Nghĩa lý luận của chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần trong tác phẩm Bàn về thuế lương thực củaV.I.Lênin.

Một phần của tài liệu 1 các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ở nước nga được lênin trình bày trong tác phẩm “bàn về thuế lương thực XONG (Trang 29 - 31)

phần trong tác phẩm Bàn về thuế lương thực củaV.I.Lênin.

Chính sách kinh tế mới của Lênin đã khẳng định sự tồn tại các thành phần kinh tế trong thời ký quá độ là một tất yếu khách quan, các thành phần kinh tế nằm trong một cơ cấu kinh tế thống nhất, mỗi thành phần kinh tế có vị trí, vai trị, đặc điểm khác nhau làm điều kiện và tiền đề cho nhau. Vì thế, phải phát triển và xây dựng tất cả các thành phần kinh tế nhằm phát huy hết sức mạnh nội lực và ngoại lực để phát triển kinh tế.

Lênin đã vận dụng kế thừa và sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác về thời kỳ quá độ, về đặc điểm, nhiệm vụ kinh tế của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội . Nghĩa là trong giai đoạn quá độ thì tồn tại đồng thời các thành phần kinh tế của Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan.

Qua tác phẩm, Lênin đã chỉ ra cách quản lý và phát triển các thành phần kinh tế. Phân tích con đường và biện pháp sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước với tư cách là trạm trung gian, là cầu nối để đưa nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn Xã hội chủ nghĩa.

KẾT LUẬN

Đứng trước hoàn cảnh thực tiễn của một nước chưa có đại cơng nghiệp phát triển, chưa có CNTB phát triển, như nước Nga, Lênin đã chỉ rõ phải quá độ gián tiếp lên CNXH, nghĩa là thời kỳ quá độ phải trải qua nhiều bước, nhiều nấc thang quá độ nhỏ và nền kinh tế trong thời kỳ quá độ là nền kinh tế quá độ với đặc trưng cơ bản là nền kinh tế nhiều thành phần.

Sự phân định các thành phần kinh tế như vậy phản ánh đúng tình hình kinh tế ở nước Nga khi ấy và được sắp xếp từ thấp lên cao theo quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển lực lượng sản xuất.

Trong nền kinh tế ở thời kỳ quá độ lên CNXH tồn tại và phát triển nhiều hình thức sở hữu, do đó, tất yếu tồn tại và phát triển nhiều thành phần kinh tế phù hợp với điều kiện nước Nga, các thành phần kinh tế đều xen kẽ với nhau trong nền kinh tế, trong đó thành phần kinh tế cơ bản là kinh tế hàng hóa nhỏ, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế XHCN.

Nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo các quy luật của kinh tế hàng hóa. V.I.Lênin chủ trương: phát triển sản xuất và lưu thông, trao đổi hàng hóa trên mọi phương diện và phải “làm cho bằng được, không sợ chủ nghĩa tư bản”. Phải nâng dần trình độ tổ chức quản lý nền kinh tế để tạo ra năng suất lao động xã hội cao hơn. “Chúng ta không nên sợ thú nhận rằng ở đây chúng ta có thể và phải học tập nhiều nữa ở bọn tư bản”, “có thể sử dụng chủ nghĩa tư bản tư nhân để xúc tiến chủ nghĩa xã hội”.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. V.I.Lênin: Toàn tập (tập 43), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

2. V.I.Lênin: Tồn tập (tập 36), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

3. Viện Kinh điển – Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, PGS, TS. Nguyễn Thanh Tuấn, PGS,TS. Trần Ngọc Linh, PGS,TSKH. Trần Nguyễn Tuyên: Quan điểm chính trị trong một số tác phẩm kinh điển Mác- Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.

4. Ngơ Đức Tính: Giới thiệu tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và chính quyền, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

5. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Kinh tế, Ths. Vũ Xuân Lai (Chủ biên): Giới thiệu tác phẩm kinh điển về kinh tế chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hà Nội, 2006.

Một phần của tài liệu 1 các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ở nước nga được lênin trình bày trong tác phẩm “bàn về thuế lương thực XONG (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w