.5 Tỷ lệ thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 57 - 121)

Nguồn: Tổng hợp từ IMF

Có thể nói, tình trạng thâm hụt ngân sách cũng là một trong những yếu tố tác động đến tâm lý của nhà ĐTNN (bao gồm nhà ĐTNN mới đầu tư và đang hoạt động tại Việt Nam). Nhìn vào dịng vốn ĐTNN trên TTCK, từ đầu năm 2011 đến nay đã

giảm từ 40% xuống còn 8%, chứng tỏ nhà đầu tư đã thoái vốn khỏi thị trường Việt Nam khá nhiều và đây là một thực tế cần được nhìn nhận.

2.2.2.2 Sự phát triển và độ mở cửa của TTCK

Sự phát triển của TTCK

Để đánh giá sự phát triển của TTCK, tác giả tạm xem xét dựa trên các tiêu chí sau: Tính hiện đại: trong xu thế hội nhập và tồn cầu hóa, sự phát triển của nền khoa học cơng nghệ hiện đại địi hỏi TTCK phải được hiện đại hóa phục vụ cho hoạt động giao dịch một cách nhanh chóng, tiện lợi và chính xác nhất. Cụ thể tính hiện đại được thể hiện qua công nghệ thông tin phục vụ cho tất cả các hoạt động trên sàn giao dịch từ việc đăng ký, nhập lệnh, chuyển lệnh, khớp lệnh, lưu ký thanh tốn bù trừ, cơng bố thơng tin, giám sát giao dịch ... Tính hiện đại cịn được thể hiện qua các chuẩn mực và qui tắc của TTCK phù hợp với thơng lệ của thế giới.

Tính an tồn: để đảm bảo tối đa sự an toàn của nhà đầu tư, TTCK phải tuân thủ những nguyên tắc công bằng và công khai - công khai mọi thông tin đầy đủ, cập nhật, chính xác - cơng bằng trong việc đón nhận thơng tin giữa các nhà đầu tư, kiên quyết loại bỏ những hành vi nội gián, thông tin sai sự thật. Nguyên tắc này thể hiện qua Luật CK, các văn bản dưới luật và qui tắc hoạt động và hoạt động thanh tra giám sát nghiêm minh và triệt để những hành vi sai phạm.

Tính hiệu quả: chất lượng hàng hóa (cổ phiếu, trái phiếu..), tính thanh khoản của thị trường, hoạt động giao dịch của nhà đầu tư, DN niêm yết, các tổ chức trung gian (CTCK) và nhà quản lý thị trường (đại diện là SGDCK)

Bảng 2.5 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển TTCK Việt Nam

Các tiêu chí Đánh giá thực trạng

Tính hiện đại

- Hạ tầng kỹ thuật (phần mềm giao dịch trực tuyến) của CTCK thành viên không đồng đều, thiếu đồng bộ và khơng tương thích là rào cản lớn để áp dụng hình thức giao dịch trực tuyến trên 2 sàn

- Trong hơn 100 CTCK thành viên, chỉ có 70 cơng ty kết nối giao dịch trực tuyến với SGDCK TP.HCM, trong đó 36 cơng ty có thể giao dịch qua Internet sử dụng website, duy nhất có 2 cơng ty có phần mềm chuyên dụng Home Trading System

Tính an tồn

- Hoạt động cơng bố thông tin trên TTCK được quy định cụ thể tại Nghị định 144/NĐ-CP và Thông tư 57/2004/TT-BTC. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc công bố thông tin của các DN khơng đồng đều, có DN cơng bố rất tốt nhưng cũng có DN chưa coi trọng việc cơng bố thông tin đến các nhà đầu tư.

- Vấn nạn “tin đồn” vẫn còn phổ biến tác động mạnh đến giá CK, trong khi đó, cơng tác kiểm soát và xử lý của cơ quan nhà nước lại thiếu hiệu quả trước tình trạng này.

- Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 qui định mức tiền phạt đối với hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật sẽ chịu mức phạt từ 20-50 triệu đồng. Tuy nhiên, thời gian qua TTCK đã trải qua khơng ít vụ việc mà thơng tin chưa minh bạch theo đúng với nguyện vọng của nhà đầu tư và qui định của pháp luật.

Tính hiệu quả

- Chất lượng hàng hóa trên TTCK khơng đồng đều. Tình trạng cổ phiếu mới niêm yết nhiều nhưng không thu hút được nhà đầu tư. Ngoại trừ một số cổ phiếu blue-chip thuộc các ngành như ngân hàng giữ được sự quan tâm của nhà ĐTNN, còn lại những cổ phiếu đang niêm yết hiện nay đã q "cũ" và khơng cịn hấp dẫn đối với các quỹ ĐTNN. Thống kê 20 DN có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, chỉ có 6 DN có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD. Con số này cho thấy, những DN lớn, đủ sức hấp dẫn và thu hút vốn ngoại còn rất khiêm tốn. Trong khi đó, những DN lớn thuộc

sở hữu nhà nước, các tập đoàn lại chưa được đẩy nhanh tiến độ CPH và niêm yết trên TTCK.

- Tính đến tháng 12/2011, TTCK Việt Nam liên tục suy giảm, liên tục mất các mốc kháng cự… Ngày 23/12/2011 VN-Index dừng ở 359,1 điểm (thấp nhất trong năm 2011) và HNX – Index thiết lập đáy mới 58,42 điểm (thấp nhất từ trước tới nay). Hàng loạt cổ phiếu bluechip mất giá nghiêm trọng, khơng cịn khả năng kéo thị trường đi lên. Thị trường đi xuống thảm hại dẫn đến việc thanh khoản sụt giảm, thị giá nhiều cổ phiếu xuống rất thấp. Khơng ít cổ phiếu đã mất tới 80-90% giá trị so với đầu năm 2011. Cá biệt có những cổ phiếu xuống dưới 1000đ/CP càng làm cho thị trường thêm sụt giảm trầm trọng.

- Tính thực thi của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực CK và TTCK vẫn còn thấp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như thẩm quyền của cơ quan thanh tra CK còn hạn chế, tính độc lập chưa cao. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc UBCKNN

Độ mở cửa của TTCK

Tự do hóa TTCK (q trình loại bỏ các rào cản pháp lý để cho phép nhà ĐTNN được tham gia thị trường) mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế trong nước. Thực tế cho thấy, sự mở cửa các thị trường tài chính với nhiều đối tác nước ngồi hơn đã dần được thực hiện. Phần vốn góp của các cơng ty đã được niêm yết mà các nhà ĐTNN nắm giữ đã tăng từ 20% đến 30% năm 2003 và tới 49% vào năm 2005. Về các dịch vụ CK, theo các cam kết của WTO, các công ty liên doanh có thể có vốn nước ngồi khơng hơn 49% khi mới gia nhập, nhưng sẽ là 100% sau 5 năm.

Tuy nhiên, FPI vào Việt Nam vẫn thiếu những cơ sở pháp lý cần thiết. FPI vào Việt Nam hiện nay được tuân theo Luật đầu tư, Luật DN, Luật CK, nhưng vẫn thiếu một số các Luật lệ khác mang tính quy định rõ ràng hơn cho các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài, chẳng hạn như Luật ngân hàng, Quy chế quản lý ngoại hối… Còn nhiều

những quy định hạn chế, khiến dòng vốn FPI đổ vào Việt Nam trong thời gian qua vẫn ở mức khiêm tốn.

Hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có sự phân biệt tách bạch giữa FPI và FDI. Luật đầu tư có đề cập đến các hoạt động đầu tư gián tiếp, nhưng văn bản hướng dẫn thi hành chỉ tập trung cho FDI. Theo văn bản pháp lý hiện hành, nhà ĐTNN là đối tượng điều chỉnh của cả hai luật: Luật đầu tư, Luật CK. Nhưng cho đến nay, cả hai luật này đều chưa có những quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ, phạm vi hoạt động, quy chế hoạt động của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài. Các văn bản về FPI hiện còn nằm rải rác ở các quy định pháp lý khác nhau, khiến rất khó thực hiện. Chẳng hạn, quy định ngoại hối đối với việc mua bán CK của nước ngoài là do Ngân hàng nhà nước ban hành, trong khi đó quy định về tỷ lệ tham gia của nước ngoài vào TTCK lại do Bộ tài chính ban hành; hình thức ĐTNN lại do Luật đầu tư quy định… Những chính sách quy định rải rác như trên khiến môi trường thu hút FPI ở Việt Nam thực sự chưa hấp dẫn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, không mang lại sự minh bạch chính sách đối với nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, những quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần, cổ phiếu của các nhà ĐTNN vẫn còn hạn chế, làm cản trở luồng vốn FPI vào Việt Nam. Những quy định này hiện ở mức 49%, nhưng theo kinh nghiệm của các nước khu vực, tỷ lệ sở hữu cổ phần, cổ phiếu của các nhà ĐTNN ở nhiều nước lên tới 80-100%, trừ một số lĩnh vực nhạy cảm như ngành ngân hàng.

2.2.2.3 Sự đa dạng và vận hành có hiệu quả các định chế tài chính trung gian

Quỹ đầu tư nước ngồi

Để đánh giá sự đa dạng và hiệu quả hoạt động của một quỹ đầu tư, tác giả xem xét dựa trên các tiêu chí sau:

- NAV rịng

Để xem xét hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư, người ta thường lấy chỉ số NAV ròng để đánh giá. Có thể nói, trước khi khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nổ ra, thành công của một số quỹ ĐTNN tại Việt Nam được xem như một chất xúc tác

lớn cho làn sóng ĐTNN vào Việt Nam với mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân của các quỹ ĐTNN ở Việt Nam từ 25 – 30%. Tuy nhiên, khi khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra, bức tranh không sáng sủa của TTCK Việt Nam cùng các biện pháp thắt chặt kinh tế vĩ mô nhằm kiềm chế lạm phát đã và đang tác động trực tiếp đến NAV của các quỹ đầu tư.

Hiện nay, có khoảng 35 quỹ đang tham gia đầu tư vào TTCK Việt Nam, trong đó có các quỹ lớn thuộc các công ty quản lý VinaCapital và Dragon Capital như Vietnam Opportunity Fund (VOF), Vietnam Infrastructure Ltd (VNI), Vietnam Growth Fund (VGF), Vietnam Enterprise Investment Ltd (VEIL) và Vietnam Dragon Fund (VDF). Giá trị NAV trung bình của 20 quỹ này tính đến ngày 21/1/2010 là 147 triệu USD, trong đó lớn nhất là VOF với giá trị lên đến 771 triệu USD, 3 quỹ do Dragon Capital quản lý có tổng NAV là 889 triệu USD.

Hoạt động của các quỹ đầu tư có thể sẽ chuyển hướng hoặc rơi vào bế tắc nếu môi trường đầu tư khơng cho thấy tín hiệu sáng sủa so với bức tranh hiện tại. Trong tháng 5/2011, NAV của 2 quỹ lớn nhất tại Dragon Capital là VEIL, VGF giảm tới 13,4% và 14,2%. Tính chung, NAV của các quỹ do Dragon Capital quản lý gồm VEIL, VGF, VDF, VDeF, VDeF, VPF và VRI chỉ còn 623 triệu USD, giảm 97,8 triệu USD so với cuối tháng trước và giảm 123 triệu USD so với cuối năm 2010. Ở những quỹ đại chúng được niêm yết như VFMVF1, VFMVF4 do công ty CP Quản lý quỹ Việt Nam (VietFund) quản lý, số phận cũng không nhiều khác biệt khi NAV của 2 quỹ này tại ngày 30/6/2011 giảm trên 20% so với thời điểm cuối năm ngoái.

- Lĩnh vực đầu tư:

Các quỹ ĐTNN thường tập trung đầu tư vào TTCK và bất động sản, trong khi rất ít đầu tư vào các DN Việt Nam. Lý do chủ yếu là một số ngành nghề đòi hỏi công nghệ cao của Việt Nam chưa được phép gọi vốn từ nhà ĐTNN, chẳng hạn như ngành quản lý tài sản, dịch vụ định giá DN, định mức tín nhiệm, dịch vụ mua bán nợ, tư vấn kiến trúc đô thị, phát triển nguồn nhân lực, tư vấn phát triển cơ sở hạ tầng, xử lý mơi trường… Nhiều ngành nghề địi hỏi vốn lớn như điện, nước, sản

xuất thép, phát triển cơ sở hạ tầng… cũng chưa nằm trong danh mục ngành nghề được bán cổ phần cho các nhà ĐTNN.

Trong số những nhà đầu tư gián tiếp, Mỹ là đối tác tiềm năng nhất, chiếm tới 50% tổng số vốn FPI tại Việt Nam. Các nhà đầu tư Mỹ gia tăng nguồn vốn FPI thông qua các quỹ ĐTNN. Kể từ khi ký kết Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ cho đến giữa năm 2006, FPI của Mỹ vào Việt Nam ước khoảng 1 tỷ USD. Có tới 1/3 đến 1/2 các khoản tiền luân chuyển qua các quỹ ĐTNN vào Việt Nam là của người Mỹ. Trên TTCK Việt Nam, nguồn vốn FPI của Mỹ thường thông qua các quỹ đầu tư lớn như Indochina Capital, Vietnam Partners, Dragon Capital, IDG… Bên cạnh Mỹ, có các nhà đầu tư quan trọng khác tại Việt Nam là Pháp (Quỹ Finansa với số vốn 18 triệu USD), Đức (Quỹ DIG 100 triệu USD), Hàn Quốc (Korean Investment Trust Management với số vốn 50 triệu USD)…

- Những mặt hạn chế trong hoạt động của các quỹ ĐTNN

Rất khó có thể giám sát được hoạt động của các quỹ đầu tư và rất dễ xảy ra gian lận tại các quỹ này. Với một mức phí quản lý dành cho các nhà quản lý lên đến 20%

mức tăng giá trị hàng năm của quỹ, rất có thể đây là động cơ thúc đẩy các nhà quản lý quỹ chấp nhận rủi ro một cách thái quá. Hơn nữa, hầu như không bao giờ nhà quản lý quỹ phải chịu bất cứ một hình thức phạt nào vì đã làm cho giá trị của quỹ bị giảm và nhà quản lý hồn tồn có thể thu hẹp quy mơ của quỹ để làm lại từ đầu. Khi tiền đổ vào các quỹ đầu tư càng nhiều thì việc kiếm các nhà quản lý quỹ có tài năng thực sự càng khó khăn và khả năng để kiếm một cơ hội đầu tư tốt lại càng ít hơn.

Các quỹ đầu tư chưa thể hiện được vai trò người tạo lập thị trường trên TTCK: trên

TTCK Việt Nam hiện nay, chiếm đa số vẫn là các nhà đầu tư cá nhân, kinh nghiệm đầu tư ít, chủ yếu tham gia “phong trào” và đầu tư theo tâm lý “bầy đàn”. Trong khi các nhà đầu tư tổ chức, các quỹ đầu tư tài chính có q ít. Theo kinh nghiệm ở các nước, sự tham gia của các nhà đầu tư loại này mới là nhân tố chính thúc đẩy TTCK vận hành một cách chuyên nghiệp. Hoạt động đầu tư vì lợi nhuận và mang tính chất ngắn hạn của các quỹ đã góp phần làm cho giá CK trên thị trường biến động khó

lường, bằng cách đặt mua với khối lượng lớn – giá cao đã đẩy giá CK trên thị trường nóng lên vượt xa giá trị thực của nó, đồng thời với hoạt động này là đặt bán dần dần với khối lượng vừa – nhỏ nhằm che mắt thị trường. Điều này đã gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ, mới tham gia thị trường và trong dài hạn có thể sụp đổ thị trường gây khủng hoảng kinh tế.

Giữa các DN và các quỹ đầu tư chưa tìm được tiếng nói chung, DN Việt Nam chưa nhận được sự hỗ trợ từ các quỹ đầu tư về vốn và kinh nghiệm quản lý: DN cần vốn

để phát triển còn quỹ đầu tư cần nơi để đồng tiền sinh lợi. Dù nhu cầu rất thật nhưng đến nay thị trường này vẫn chưa phát triển mạnh. Về phía quỹ đầu tư CK, để được các quỹ đầu tư mua cổ phần DN phải là Công ty cổ phần hay sẽ chuyển thành Công ty cổ phần mới thu hút được vốn đầu tư. Các quỹ đầu tư hạn chế đầu tư vào các DN mới thành lập (start – ups), các DN mà một chủ nắm giữ hơn 50% vốn (trừ Nhà nước) và các DN phải đạt “3 không”: không bất động sản, không mạo hiểm và khơng gia đình trị. Chẳng hạn việc Dragon Capital đưa ra điều kiện chỉ tham gia vào một Công ty khi giá trị thị trường của Công ty này đạt từ 7 triệu USD trở lên. Đây là một hạn chế vì ở Việt Nam đa phần là các DN vừa và nhỏ vốn thấp, mang tính gia đình là chủ yếu khó có thể tiếp cận được nguồn vốn từ các quỹ đầu tư.

Về phía DN, dù rất cần vốn nhưng vẫn e ngại khi làm việc với các quỹ đầu tư, giữa DN và nhà đầu tư ln có một khoảng cách rõ ràng đó là DN chưa sẵn sàng đón nhận khái niệm “Cơng ty đại chúng”. DN chưa tin tưởng để trao cho các quỹ đầu tư quyền tham dự vào Hội đồng quản trị của Công ty cũng như DN chưa muốn công khai hết mọi vấn đề về giá trị thực của nó, đồng thời với hoạt động này là đặt bán dần dần với khối lượng vừa – nhỏ nhằm che mắt thị trường. Điều này đã gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ, mới tham gia thị trường và trong dài hạn có thể sụp đổ thị trường gây khủng hoảng kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 57 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)