.2 Tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 50 - 56)

Nguồn: IMF

- Tuy nhiên, trái với những kỳ vọng thu hút dịng vốn do tác động có lợi của yếu tố bên ngồi, dịng vốn FPI vẫn lạnh nhạt Việt Nam. Theo các chuyên gia kinh tế nhận định, sự thờ ơ của các nhà ĐTNN là do những bất ổn kinh tế vĩ mô quá lớn (lạm phát, rủi ro tỷ giá…) cộng với sự yếu kém của các định chế tài chính trung gian, TTCK chưa phát triển và hoạt động kém hiệu quả.. là nguyên nhân tạo nên sự sụt giảm đáng kể này. Bên cạnh đó, những tác động giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính tồn cầu đối với TTCK Việt Nam trên một số khía cạnh: (i) Thơng qua tác động đến kinh tế vĩ mô gián tiếp tác động đến TTCK; (ii) Giá trị tài sản và giá cổ phiếu trên thế giới giảm đi nhanh chóng cũng làm cho tính hấp dẫn của CK Việt Nam giảm đi; (iii) Các tổ chức tài chính quốc tế đang phải co cụm, điều chỉnh danh mục đầu tư, hạn chế đầu tư để kiểm soát rủi ro, đặc biệt các tổ chức có khó khăn về tài chính sẽ phải bán CK để củng cố lại; (iv) Diễn biến suy giảm mạnh trên thị trường tài chính quốc tế tác động mạnh đến tâm lý NĐT trên TTCK Việt Nam.

Tóm lại, các yếu tố bên ngồi trong thời kỳ này cũng là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhưng không đóng vai trị chủ chốt định hướng dịng vốn FPI. Yếu tố quyết định

chỗ rủi ro kinh tế vĩ mô trong nước quá lớn và nền tảng tài chính yếu kém của Việt Nam khơng đủ hấp dẫn sự quay trở lại của các nhà đầu tư quốc tế.

2.2.2 Các yếu tố mang tính đặc thù của Việt Nam (yếu tố kéo) 2.2.2.1 Sự ổn định kinh tế vĩ mô 2.2.2.1 Sự ổn định kinh tế vĩ mô

Vấn đề lạm phát:

Trong bối cảnh bất ổn vĩ mô vẫn tiếp tục tích lũy và có dấu hiệu bùng phát, lạm phát trở thành một trong 4 vấn đề gay gắt nhất liên quan đến bình ổn vĩ mơ (cùng với quản lý tỷ giá, thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách). Một điều nghịch lý là các nước đang phát triển đang thắt chặt kiểm sốt dịng vốn “nóng” từ nước ngồi thì dịng vốn này vẫn chậm chạp đầu tư vào Việt Nam vì những rủi ro về tỷ giá và lạm phát quá lớn. Có thể nói, lạm phát ở nước ta từ năm 2004 đến nay luôn ở mức khá cao và cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ năm 2006-2010 khoảng 7,1%, trong khi đó lạm phát bình qn hàng năm khoảng gần 11%.

Hình 2.3 Diễn biến Lạm phát tại Việt Nam từ 2000 – 2010 (%)

Nguồn: Tổng cục Thống Kê

Lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mơ là bất lợi lớn đối với khuyến khích và thu hút đầu tư; làm cho môi trường kinh doanh ở nước ta kém cạnh tranh hơn so với các nước khác. Lạm phát cao, biến động liên tục đã làm gia tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận; làm cho các kế hoạch đầu tư trung và dài hạn trở nên rủi ro hơn và khơng dự tính được một cách chắc chắn. Hệ quả là, các DN nói chung khơng những phải cắt giảm đầu tư phát triển, mà có thể phải cắt giảm cả quy mơ sản xuất hiện hành để

đối phó với lạm phát cao. Có thể chia lạm phát ra làm 4 giai đoạn khác nhau tương ứng với các chính sách mở rộng hay thắt chặt về tiền tệ và/hoặc tài khoá và lạm phát leo thang hay được kiềm chế.

Bảng 2.3 Ảnh hưởng của lạm phát đến đầu tư nước ngồi qua các giai đoạn Các giai đoạn Chính sách tiền

tệ và tài khóa Lạm phát TTCK Lượng vốn FPI 2000 – nửa đầu

2007

Nới lỏng  tăng cung tiền trong

lưu thông Tăng. Cao nhất là 8,3% VN-Index liên tục tăng, vượt 1100 điểm  Phát triển quá nóng.

Tăng đều qua các năm. Tổng số vốn khoảng 19,5 tỷ USD Nửa cuối 2007 – nửa đầu 2008 Thắt chặt tiền tệ. Song chính sách tài khóa lại mở

rộng làm hiệu

ứng tăng lãi suất.

Lãi suất cơ bản tăng lên 14% (6/2008) Tiếp tục tăng. Đỉnh điểm gần 23% năm 2008 Giảm sức nóng, VN- Index bắt đầu giảm sâu Giảm. Số vốn

đầu tư khoảng

5,6 tỷ USD

Nửa cuối 2008 – cuối năm

2009

Nới lỏng. Lãi suất cơ bản giảm

còn 7%/2009 Giảm còn 6,88% Phục hồi VN-Index tăng 165% Giảm. Số vốn

đầu tư khoảng 5

tỷ USD

Cuối năm 2009 - 2011

Thu hẹp chính sách tiền tệ. Lãi suất cơ bản tăng

2 lần: 8% (12/2009) và 9% (11/2010). Tăng trưởng tín dụng vẫn cao và một số nguyên nhân khác Tăng, vượt lên gần mức 2 con số (9,19%/ năm 2010) Tăng giảm thất thường nhưng nhìn chung là sụt giảm Giảm mạnh. Số vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD

Qua diễn biến 4 giai đoạn như trên, có thể rút ra một số tương quan rõ rệt chung nhất giữa lạm phát và TTCK tại Việt Nam thời gian qua như sau: Khi lạm phát tăng có mức độ trong bối cảnh cung tiền tăng mạnh và mở rộng chi tiêu Chính phủ thì TTCK tăng trưởng nóng; khi lạm phát tăng quá cao vượt quá tầm kiểm soát trong bối cảnh thắt chặt tiền tệ thì TTCK suy giảm nhanh. Ở trạng thái ngược lại, khi lạm phát giảm trong bối cảnh thực thi chính sách tiền tệ và tài khố nới lỏng thì TTCK tăng trưởng trở lại. Cuối cùng, ở trạng thái trung tính, khi lạm phát tăng có mức độ nhưng không đến mức quá cao và trong mơi trường thu hẹp tiền tệ thì TTCK sẽ “lưỡng lự” và cũng trong xu thế thu hẹp.

Chính vì TTCK là “hàn thử biểu” của nền kinh tế nên khi TTCK bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự bất ổn kinh tế vĩ mơ, nó sẽ khơng cịn là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nữa. Các nhà đầu tư cảm thấy sự mất mát trên TTCK do giá trị các khoản vốn đầu tư vào CK của họ đã bị giảm đi về mặt giá trị tương đối so với môi trường khi lạm phát chưa tăng. Sự trớ trêu trong hoàn cảnh này là TTCK càng trở nên kém hấp dẫn hơn so với các hình thức đầu tư khác như gửi tiết kiệm do lãi suất đã được tăng để đảm bảo lãi thực trên hệ thống ngân hàng, hoặc so với đầu tư vào vàng do sức tăng giá của vàng lớn hơn với vai trò là “nơi trú ẩn” an tồn trong mơi trường bất ổn kinh tế.

Vấn đề tỷ giá

Giai đoạn 2000 – 2005:

Ngày 24/2/1999, NHNN ban hành Quyết định số 64/1999/QĐ/NHNN và Quyết định số 65/1999/QQĐ/NHNN về cơ chế điều hành tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, với nguyên tắc cơ bản là tỷ giá được xác định theo cung cầu thị trường, có sự điều tiết của nhà nước. Biên độ dao động của tỷ giá được điều chỉnh 2 lần.

Trong giai đoạn này, dòng vốn FPI chỉ được ghi nhận lần đầu tiên trên cán cân thanh tốn của Việt Nam vào q 4 năm 2005 khi TTCK Việt Nam bùng nổ thu hút sự quan tâm của các nhà ĐTNN và khi chính phủ Việt Nam phát hành 750 triệu

USD trên TTCK New York. Theo kinh nghiệm từ các quốc gia khác cho thấy, FPI thường là chiếm tỷ trọng lớn cho đầu tư vào TTCK, do vậy, đây là dòng vốn rất nhạy cảm với tình hình kinh tế của quốc gia nói chung và sự biến động của tỷ giá nói riêng.

Nhìn ở góc độ của luồng ngoại tệ vào ra quốc gia thể hiện qua cán cân thanh toán, cụ thể là cán cân vãng lai, cán cân vốn và cán cân tổng thể, biến động của tỷ giá chưa phản ảnh luồng di chuyển của ngoại tệ. Ngược lại, sự tăng lên liên tục của VND/USD như là một hệ quả cho sự thiếu hụt nguồn cung ngoại tệ trong nền kinh tế dẫn đến tỷ giá VND/USD luôn chịu áp lực tăng giá trong dài hạn. Tuy nhiên, biên độ hẹp NHNN đặt ra trong giai đoạn này đã làm cho tỷ giá thị trường bị hạn chế về khả năng biến động chính vì vậy trong nhiều giai đoạn đã tạo ra sự lệch giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức.

Giai đoạn 2006 – 2011:

Đầu năm 2007 cho đến nay, VND có xu hướng lên giá liên tục do 2 nguyên nhân chính:

- Nguồn cung ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh và ứ đọng tại các NHTM;

- Trên thế giới, đồng USD liên tục xuống giá kéo dài. Đến hết quý I năm 2008, tỷ giá VND/USD tiếp tục có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, mức giảm của tỷ giá hay sự lên giá của tiền đồng Việt Nam vẫn chưa đủ lớn để giúp nền kinh tế kiềm chế lạm phát.

Hiện nay, Việt Nam đang theo đuổi chính sách tỷ giá linh hoạt, với biên độ dao động chưa đáng kể, chưa đủ thích ứng với mơi trường bên ngồi.

Bảng 2.4 Biên độ dao động tỷ giá giai đoạn 2006 – 2011

Thời gian Chế độ tỷ giá và biên độ dao động

Năm 2006 Chế độ tỷ giá cố định thông thường, biên độ giao dịch ± 0.25 %

Năm 2007 Chế độ tỷ giá cố định thông thường, biên độ giao dịch ± 0.5 %, sau đó

nâng lên ± 0.75 %

Năm 2008

• Chế độ tỷ giá cố định thông thường, biên độ giao dịch ± 1 % • Chế độ tỷ giá cố định thơng thường biên độ ± 2 %, sau đó nâng lên

±3 %

Năm 2009 và 2010

Chế độ tỷ giá cố định thông thường với biên độ dao động ±5%, sau đó giảm xuống ±3 %

6 tháng đầu

năm 2011 Chế độ tỷ giá cố định thông thường với biên độ thu hẹp cịn ±1%.

Nhìn chung, trong giai đoạn này thị trường ngoại tệ diễn biến phức tạp, nên mặc dù NHNN đã có những can thiệp mạnh vào tỷ giá, biên độ tỷ giá, lãi suất cũng như nguồn cung ngoại tệ nhưng chỉ có thể kiềm chế phần nào sức nóng của thị trường, vấn đề căng thẳng cung cầu trên thị trường ngoại tệ vẫn thực sự chưa được giải quyết. Các biện pháp sử dụng để điều hành chính sách tỷ giá vẫn chủ yếu là các biện pháp hành chính, sự can thiệp trực tiếp vào cung ngoại tệ của NHNN cịn nhiều hạn chế. Các cơng cụ được sử dụng đồng loạt và có hỗ trợ cho nhau để tác động lên thị trường nhưng mang tính bị động. NHNN đã chậm trễ trong việc điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp với tình hình thực tế mà ln có khuynh hướng cố định, giữ mức tỷ giá bằng việc chỉ thực hiện những điều chỉnh rất nhỏ. NHNN chỉ điều chỉnh mạnh vào những lúc thị trường thật sự nóng. Việc điều hành chính sách tỷ giá trong giai đoạn này dường như là sự chạy theo diễn biến của thị trường chứ không phải hướng thị trường theo chính sách.

Cũng chính vì lẽ đó, sự bất ổn của tỷ giá mà điểm chính là xu hướng mất giá của VND đang là lo ngại lớn nhất của nhà ĐTNN trong giai đoạn hiện nay. Từ năm 2008 trở lại đây, NHNN liên tục điều chỉnh tỷ giá (không dưới 10 lần) và đồng VND đã mất giá tới 28% khiến niềm tin vào sự ổn định đang suy giảm mạnh. Trong

ngắn hạn, ngay sau mỗi lần điều chỉnh giảm giá VND, sẽ có tác động tích cực đến việc thu hút dịng vốn đầu tư quốc tế cả trực tiếp lẫn gián tiếp nếu những lần điều chỉnh đó mang tính chủ động và trong tầm kiểm soát của NHNN. Các nhà ĐTNN sẽ được hưởng lợi khi hiệu quả đầu tư tăng lên và họ cũng sẽ phần nào yên tâm ít nhất là trong khoảng thời gian kế tiếp trước khi đợt điều chỉnh tiếp theo diễn ra. Tuy nhiên, nếu việc điều chỉnh tỷ giá mang tính bị động, thì các nhà ĐTNN sẽ lo ngại nhiều hơn về những bất ổn kinh tế vĩ mô, nhất là đối với các khoản đầu tư trung và dài hạn. Đơn giản là bởi vì ở vị trí của một nhà đầu tư, họ sẽ phải tính đến cả thời điểm rút vốn khỏi Việt Nam để hoàn tất từng chu kỳ đầu tư. Khi đó, nếu VND bị giảm giá thì họ là những người chịu thiệt hại.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

- GDP là chỉ số không tác động tức thời đối với TTCK song GDP có mối quan hệ thuận chiều với TTCK.

- Mức tăng trưởng GDP 7-9%/năm tạo môi trường thuận lợi cho thị trường tăng trưởng tốt.

- Một sự sụt giảm GDP làm chấm dứt chuỗi tăng điểm và thị trường đi vào giai đoạn trầm lắng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)