Rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp ứng dụng hiệp ước basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 27)

1.2 .Hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam

1.2.2 Quản trị rủi ro trong hoạt động NHTM

1.2.2.1. Rủi ro tín dụng:

 Khái niệm:

Rủi ro tín dụng: là rủi ro thất thốt tài sản có thể phát sinh khi khách hàng khơng thực hiện thanh tốn nợ cho dù là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn.\

 Quản trị rủi ro tín dụng:

Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của ủy ban Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị trường, công nghệ, con người, quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện theo từng bước.

- Phân loại: Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được chia làm 2 loại: Rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục

- Lượng hóa rủi ro tín dụng: Xây dựng mơ hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an tồn tối đa đối với khách hàng cũng như để trích lập dự phịng rủi ro.

- Đánh giá rủi ro tín dụng: sử dụng các chỉ số để đánh giá rủi ro là, tỷ lệ nợ quá hạn; tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay; hệ số rủi ro tín dụng; tỷ lệ xóa nợ.

- Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng: thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bảo đảm tiền vay. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc thủ tục cấp tín dụng. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh. Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mơ hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng hiệu quả.

Rủi ro tín dụng được xác định bằng phương pháp chuẩn như sau: RWA Phương pháp chuẩn của Basel II = Tài sản * Hệ số rủi ro

Ngoài phương pháp chuẩn, Basel II cho phép các ngân hàng có thể lựa chọn phương pháp đánh giá xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mình để xác định dư nợ của khách, xác suất vỡ nợ, kỳ đáo hạn hiệu dụng, tỷ trọng tổn thất tín dụng, từ đó tính tốn tài sản có rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, ngân hàng muốn áp dụng phương pháp nội bộ này cần có sự chấp thuận của cơ quan giám sát ngân hàng (như thanh tra ngân hàng hoặc ngân hàng nhà nước). Theo phương pháp xếp hạng nội bộ này, thì vốn yêu cầu tối thiểu đối với rủi ro tín dụng sẽ được xác định chính xác hơn, và có

sự phân biệt về vốn yêu cầu tối thiểu giữa các khoản cho vay đối với các đối tượng khách hàng khác nhau.

RWA Phưong pháp IRB của Basel II = 12.5 * EAD * K

Trong đó:

EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ.

K – Capital required: tỷ lệ vốn cần thiết để dự phòng những trường hợp rủi ro tín dụng khơng lường trước nhưng lại xảy ra, được xác định thông qua PD (probability of default) – xác suất vỡ nợ, LGD (Loss Given Default) – tỷ trọng tổn thất, M (effective maturity) – kỳ đáo hạn hiệu dụng. Các yếu tố xác định K và cách tính K (Phụ lục 4)

RWA - Tài sản có rủi ro: được xác định cụ thể cho từng hình thức cho vay, RWA khác biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ với các khoản cho vay đối với doanh nghiệp lớn (Phụ lục 5)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp ứng dụng hiệp ước basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)