong nước thấp dẫn đến hành động xuất vàng ra nước ngồi tìm kiếm lợi nhuận, cung vàng giảm dẫn đến giá vàng tăng trở lại khiến cho giá vàng trong nước tiếp tục theo sát với giá vàng thế giới.

Hình 3.11: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế

giới từ năm 2008 đến tháng 07/2011 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2008 2009 2010 2011 P_VN P_TG 2.2.2. Tỷ giá VND/USD

Đối với nguồn vàng có được từ nhập khẩu, giá vàng theo thông thường được mua bán theo đơn vị: USD/ounce, do đó, tỷ giá VND/USD là một trong các yếu tố quan trọng tác động đến giá vàng trong nước của lượng vàng này.

Khi nhu cầu USD tăng bởi nhiều yếu tố kinh tế tác động, trong đó có một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp như: tăng lãi suất tiền gửi đồng USD, các chỉ số sức mạnh của nền kinh tế Mỹ tăng bền vững và chính trị bình ổn, … USD sẽ được định giá cao hơn, khi đó giá vàng sẽ được điều chỉnh lại thông qua quy đổi. Về mặt quy đổi trong mối tương quan của các cặp tiền tệ, khi USD tăng thì giá vàng được định

giá bằng đồng USD sẽ trở nên đắt hơn so với các loại tiền tệ khác, ngay lập tức giá vàng sẽ được điều chỉnh giảm.

Trở lại quy đổi giữa VND, USD và giá vàng, khi tỷ giá VND/USD giảm, số tiền VND cần dùng để mua các hàng hóa được niêm yết theo giá USD như vàng sẽ giảm và ngược lại.

Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa giá vàng trong nước và tỷ giá

VND/USD từ năm 2008 đến tháng 07/2011 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 15,000 16,000 17,000 18,000 19,000 20,000 21,000 2008 2009 2010 2011 TG P_VN 2.2.3. Giá dầu

Giá dầu, trên thực tế, thường được giới đầu tư xem xét như một yếu tố không thể thiếu để xác định xu hướng biến động tiếp theo của giá vàng thế giới. Điều này theo nhiều bài viết cho rằng:

- Dầu là nguồn đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất của bất kỳ quốc

gia nào nên sự biến động của giá dầu mỏ cũng tác động dây chuyền lên tồn bộ nền kinh tế thế giới. Vì thế để giữ vứng nền kinh tế phát triển ổn định, các nước có nền kinh tế lớn như Nga, Mỹ... có xu hướng xây dựng các kho dự trữ dầu mỏ và tăng cường dự trữ vàng. Bởi lẽ đây là hai loại

hàng hóa khơng bị mất giá trị (http://www.giavang.net, 2011).

Khi giá dầu mỏ tăng, do USD là đồng tiền chủ yếu được dùng cho thanh toán quốc tế nên tất yếu dẫn đến hệ quả tiền USD giảm giá trị, tử đó các nước càng có xu hướng nhập vàng về tích trữ, do đó nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tăng và kéo theo sự tăng giá của vàng.

Hoặc, khi giá dầu tăng quá mức gây tác động xấu đến nền kinh tế khiến cho lạm phát leo thang, để đảm bảo cho tài sản của mình khơng bị mất giá, nhà đầu tư sẽ tìm đến giá vàng khiến vàng tăng giá.

- Tuy nhiên, cũng có cách giải thích khác: Trong tình hình suy thối, hoạt

động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp khiến cho nhu cầu về nhiên liệu như dầu bị giảm sút trong khi nguồn cung dầu không đổi kéo theo giá dầu giảm; Trong khi đó, vàng lại tăng giá do vàng được cho là kênh cất trữ và đầu tư an tồn.

Như vậy, có 2 cách lý giải khác nhau về mối quan hệ của giá vàng thế giới và giá dầu: giá vàng và giá dầu có thể có mối quan hệ đồng biến và cũng có thể có mối quan hệ nghịch biến. Nhưng theo đồ thị cho thấy, sau khi giá dầu biến động mạnh đến đầu năm 2009, giá dầu nhìn chung có mối quan hệ đồng biến với giá vàng thế giới.

Hình 3.13: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa giá vàng trong nước và giá dầu từ

1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 20 40 60 80 100 120 140 2008 2009 2010 2011 P_VN P_O

2.2.4. Sự kỳ vọng và hành vi của nhà đầu tư

Tâm lý bầy đàn hay hành vi bầy đàn là xu hướng những cá nhân bắt chước hành động (dù hành động đó hợp lý hay vơ lý) của một nhóm lớn hơn, đặc biệt là trong những hồn cảnh mà có rất ít thời gian dể suy nghĩ đưa ra quyết định.

Hoàn cảnh này rất phù hợp đối với cá nhân hoặc nhà đầu tư tham gia vào thị trường mua bán vàng do giá vàng thay đổi liên tục và được chốt bán hoặc chốt mua tại từng thời điểm.

Lý do của tâm lý bầy đàn có thể xuất phát từ:

- Hành vi mua bán vàng của các tổ chức lớn như quỹ SPDR, IMF, … hoặc

của các quốc gia nhằm tăng giảm lượng vàng dự trữ.

- Các tin tức về các nền kinh tế lớn như: lạm phát, thất nghiệp, … Dù các

tin tức này đã có tác động đến giá USD, giá dầu hoặc giá vàng thế giới nhưng trên thực tế vẫn không thể phủ nhận các phản ứng nhất thời khiến cho giá vàng tăng quá cao hoặc giảm quá thấp so với giá trị thực tế của nó.

Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư là một biến rất khó lượng hóa nên bài viết chỉ có thể dừng lại ở mức độ xác định: có sự khác biệt nào giữa giá vàng tăng và giá vàng giảm hay không và thị trường sẽ phản ứng lâu hơn đối với trường hợp nào.

Thay vì dự báo giá vàng thông qua hành vi phản ứng theo tâm lý bầy đàn, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư dựa vào biến động của giá cả trong quá khứ để từ đó so sánh và phán đốn giá cả hiện nay và tương lai. Chính vì vậy, ta có thể xác định: giá vàng còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi xu hướng biến động giá cả trong quá khứ. Nhưng bao lâu trong quá khứ? Câu hỏi này sẽ được trả lời trong các phần sau của bài viết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mô hình dự báo giá vàng việt nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)