Danh sách các chuyên gia đã phỏng vấn hoặc tham khảo ý kiến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá chính sách về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô (Trang 82 - 89)

STT Họ tên Chức vụ Điện thoại và Email Hình thức phỏng vấn

1 Nguyễn Thị Lê

Hải

Giám đốc, Quỹ trợ vốn cho công nhân viên chức và người lao động nghèo tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu

0913186176 064.3510645

lehain72@gmail.com

Qua điện thoại ngày 17/01/2012; email ngày 05/4/2012 & 10/4/2012

2 Cổ Tấn Mỹ

Dung

Phó giám đốc Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế TP. HCM

0903107961

dungpn0709@gmail.com

Qua điện thoại ngày 15/01/2012; trao đổi

trực tiếp ngày

03/4/2012

3 Dương Phước

Hoàng Lân

Nguyên thành viên HĐQT Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang, Điều phối viên Dự án tín dụng nhỏ cho Phụ nữ nghèo huyện Thủ Thừa, Long An

0908645969

dphlan76@yahoo.com

Qua điện thoại ngày 15/01/2012; email ngày 05/4/2012; trao đổi trực tiếp ngày 10/4/2012

4 Lê Phát Ngân Trưởng phịng Tổ chức – Hành chính, Quỹ Hỗ trợ

Phụ nữ Phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang

0907484317

lephatngan@yahoo.com

Qua email ngày

09/4/2012 và điện thoại.

5 Lê Thị Lân Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển Nguồn lực

tài chính cộng đồng - CFRC

0912010380 Trao đổi qua điện thoại

nhưng lấy ý kiến chính thức từ bài phỏng vấn trên Invest TV ngày

73

Phụ lục 14: Ý kiến của Bà Nguyễn Thị Lê Hải, Giám đốc Quỹ trợ vốn cho công nhân viên chức và người lao động nghèo tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu

Quỹ trợ vốn cho công nhân viên chức và người lao động nghèo tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu (sau đây gọi là Quỹ) thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu từ năm 1993. Quỹ hoạt động mang tính xã hội khơng vì mục đích lợi nhuận nhưng đảm bảo hồn vốn và bù đắp chi phí quản lý. Mục tiêu của Quỹ là giúp cho công nhân, nhân dân lao động nghèo có điều kiện tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tạo ra việc làm mới hay tăng thêm việc làm để có thu nhập chính đáng bằng số vốn nhỏ ban đầu do Quỹ cho vay có hồn lại. Tính đến 31/12/2011, tổng nguồn vốn của Quỹ là 34.928 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 14.973 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 32.014 tỷ đồng, đang trợ vốn cho khoảng 11 nghìn thành viên. Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu đang thực hiện các thủ tục đề nghị NHNN cấp giấy phép thành lập TC TCVM trên cơ sở chuyển đổi hoạt động của Quỹ.

Bà Nguyễn Thị Lê Hải đã công tác tại Quỹ 10 năm, khởi đầu từ vị trí kế tốn viên, kế tốn trưởng và hiện là Giám đốc Quỹ.

Theo bà Hải, lý do Quỹ chậm chuyển đổi thành TC TCVM chính thức là do trình độ đội ngũ CBNV và hạ tầng công nghệ thông tin chưa đủ chuẩn theo quy định. Bà Hải cho rằng chuyển đổi sẽ giúp TC TCVM huy động vốn dễ dàng hơn từ các tổ chức khác, đặc biệt là nguồn vốn thương mại; TC TCVM sẽ hoạt động chuyên nghiệp hơn, quy mô hoạt động phát triển và tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Mặt khác, chuyển đổi cũng sẻ có những bất lợi nhất định, cụ thể như: thuế TNDN cao, trong khi các TC TCVM hoạt động mang tính xã hội, khách hàng chủ yếu là đối tượng lao động nghèo; đòi hỏi đội ngũ quản lý chuyên nghiệp hơn; đặc biệt phải gửi về NHNN quá nhiều báo cáo theo quy định, tạo ra thêm chi phí cho hoạt động của TC TCVM.

Để khuyến khích các tổ chức thực hiện hoạt động TCVM chuyển đổi, Nhà nước cần điều chỉnh chính sách thuế đối với các TC TCVM hoạt động với mục tiêu phục vụ lợi ích xã hội là chính, khơng vì mục đích lợi nhuận. Đối với các tổ chức TCVM không chuyển đổi hoặc chưa có điều kiện chuyển đổi, cần cho phép tiếp tục duy trì hoạt động TCVM nhưng có sự giám sát của NHNN và chính quyền địa phương.

74

Phụ lục 15: Ý kiến của bà Cổ Tấn Mỹ Dung, Phó giám đốc Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 230/2003/QĐ-UB ngày 17/10/2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu hoạt động của Quỹ là hỗ trợ vốn cho phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, tăng thu nhập, giúp vượt nghèo, cải thiện đời sống, góp phần thực

hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo của Thành phố Hồ Chí Minh. Quỹ đang quản lý nguồn

vốn trên 42 tỉ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu khoảng 33.48 tỉ đồng. Bà Cổ Tấn Mỹ Dung, Phó giám đốc Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, trực thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Bà Dung cơng tác tại Quỹ này từ năm 2006. Theo Bà Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh chưa có ý định chuyển đổi thành TC TCVM và ba lý do chính: i) Lo ngại phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (20%); ii) chuyển đổi không phù hợp với mục tiêu phi lợi nhuận của tổ chức; iii) thủ tục cịn nhiều khó khăn, phiền hà; khung pháp luật chưa rõ ràng, cịn mâu thuẫn, chồng chéo; Quỹ cũng chưa có nhu cầu huy động vốn từ cơng chúng vì mục tiêu chủ yếu là hỗ trợ vốn cho các hộ viên nghèo cải thiện đời sống gia đình thơng qua các hoạt động tạo thu nhập, khơng nhằm mục đích sinh lời. Việc chưa chuyển đổi cũng để học hỏi kinh nghiệm của các tổ chức có quy mơ hoạt động lớn, đã chuyển đổi trước.

Bà Dung cho rằng, đối với Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển kinh tế, việc chuyển đổi có nhiều bất lợi và rủi ro như nghĩa vụ thuế, chế độ sở hữu và tư cách chủ thể của Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh chưa rõ ràng. Điều lệ của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam vẫn chưa quy định rõ tư cách pháp nhân của các cấp Hội. Về lợi thế có thể huy động vốn rộng rãi sau khi chuyển đổi sẽ khơng có ý nghĩa vì mục tiêu hoạt động mang tính hỗ trợ hội viên với lãi suất thấp, hiện nay là 0,8%/tháng. Quyết định thành lập Quỹ cũng nêu rõ lãi suất cho vay phải thấp hơn lãi suất cơ bản theo quy định của NHNN. Sẽ rất khó để huy động tiết kiệm với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất cho vay đó.

Để khuyến khích các TC TCVM đăng ký hoạt động chính thức, Nhà nước cần có chính sách miễn thuế đối với các tổ chức phi lợi nhuận; giảm thuế đối với TC TCVM khác. Cần xây dựng chính sách đầy đủ và đồng bộ hơn, đặc biệt là sau khi Luật các TCTD ra đời.

75

Phụ lục 16: Ý kiến của Ơng Dương Phước Hồng Lân, điều phối viên Dự án tín dụng nhỏ cho Phụ nữ nghèo huyện Thủ Thừa, Long An

Ơng Dương Phước Hồng Lân, ngun Điều phối viên chương trình NMA (The Norwegian Mission Alliance), Thành viên Hội đồng quản trị, Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang từ 2002 đến 2010. Hiện là Điều phối viên Dự án tín dụng nhỏ cho Phụ nữ nghèo huyện Thủ Thừa, Long An.

Ông Lân cho rằng Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang chậm chuyển đổi do có nhiều vướng mắc liên quan đến bên góp vốn là tổ chức nước nước ngoài, cụ thể là tổ chức Norwegian Mission Alliance. Một phần nữa là do muốn thành lập tổ chức TCVM thì trước tiên tổ chức đó phải được chuyển đổi hoặc phải là một quỹ xã hội.

Ông Lân cho rằng chuyển đổi sẽ đem lại cho các TC TCVM những lợi ích cơ bản như: Hoạt

động theo khn khổ luật pháp rõ ràng, có thể huy động tiết kiệm từ cơng chúng, có điều kiện phát triển và mở rộng thị trường và địa bàn hoạt động… Nhưng chuyển đổi cũng sẽ đem đến bất lợi như rủi ro về thanh khoản, quản lý và nhân sự địi hỏi phải chun nghiệp hóa, nếu khơng có cơ chế giám sát sẽ xa rời mục tiêu, phải tuân thủ và thực hiện các yêu cầu, quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật như thuế, kiểm sốt, chế độ báo cáo… và có thể làm tăng chi phí.

Ơng Lân đánh giá chính sách về tổ chức, hoạt động của tổ chức TCVM có những bất cập như: khung pháp lý về tổ chức và hoạt động của TC TCVM chưa hồn chỉnh, thuế chưa rõ ràng, duy trì guồng máy cồng kềnh như phải thêm BKS trong khi quy mơ hoạt động cịn nhỏ. Cần xem xét lại quy mơ nào thì cần có ban này. Cần tạo cơ chế thơng thống để các nhà tài trợ trong nước cũng có thể tham gia, đây là nguồn lực rất lớn cần khuyến khích. Cần mở rộng điều kiện về chủ thể trong nước được quyền thành lập TC TCVM, khơng cần thiết phải là một tổ chức chính trị xã hội. Chúng ta đều thấy rõ là các chủ thể này thành lập TC TCVM khơng phải vì mục đích tham gia vào thị trường tài chính!

Đối với tổ chức có hoạt động TCVM chưa có điều kiện chuyển đổi, nên được tiếp tục tồn tại dưới hình thức dự án hoặc quỹ xã hội, nhưng có hạn chế các hoạt động như không được huy động tiền gửi tự nguyện, hoặc quy định tỉ lệ tiền gửi tự nguyện tối đa có thể được huy động.

76

Cần có quy định cụ thể trường hợp nào thì tổ chức có hoạt động TCVM khơng cần chuyển đổi. Trong trường hợp có điều kiện nhưng khơng chuyển đổi thì nên đưa ra khung thời gian cụ thể để tổ chức chuyển đổi. Điều này sẽ dễ cho công tác quản lý trong ngành tài chính vi mơ nói chung.

77

Phụ lục 17: Ý kiến của Ơng Lê Phát Ngân, Trưởng phịng Tổ chức – Hành chính, Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang.

Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang khởi đầu như một dự án TCVM giữa Tổ chức The Norwegian Mission Alliance và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tiền Giang vào tháng 06/2002. Trong đó The Norwegian Mission Alliance là một NGO Na Uy, hoạt động với mục tiêu phát triển cộng đồng, góp phần cải thiện lâu dài của chất lượng các nhóm mục tiêu của cuộc sống, bao gồm những người nghèo, người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em. Dự án TCVM nhằm hỗ trợ vốn, tạo công ăn việc làm cho phụ nữ nghèo.

Tháng 08/2010 Dự án chuyển đổi thành Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang, hoạt động TCVM khơng vì mục tiêu lợi nhuận nhằm hỗ trợ vốn, tạo công ăn việc làm cho phụ nữ nghèo, khó khăn và tài trợ cho các chương trình dự án nhằm mục đích nhân đạo từ thiện khác. Hiện nay Quỹ hoạt động tại 67/169 xã/phường của tỉnh Tiền Giang, dư nợ cho vay đạt trên 40 tỷ VNĐ, trong đó vốn chủ sở hữu khoảng 20 tỷ VNĐ. Quỹ đang trong quá trình chuyển đổi thành TC TCVM theo mơ hình Cơng ty TNHH.

Ơng Lê Phát Ngân cơng tác tại đây 10 năm, qua các vị trí kế tốn trưởng, trưởng phịng Hành chính – Tổ chức của Quỹ.

Ông Ngân cho rằng chuyển đổi sẽ đem lại cho Quỹ những lợi ích cơ bản như : có hành lang pháp lý rõ ràng để hoạt động, có được địa vị pháp lý và tư cách pháp nhân rõ ràng, chính thức; được tiếp cận các nguồn vốn đa dạng hơn để tăng trưởng và mở rộng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng của tổ chức.

Về bất lợi: chuyển đổi làm tăng chi phí do phải thực hiện các quy định về an toàn hoạt động và hạ tầng công nghệ như hệ thống công nghệ thông tin, quản lý rủi ro, thanh khoản; các hoạt động đặt dưới sự giám sát của Ngân hàng nhà nước sẽ đồi hỏi phải báo cáo định kỳ, mở rộng hoạt động phải xin phép; đóng thuế thu nhập doanh nghiệp (20%).

Ông Ngân đánh giá chính sách về tổ chức, hoạt động của tổ chức TCVM sau khi chuyển đổi có những bất cập như:

1. Quy định về chủ thể được thành lập tổ chức TCVM chưa được rõ ràng (ví dụ như: các đồn thể cấp tỉnh và huyện khơng được đứng ra thành lập TC TCVM – vì theo NHNN là khơng có

78

tư cách pháp nhân. Trong khi đó đa phần các hoạt động TCVM được các tổ chức trên quản lý thực hiện.

2. Các quy định đối với TCVM chưa nhận được sự ưu đãi (đa phần các TCTCVM là doanh nghiệp xã hội).

3. Các hoạt động ngoài việc dựa trên các văn bản pháp lý của ngành TCVM còn phải thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng (trong khi 2 văn bản này còn nhiều nội dung chưa thống nhất).

Để khuyến khích các tổ chức hoạt động TCVM chuyển đổi, Ông Ngân khuyến nghị Nhà nước cần cập nhật, sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh nhanh các quy định liên quan đến ngành TCVM; có các chính sách ưu đãi đối với hoạt động TCVM; bổ sung thêm các hoạt động được phép của TCVM như: thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, giống thị trường liên ngân hàng… của ngành TCVM.

Đối với các tổ chức TCVM không chuyển đổi hoặc chưa có điều kiện chuyển đổi, Ơng Ngân cho rằng Nhà nước cần đưa ra các chính sách, quy định ưu đãi, có lợi và rõ ràng, hồn chỉnh cho TCVM. Từ đó các TCTCVM sẽ thấy được lợi ích cụ thể, thiết thực thì sẽ tự giác chuyển đổi.

79

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá chính sách về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)