1.2 .Hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam
1.2.2 Quản trị rủi ro trong hoạt động NHTM
1.2.2.3. Rủi ro tác nghiệp
Theo Ủy Ban Basel, rủi ro tác nghiệp là rủi ro tổn thất xảy ra do các hoạt động quản lý nội bộ, do con người, do hệ thống, hoặc do các sự cố bên ngồi khơng phù hợp hoặc bị hỏng; bao gồm cả rủi ro pháp lý, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro thương hiệu.
Quản trị RRTN trong những năm gần đây đã trở thành một hoạt động quan trọng đối với các NHTM. Mức độ hiện đại hóa địi hỏi các NHTM phải dựa vào công nghệ tự động ngày càng phức tạp; phát triển đa dạng hơn các sản phẩm; xu hướng tồn cầu hóa, cạnh tranh, mở rộng quy mơ, tham gia vào hoạt động mua lại, sáp nhập, hợp nhất. Quản trị rủi ro tác nghiệp là q trình tổ chức tín dụng tiến hành các hoạt động tác động đến rủi ro tác nghiệp, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý rủi ro hoạt động để thực hiện q trình quản lý rủi ro đó là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý, giám sát và kiểm tra kiểm soát rủi ro tác nghiệp nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro
xảy ra. Quản trị RRTN hiệu quả nghĩa là rủi ro xảy ra trong mức độ dự đốn trước và NHTM có thể kiểm sốt được.
Nhiều ngân hàng trên thế giới đang thực hiện quản trị RRTN bằng cách sử dụng khung quản trị rủi ro theo Basel II. Đó là một tập hợp các tiêu chuẩn RRTN cốt lõi cung cấp hướng dẫn về cơ sở kiểm sốt và đảm bảo mơi trường hoạt động. Các khung được bổ sung với các cơng cụ khác nhau nhưng đều có các thành phần chính: xác định chiến lược rủi ro, xây dựng cấu trúc quản trị, phân định luồng báo cáo, kiểm soát tự đánh giá, quản lý sự kiện rủi ro, các chỉ số đo lường rủi ro chính (KRIs) và chương trình giảm thiểu rủi ro.
Các ngân hàng được lựa chọn một trong ba cách tính nhu cầu vốn cần thiết dự phòng rủi ro hoạt động với mức độ phức tạp và nhạy cảm với rủi ro tăng dần bao gồm:
- Phương pháp chỉ số cơ bản (BIA – The Basic Indicator Approach), - Phương pháp chuẩn (T A - The Standardized Approach),
- Phương pháp nâng cao (AMA – Advanced Measurement Approaches). Khi hoạt động của ngân hàng càng phức tạp thì cần phải áp dụng phương pháp có độ phức tạp cao hơn, đồng thời không cho phép các ngân hàng chuyển ngược trở lại phương pháp đơn giản một khi đã được chấp thuận sử dụng các phương pháp nâng cao. Ngược lại, nếu các ngân hàng được đánh giá là không đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng phương pháp nâng cao thì cần phải quay trở về phương pháp cơ bản cho đến khi đáp ứng được những yêu cầu này.
Phương pháp BIA, Các ngân hàng sử dụng phương pháp này cần
phải nắ m giữ mức vốn để dự phòng rủi ro hoạt động bằng mức bình quân tổng thu nhập hàng năm (> 0) của thời kỳ ba năm trước đó nhân với tỷ lệ phần trăm cố định (gọi là alpha).
Với điều kiện GLn và α = 15%
KBIA: vốn yêu cầu phải dự phòng cho rủi ro hoạt động theo phương pháp BIA
GI: thu nhập hàng năm (> 0) của 3 năm trước đó n: số năm có thu nhập hàng năm >0
hàng được chia làm 8 nhóm nghiệp vụ, mỗi nhóm nghiệp vụ có hệ số Beta tương ứng.
Bảng 1.2: Hệ số beta trong phương pháp chuẩn đối với rủi ro hoạt động Nghiệp vụ Hệ số beta (β) Nghiệp vụ Hệ số beta (β)
Tài trợ doanh nghiệp (β1) 18%
Giao dịch và bán hàng (β2) 18% Ngân hàng bán lẻ (β3) 12% Nghiệp vụ NHTM (β4) 15% Dịch vụ thanh toán (β5) 18% Dịch vụ đại lý (β6) 15% Quản trị tài sản (β7) 12% Môi giới (β8) 12%
Nguồn : International Convergence of Capital Measurement & Capital Standards
Trong mỗi nhóm, tổng thu nhập là một chỉ số phổ biến coi như một thước đo cho hoạt động và cũng là căn cứ xác định mức độ rủi ro hoạt động. Thu nhập hàng năm được đo cho từng loại nghiệp vụ.
KTSA: là vốn yêu cầu dự phòng cho rủi ro hoạt động theo phương pháp chuẩn
GI: thu nhập hàng năm đối với từng nhóm nghiệp vụ trong số 8 nhóm.
Phương pháp AMA, ự lựa chọn hiện đại nhất cho đến ngày nay khi
tính tốn nhu cầu vốn dự phòng cho rủi ro hoạt động chính là sử dụng phương pháp AMA. Theo phương pháp này, yêu cầu vốn được tính dựa trên hệ thống nội bộ đánh giá rủi ro hoạt động cơ bản của ngân hàng. Hệ thống không chỉ thống kê thiệt hại bên trong và bên ngoài thực tế mà cịn phân tích theo trình tự thời gian các yếu tố liên quan đến môi trường kinh doanh cũng như mơi trường kiểm sốt nội bộ của ngân hàng. Ngân hàng muốn sử dụng phương pháp nâng cao AMA cần phải được cơ quan giám sát chủ quản đồng ý và được sự hỗ trợ của cơ quan này, nê n phương pháp AMA này trở nên ít thơng dụng hơn so với phương pháp chuẩn TSA.