CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3 KẾT QUẢ HỒI QUY OLS
3.3.2 Mơ hình 2
Bảng V
Tác động của quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi
1 2 3 4 Tác động β0 -15,662 -16,501 -16,710 -16,895 - (-8,100) (-8,528) (-8,543) (-8,711) D1 -0,152 0,075 0,018 0,025 - (-0,327) (0,161) (0,039) (0,052) D2 0,554 0,598 0,663 0,536 - (1,207) (1,295) (1,423) (1,155) QRit 0,001** 0,001* 0,001* 0,001* Đồng biến (2,138) (1,907) (2,223) (2,206) LTDEit -0,022*** -0,022*** -0,020*** -0,022*** Nghịch biến (-8,881) (-8,875) (-7,934) (-8,842) SGit 0,002*** 0,002*** 0,003*** 0,002*** Đồng biến (3,117) (3,098) (3,266) (3,111) SIZEit 1,663*** 1,716*** 1,663*** 1,717*** Đồng biến (11,261) (11,545) (11,083) (11,502) RCPit -0,017*** Nghịch biến (-6,598) ICPit -0,010*** Nghịch biến (-5,471) PDPit -0,005*** Nghịch biến (-3,129) CCCit -0,006*** Nghịch biến (-4,543) R2 0,172 0,162 0,146 0,155 - Ajd. R2 0,167 0,156 0,141 0,149 - (*): Mức ý nghĩa thống kê 10% (**): Mức ý nghĩa thống kê 5% (***): Mức ý nghĩa thống kê 1%
Bảng V trình bày kết quả nhận được sau khi tiến hành hồi quy 4 phương trình của mơ hình 2. Dựa vào các giá trị thống kê t và mức ý nghĩa hai phía quan sát được của kiểm định t đối với giả thiết về các hệ số hồi quy, ta thấy tất cả các biến độc lập bao gồm QRit, LTDEit, SGit, SIZEit, RCPit, ICPit, PDPit và CCCit đều có tương quan có ý nghĩa thống kê với ROAit. Cụ thể: Ba biến QRit ,SGit và SIZEit có tương quan dương với ROAit vì trong 4 phương trình, dấu của các hệ số β đều là dấu (+) và độ tin cậy đều trên 90%. Ngược lại, năm biến LTDEit, RCPit, ICPit, PDPit và CCCit có tương quan âm với ROAit. Điều này thể hiện qua dấu của các hệ số β đều là dấu (-) và độ tin cậy trên 99%.
Như vậy, kết quả này chỉ ra mối quan hệ giữa tỉ số thanh toán nhanh (QR) và tỉ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) là đồng biến, nghĩa là khi khả năng thanh khoản của cơng ty tăng lên thì khả năng sinh lợi cũng được cải thiện. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy lợi nhuận hoạt động tương quan dương với qui mơ cơng ty (SIZE), do đó, những cơng ty có qui mơ lớn hơn dường như có nhiều lợi thế để thu được lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra, khi doanh thu tăng lên thì lợi nhuận cũng sẽ tăng theo, thể hiện qua mối quan hệ đồng biến giữa tốc độ tăng trưởng doanh thu (SG) và khả năng sinh lợi (ROA).
Mối tương quan giữa tỉ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu (LTDE) và khả năng sinh lợi (ROA) là nghịch biến. Mặc dù việc sử dụng địn bẩy tài chính sẽ làm tăng giá trị cơng ty do tận dụng được chi phí vay rẻ hơn so với chi phí sử dụng vốn cổ phần và lợi ích từ tấm chắn thuế nhưng nó cũng tạo ra áp lực cho cơng ty vì các khoản chi trả lãi vay và nợ gốc là nghĩa vụ bắt buộc. Do đó, cơng ty muốn tăng lợi nhuận thì phải giảm việc sử dụng địn bẩy tài chính bởi vì một cơng ty được tài trợ nhiều từ nợ sẽ có rủi ro lớn.
Tương tự như các nghiên cứu trước đây ở Tây Ban Nha [10] và Nhật Bản [7] đều cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa khả năng sinh lợi với kỳ thu tiền khách hàng (RCP), kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (ICP), kỳ thanh toán cho nhà cung cấp (PDP) và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC). Điều đó có nghĩa là việc rút ngắn thời gian thu tiền khách hàng, thời gian tồn kho hàng hóa, thời gian trả tiền cho người bán và chu kỳ tiền mặt sẽ làm lợi nhuận hoạt động của công ty tăng lên. Tuy nhiên, việc giảm số ngày tồn kho (ICP) có thể làm gia tăng chi phí thiệt hại do khơng có hàng, hậu quả là cơng ty sẽ bị mất nhiều cơ hội kinh doanh, dẫn đến giảm lợi nhuận. Do đó, các nhà quản lý phải tính tốn kỹ lưỡng, tránh thiếu hụt hàng hóa vì điều đó sẽ gây tác động xấu đến lợi nhuận của công ty.
Mặc dù việc kéo dài kỳ hạn thanh tốn cho khách hàng (RCP) có thể làm tăng doanh thu, từ đó làm lợi nhuận tăng theo nhưng nó cũng tăng rủi ro cho cơng ty. Do đó, một chính sách tín dụng chặt chẽ với kỳ hạn thanh toán ngắn hơn sẽ cải thiện lợi nhuận tốt hơn. Tương tự, việc kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng hóa cho nhà cung cấp (PDP) có một chi phí ẩn khá cao do cơng ty đã bỏ qua các khoản chiết khấu thanh tốn, ngồi ra việc này cịn có thể gây tổn hại đến uy tín của chính cơng ty và làm giảm lợi nhuận trong dài hạn. Ta thấy rõ ràng rằng các công ty có sẵn tiền mặt sẽ mua được hàng hóa từ các nhà cung cấp với giá tốt hơn trong khi các cơng ty có khả năng sinh lợi thấp thường trì trệ trong việc trả tiền cho người bán do họ thường xuyên gặp khó khăn về thanh khoản.
Như vậy, từ kết quả phân tích hồi quy, ta có cơ sở để chấp nhận bốn giả thiết nghiên cứu H5, H6, H7 và H8 của mơ hình 2. Nhóm giả thiết này cho rằng việc rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC), kỳ phải thu khách hàng (RCP), kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (ICP) và kỳ thanh toán cho nhà cung cấp (PDP) sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của công ty.