Năng suất LĐ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh tây ninh (Trang 26 - 28)

2.1 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế

2.1.3 Năng suất LĐ

Năng suất là thước đo quan trọng nhất phản ánh NLCT của một vùng hay một địa phương. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng khái niệm năng suất LĐ và tính tốn năng suất từng ngành bằng cách lấy giá trị GDP ngành đó tạo ra chia cho số LĐ làm việc trong ngành.

Kết quả cho thấy, năng suất LĐ khu vực dịch vụ là cao nhất qua các năm, kế đến là khu vực công nghiệp xây dựng và cuối cùng là khu vực nơng nghiệp. Trong đó, sự chênh lệch về năng suất LĐ giữa khu vực công nghiệp và nơng nghiệp rất lớn. Cịn khu vực dịch vụ và cơng

nghiệp thì có xu hướng tiến gần nhau hơn. (Xem phụ lục 2)

Hình 7 – Năng suất LĐ theo khu vực kinh tế

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu NGTK tỉnh Tây Ninh)

Ở cả ba khu vực kinh tế thì năng suất LĐ đều tăng qua các năm, trong đó tốc độ tăng của khu vực nông nghiệp không đáng kể, khu vực cơng nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng khá cao. Tuy

10,9 11,2 11,3 12,6 16,9 20,7 23,9 27,8 20,3 23,6 28,9 - 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 30,0 35,0 2007 2008 2009 2010

Năng suất lao động theo khu vực kinh tế - giá so sánh (triệu đồng/người)

nhiên, xét về cơ cấu LĐ thì khơng có sự thay đổi đáng kể giữa các khu vực, chứng tỏ ít có sự dịch chuyển LĐ từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao hơn mà chủ yếu là do sự cải thiện năng suất trong từng khu vực, cụ thể là khu vực cơng nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng GDP nhanh hơn tốc độ tăng về LĐ. Do đó tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế cũng tăng như đã phân tích ở phần 1.2.1.

Bảng 7 – Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế

LĐ phân theo khu vực kinh tế (người)

Ngành 2007 2008 2009 2010

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Nông nghiệp 271,197 45.0% 284,310 46.6% 297,215 48.9% 277,245 45.1%

Công nghiệp 142,805 23.7% 128,775 21.1% 132,303 21.8% 135,260 22.0%

Dịch vụ 188,884 31.3% 196,910 32.3% 178,023 29.3% 201,657 32.8%

Tổng 602,886 609,995 607,541 614,162

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ NGTK tỉnh Tây Ninh)

Xét cụ thể hơn trong từng ngành kinh tế, ta thấy năng suất LĐ có sự chênh lệch khá lớn giữa hai nhóm ngành: nhóm có năng suất LĐ thấp (nơng nghiệp; xây dựng; và dịch vụ lưu trú, ăn uống) và nhóm có năng suất cao hơn hẳn (tín dụng, ngân hàng; vận tải, kho bãi, thơng tin liên lạc; công nghiệp chế biến chế tạo; và thương nghiệp, sửa chữa xe động cơ, đồ dùng gia đình), trong đó ngành vận tải, kho bãi và thơng tin liên lạc có tốc độ tăng rất cao, do đây là ngành có nhu cầu rất cao mà chưa có nhiều người gia nhập thị trường này. Công nghiệp chế biến chế tạo cũng có tốc độ tăng ấn tượng. Điều này cho thấy một tiềm năng to lớn trong việc phát triển các ngành chế biến gắn liền với vùng ngun liệu như cao su, mía, mì…và ngành logistic ở Tây Ninh.

Hình 8 – Năng suất LĐ phân theo lĩnh vực kinh tế

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ NGTK tỉnh Tây Ninh)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh tây ninh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)