Chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu 1 các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ở nước nga được lênin trình bày trong tác phẩm “bàn về thuế lương thực XONG (Trang 25 - 29)

Chủ nghĩa xã hội là thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức tồn dân và tập thể.

Trong những năm thực thi Chính sách kinh tế mới, những mạch máu kinh tế cơ bản như cơng nghiệp, ngân hàng, tài chính, tín dụng ln nằm trong tay Chính quyền Xơviết, thuộc sở hữu nhà nước, tạo thành thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa. Khi Chính sách kinh tế mới được thực hiện, mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ đã được xác lập trên phạm vi cả nước, Lênin chủ trương chuyển các xí nghiệp quốc doanh sang chế độ tự hồn vốn, chế độ hạch tốn kinh tế. Nhờ đó các xí nghiệp quốc doanh được giải phóng khỏi những quy định hết sức ngặt nghèo đối với sản xuất trong những năm thi hành mơ hình Chính sách cộng sản thời chiến. Các xí nghiệp này được tự do hành động, tự chịu trách nhiệm vật chất với kết quả hoạt động của mình.

Việc cho phép các xí nghiệp quốc doanh hoạt đọng theo chế độ hạch toán kinh tế, tự quản và tự chủ trong sản xuất kinh doanh khơng có nghĩa là từ bỏ chế độ kế hoạch hố. Khi thực hiện Chính sách kinh tế mới, dưới sự chỉ đạo của Lênin, kế hoach hoá ở đây được hiểu là kế hoach hố mang tính chất

điều tiết chứ khơng phải mang tính chất pháp lệnh. Những chức năng quan trọng của kế hoạch là xác định tỷ lệ cân đối kinh tế theo ngành và theo khu vực. Nói đến tính thiết yếu của kế hoach trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần khi thực hiện Chính sách kinh tế mới, Lênin nhấn mạnh: “Chính sách kinh tế mới khơng thay đổi kế hoạch thống nhất của nhà nước và không vượt ra ngồi giới hạn của kế hoach đó, nhưng thay đổi biện pháp thực hiện kế hoạch đó”. V.I.Lênin tồn tập, sđd, t 54, tr.131. Tuân theo những chỉ thị đó của Lênin trong những năm thực hiện Chính sách kinh tế mới, các xí nghiệp quốc doanh đã hoạt động một cách có hiệu quả và điều đó đã làm cho thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dần dần đóng vai trị chủ đạo.

Trong những năm thực hiện chính sách kinh tế mới nền kinh tế của nước Nga Xơviết có những bước phát triển rất mạnh. Thành phần kinh tế tư bản tư nhân, sản xuất hàng hố nhỏ, kinh tế nơng dân mang tính tự nhiên, đặc biệt kinh tế tư bản nhà nước đã phát triển trong nhiều lĩnh vực, thậm chí có lúc cịn mạnh hơn cả khu vực kinh tế xã hội chủ nghĩa. Chính điều đó đã tạo nên nét độc đáo của sự thi đua hồ bình, cạnh tranh lành mạnh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản ở Nga lúc bấy giờ. Tính độc đáo khơng chỉ ở sức mạnh của nhà nước xã hội chủ nghĩa mà còn ở chỗ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa đã buộc phải đóng vai trị “trợ thủ cho xã hội chủ nghĩa”. Khẳng định tính biện chứng trong mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế ở những năm thực hiện Chính sách kinh tế mới, Lênin viết: “Chúng ta sẽ tăng cường sản xuất, đẩy mạnh trao đổi,…tăng cường giai cấp tiểu tư sản, nhưng ta sẽ củng cố thật nhiều nền sản xuất lớn và giai cấp vô sản. Cái nọ gắn liền với cái kia”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.446

Trong quan niệm của Lênin về các thành phần kinh tế ở nước Nga sau nội chiến, cần lưu ý một số điểm sau: Lênin xếp các thành phần kinh tế theo cấp độ tăng lên của tính chất xã hội chủ nghĩa; tỷ trọng các thành phần kinh tế trong từng giai đoạn lịch sử; sự biến đổi tỷ trọng trong các thành phần kinh tế

phải theo hướng xã hội chủ nghĩa; tính đan xen và mâu thuẫn và sự đấu tranh giữa các thành phần kinh tế là giai cấp tiểu tư sản cộng với chủ nghĩa tư bản tư nhân chống lại cả chủ nghĩa tư bản nhà nước lẫn chủ nghĩa xã hội.

Tiếp đến, phục hồi và phát triển chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Nga. Những chính sách trong tác phẩm Bàn về thuế lương thực tất yếu dẫn đến phục hồi và phát triển chủ nghĩa tư bản. Lênin cho rằng: “Chủ nghĩa tư bản là xấu so với chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản là tốt so với thời trung cổ, với nền tiểu sản xuất, với chủ nghĩa quan liêu do tình trạng phân tán của những người tiểu sản xuất tạo nên.” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.276 .Trong điều kiện kinh tế - xã hội Nga lúc đó “có thể sử dụng chủ nghĩa tư bản tư nhân (chứ đừng nói gì chủ nghĩa tư bản nhà nước nữa) để xúc tiến chủ nghĩa xã hội”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.281. Lênin cho rằng, một khi chủ nghĩa tư bản phục hồi mà “tìm cách ngăn cấm, triệt để chặn đứng mọi sự phát triển của sự trao đổi tư nhân…là một sự dại dột và tự sát…đảng nào định thi hành một chính sách như thế, nhất định sẽ bị phá sản”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t

43, tr.267. Lênin quả quyết: một khi chủ nghĩa tư bản phục hồi và phát triển

thì chính sách hợp lý, đúng đắn nhất “khơng tìm cách ngăn cấm hay chặn đứng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà tìm cách hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước” V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.267-268 rằng, chủ nghĩa tư bản nhà nước hồn tồn có thể tồn tại dưới Chính quyền Xơviết.

Quan điểm của Lênin về sự tất yếu phục hồi chủ nghĩa tư bản ở Nga sau Cách mạng Tháng Mười, nhưng theo định hướng chủ nghĩa tư bản nhà nước. Ở đây cần lưu ý: Trong điều kiện kinh tế- xã hội nước Nga, có thể sử dụng kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản để xúc tiền chủ nghĩa xã hội, vì chủ nghĩa tư bản tích cực chống chủ nghĩa quan liêu, nhanh chóng xố bỏ tình trạng phân tán của những người sản xuất nhỏ (Theo Lênin đây là lực lượng chủ yếu chống Chính quyền Xơviết). Điều quan trọng là phải hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước; giai cấp vô sản phải là giai cấp lãnh đạo, giai cấp thống trị nhà nước.

Tiếp đến, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân.Trong tác phẩm Bàn về thuế lương thực, Lênin rất chú ý đến việc nâng cao vai trị lãnh đạo của Đảng Bơnsêvích Nga, xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, phát huy khả năng sáng tạo, tính năng động của quần chúng nhân dân, sử dụng đội ngũ chuyên gia tư sản, thực hiện dân chủ chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa quan liêu, thể hiện ở một số mặt sau: Về nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Lênin chỉ rõ: người cộng sản “khơng nên “tự mình” làm “tất cả”, làm quá sức mà vẫn không kịp,làm một lúc cả hàng hai chục việc mà khơng được một việc nào ra trị, mà phải kiểm tra công việc của hàng chục, hàng trăm người phụ giúp…chỉ đạo công tác và học tập những người có kiến thức chun mơn (những chun gia),…(các nhà tư bản)”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43,

tr.293.Vì “Khơng có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa

học, kỹ thuật và có kinh nghiệm, thì khơng thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội được, vì chủ nghĩa xã hội địi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính chất quần chúng để đi tới một năng suất lao động cao hơn năng suất của chủ nghĩa tư bản”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 36, tr.217. Như vậy, người đảng viên cộng sản không được bao biện làm thay mà phải biết phân công, chỉ đạo công việc và tổ chức cho quần chúng kiểm tra kết quả cơng việc đó.

Người cộng sản phải biết học tập kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm quản lý của các chuyên gia cũng như của các nhà tư bản để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩ xã hội: cải thiện bộ máy, chống chủ nghĩa quan liêu. Lênin chỉ ra rằng: Muốn cải thiện bộ máy đó một cách triệt để hơn, muốn cho nó được bổ sung nhiều sinh lực mới, muốn chiến thắng chủ nghĩa quan liêu, muốn khắc phục tình trạng thủ cựu nguy hại đó, thì phải có sự giúp đỡ của các tổ chức ở địa phương, của cơ sở”; V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43,

tr.282 hướng về cơ sở: công việc làm tốt ở một địa phương, dù là địa phương

nhỏ, vẫn có lợi cho nhà nước hơn là sự hoạt động của một số cơ quan trung ương mắc phải tình trạng trì trệ nguy hại đó; Lênin chủ trương đưa cán bộ có

năng lực ở cấp trên về cơ sở: “Một số cán bộ phụ trách có thể và phải thơi công tác ở các cơ quan trung ương và phải về các địa phương, nhận chức vụ lãnh đạo các huyện, các tổng… sẽ giúp ích được nhiều vơ cùng… nhiều hơn là giữ một chức vụ nào đó ở trung ương”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.284.Về công tác cán bộ, Lênin lưu ý các cấp: thắt chặt hơn nữa mối liên hệ

với quần chúng lao động bằng cách đưa quần chúng “tham gia vào công tác của các Xôviết, mà trước hết là vào công tác kinh tế. Hàng trăm và hàng nghìn người khơng đảng làm việc trong bộ máy của chúng ta”. V.I.Lênin toàn tập, sđd, t 43, tr.292. Đồng thời phải kiểm tra, “thử thách họ một cách có hệ

thống và thường xun.” V.I.Lênin tồn tập, sđd, t 43, tr.292 – 293.

Một phần của tài liệu 1 các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ở nước nga được lênin trình bày trong tác phẩm “bàn về thuế lương thực XONG (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w