KIỂM ĐỊNH THỐNG KÊ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa quản lý vốn luân chuyển với dòng tiền và khả năng sinh lợi của công ty (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. KIỂM ĐỊNH THỐNG KÊ

3.4.1 Kiểm định sự phù hợp của mơ hình (Phân tích phương sai)

Sau khi xây dựng xong một mơ hình hồi quy tuyến tính, vấn đề quan tâm đầu tiên là ta phải xem xét độ phù hợp của mơ hình đối với tập dữ liệu qua giá trị R2. Để kiểm định độ phù hợp của mơ hình hồi quy tổng thể, ta cần kiểm định giả thiết H0: R2

= 0. Từ bảng phân tích phương sai ANOVA (ANalysis Of VAriance), ta thấy giá trị F của tất cả các phương trình hồi quy đều có xác suất rất nhỏ2

nên ta an toàn bác bỏ giả thiết H0 và kết luận mơ hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể.

3.4.2 Kiểm định vấn đề đa cộng tuyến

Trong ma trận tương quan Pearson đã trình bày ở phần 3.2, ta thấy tương quan giữa một số biến độc lập tương đối cao, cụ thể hệ số tương quan giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) với kỳ phải thu khách hàng (RCP), kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (ICP) và kỳ thanh toán cho nhà cung cấp (PDP) lần lượt là 0,463; 0,686 và -0,469. Vấn đề này phải được kiểm định để xem trong tất cả các mơ hình, hiện tượng đa cộng tuyến có xảy ra hay khơng. Để phát hiện trường hợp một biến có tương quan tuyến tính mạnh với các biến cịn lại của mơ hình, ta sử dụng hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF-Variance Inflation Factor). Theo quy tắc kinh nghiệm, khi VIFj>10 thì mức độ cộng tuyến được xem là cao và khi đó, các hệ số hồi quy được ước lượng với độ chính xác khơng cao.

Từ kết quả hồi quy OLS, ta thấy giá trị VIF của tất cả các hệ số trong các phương trình hồi quy của hai mơ hình dao động trong khoảng từ 1,009 đến

2

1,3653. Như vậy, ta có thể kết luận khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra giữa các biến trong các mơ hình hồi quy.

3.4.3 Kiểm định d của Durbin – Watson

Sau khi kiểm định sự phù hợp của mơ hình cũng như kiểm định vấn đề đa cộng tuyến, bước tiếp theo ta phải kiểm định xem trong mơ hình, hiện tượng tự tương quan có xảy ra hay khơng. Khi có hiện tượng tự tương quan, tuy các ước lượng OLS vẫn là các ước lượng không chệch nhưng chúng không phải là ước lượng hiệu quả nữa. Nói cách khác, ước lượng OLS khơng phải là ước lượng không chệch tốt nhất. Phương pháp kiểm định có ý nghĩa nhất để phát hiện có tự tương quan xảy ra trong mơ hình hồi quy hay khơng là kiểm định d của Durbin – Watson.

Vì nghiên cứu có cỡ mẫu lớn nên các giá trị dùng để kiểm định khơng có trong bảng tra. Do đó, ta dùng phương pháp kinh nghiệm như sau:

• Khi 1<d<3 thì kết luận mơ hình khơng có tự tương quan • Khi 0<d<1 thì kết luận mơ hình có tự tương quan dương • Khi 3<d<4 thì kết luận mơ hình có tự tương quan âm

Từ kết quả hồi quy OLS, ta thấy giá trị d của các phương trình hồi quy trong mơ hình 1 lần lượt là 1,969; 1,967; 1,963; 1,989 và mơ hình 2 lần lượt là 1,421; 1,448; 1,428; 1,4274. Như vậy, ta có thể kết luận khơng có hiện tượng tự tương quan xảy ra trong các mơ hình hồi quy.

Tóm lại, qua các thủ tục kiểm định cần thiết, ta thấy mơ hình hồi quy xây dựng được là một mơ hình tốt vì phù hợp với tập dữ liệu, đồng thời không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay tự tương quan trong mơ hình.

3

Xem phần phụ lục

4

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua phần thống kê mơ tả, ta có thể thấy được các cơng ty ở Việt Nam có kỳ thu tiền khách hàng (RCP) và kỳ thanh toán cho người bán (PDP) tương đối ngắn trong khi kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (ICP) lại khá dài. Kết quả là chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) bị kéo dài, điều này cũng có nghĩa là hiệu quả quản lý vốn luân chuyển không cao.

Từ kết quả hồi quy nhận được, ta thấy:

 Việc giảm thời gian thu tiền khách hàng (RCP), thời gian tồn kho hàng hóa (ICP), đồng thời rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) sẽ làm tăng dòng tiền hoạt động của cơng ty. Ngồi ra, kỳ thanh tốn cho nhà cung cấp (PDP) khơng có tương quan có ý nghĩa thống kê với dịng tiền hoạt động của công ty.

 Việc rút ngắn thời gian thu tiền khách hàng (RCP), thời gian tồn kho hàng hóa (ICP), thời gian trả tiền cho người bán (PDP) và chu kỳ tiền mặt (CCC) sẽ góp phần cải thiện khả năng sinh lợi của công ty.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN, MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

Chương này trình bày những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách trong quản trị vốn luân chuyển nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và cuối cùng là những điểm còn hạn chế của đề tài, đây cũng là cơ sở cho hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa quản lý vốn luân chuyển với dòng tiền và khả năng sinh lợi của công ty (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)