Những cột mốc đáng nhớ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 35)

2.1 GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP Á CHÂU

2.1.1.1 Những cột mốc đáng nhớ

Năm 1996: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard.

Năm 1997: ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại.

Năm 2005: ACB và NH Standard Chartered (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật tồn diện; và SCB trở thành cổ đơng chiến lược của ACB.

Ngày 21/11/2006, cổ phiếu của ACB chính thức giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Năm 2009: ACB thành lập mới 51 chi nhánh và phòng giao dịch, nâng số chi nhánh và phòng giao dịch lên hơn 200 đơn vị, ACB tăng vốn điều lệ lên 7.200 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” do tạp chí Asiamoney, Euromoney, Finance Asia bình chọn.

Đến nay, ACB đã có 327 chi nhánh và phịng giao dịch hoạt động trên toàn quốc, vốn điều lệ là 9.377 tỷ đồng.

2.1.1.2 Thành tích đạt đƣợc

ACB với hơn 200 sản phẩm dịch vụ được KH đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả. Trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử thách,

ACB luôn giữ vững vị thế của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu.

Trong hoạt động, ACB luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn và đã khẳng định được vị trí là một thương hiệu mạnh trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, ACB xếp hạng là “1 trong 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam” (do VCCI bình chọn năm 2005); nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ xuất sắc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (Chương trình “Tin & Dùng Việt Nam 2006” do Thời báo kinh tế Việt Nam tổ chức). Trong hai năm 2005 và 2006, ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam nhận được 3 giải thưởng quốc tế danh giá do các tổ chức và tạp chí uy tín trong ngành NH trao tặng: The Banker, the Aseanbanker và Euromoney. Và trong năm 2007, ACB là đơn vị đầu tiên và duy nhất trong ngành NH Việt Nam được Hội đồng tư vấn doanh nghiệp (BAC) của Hiệp hội ASEAN tặng giải thưởng “Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc nhất” trong lĩnh vực phát triển đội ngũ lao động. ACB được tạp chí Euromoney bầu chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” trong 3 năm liền từ năm 2007 đến năm 2009.

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua

Điều này thể hiện bằng các chỉ số tài chính của ACB qua các năm như sau :

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh ACB qua các năm

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng tài sản Tỷ đồng 105.306 167.881 205.103 281.019 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 7.761 10.106 11.377 11.959 Tiền gửi khách hàng Tỷ đồng 91.174 108.992 137.881 185.637 Dư nợ cho vay Tỷ đồng 34.346 62.358 87.195 102.809 LN trước thuế Tỷ đồng 2.561 2.838 3.102 4.203

ROE % 36,7 31,8 28,9 36,0

ROA % 2,6 2,1 1,7 1,7

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm tốn của ACB năm 2009, 2010 và 2011.

Qui mô hoạt động của ACB ngày càng mở rộng thể hiện qua chỉ tiêu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu không ngừng gia tăng. Đến cuối năm 2011, tổng tài sản đạt 281.019 tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần so với cuối năm 2008.

Nguồn vốn huy động từ khách hàng và dư nợ cho vay luôn tăng trưởng qua các năm, đến cuối năm 2011 tổng nguồn vốn huy động đạt 185.637 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đạt 102.809 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động luôn đạt mức cao, bình quân trên 27% qua mỗi năm. Dư nợ cho vay cũng tăng với mức tăng cao hơn, bình quân trên 45% qua mỗi năm.

Kết quả kinh doanh của ACB luôn thể hiện bằng những con số ấn tượng, lợi nhuận đạt được năm sau luôn cao hơn năm trước. LN trước thuế năm 2011 đạt 4.203 tỷ đồng, tăng khoảng 35,5% so với năm 2010. Chỉ số sinh lợi trên vốn ROE 36%, tăng 7,1% so với năm 2010.

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NHTMCP Á CHÂU LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NHTMCP Á CHÂU 2.2.1 Tình hình huy động vốn

Trong huy động vốn, ACB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm cả về nội tệ lẫn ngoại tệ và vàng thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các sản phẩm huy động vốn của ACB rất đa dạng thích hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức.

Tổng nguồn vốn huy động của ACB tăng cao qua các năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là 134.502 tỷ đồng; 193.726 tỷ đồng và 269.060 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao đạt 47,5% trong năm 2009; nhưng có tăng chậm 44% trong năm 2010 và đạt 39% trong năm 2011. Hiện tổng huy động vốn của ACB chiếm thị phần 7% trên tổng huy động vốn của cả hệ thống ngân hàng.

Bảng 2.2: Tổng nguồn vốn huy động qua các năm Đvt : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Tỷ trọng

Tiền vay từ NHNN 10.256.943 9.451.677 6.530.305 2,4% Tiền gửi và vay của các

TCTD khác 10.449.828 28.129.963 34.714.041 12,9% Tiền gửi của khách hàng (bao

Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư,

cho vay TCTD chịu rủi ro 270.304 379.768 332.318 0,1% Cơng cụ tài chính phái sinh &

các khoản nợ tài chính khác 23.351 10.594.023 34.556.973 12,8% Trái phiếu (chuyển đổi) 4.510.000 7.290.000 7.290.000 2,7%

Tổng vốn huy động 134.502.210 193.726.193 269.060.227 100,0%

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm tốn của ACB năm 2009, 2010 và 2011.

Trong đó : Tiền gửi của khách hàng:

Tiền gửi của khách hàng trong nước đến 31/12/2011 đạt 185.637 tỷ đồng, tăng 34,6% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng chủ yếu 69% tổng nguồn vốn huy động. Đây là nét tích cực trong huy động tiền gửi của ACB trong điều kiện NHNN đưa ra biện pháp áp dụng trần lãi suất huy động bằng VND và USD. Số liệu qua các thời điểm cho thấy ACB ln duy trì được tỷ trọng nguồn tiền gửi khách hàng ở mức cao (khoảng 70%). Và đặc biệt năm 2009 huy động tiền gửi khách hàng của ACB đạt tốc độ tăng trưởng gấp 1,6 lần của ngành (47,5% so với 27%).

Cơ cấu huy động vốn theo loại hình khách hàng giai đoạn 2009-2011 Bảng 2.3: Huy động vốn theo loại hình khách hàng Đvt : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ

Doanh nghiệp nhà nước 1.406.288 1,6% 849.487 0,8% 437.463 0,3%

Công ty Cổ phần, công

ty TNHH, DNTN 12.776.923 14,7% 14.537.693 13,6% 37.377.372 26,3%

Công ty liên doanh 494.270 0,6% 568,057 0,5% 403.773 0,3%

Công ty 100% vốn nước ngoài 575.429 0,7% 474.329 0,4% 415.870 0,3% Hợp tác xã 36.319 0,0% 20.512 0,0% 23.191 0,0% Cá nhân 71.196.762 81,9% 89.885.177 84,1% 102.498.322 72,1% Khác 433.205 0,5% 601.356 0,6% 1.026.100 0,7% Tổng cộng 86.919.196 100,0% 106.936.611 100,0% 142.182.091 100,0%

Nguồn vốn huy động chủ yếu từ loại hình khách hàng cá nhân, chiếm tỷ trọng hơn 70% tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Tuy nhiên có thể thấy nguồn vốn huy động từ KHDN cũng tăng tương ứng, đặc biệt là từ khách hàng DNVVN mà đại diện là các công ty Cổ phần, công ty TNHH, DNTN, qua 03 năm là 12.777 tỷ đồng, 14.538 tỷ đồng, 37.377 tỷ đồng; tốc độ tăng tương ứng là tăng 13,8% trong năm 2010 và tăng gấp 2,57 lần trong năm 2011; chiếm tỷ trọng bình quân 18,2% tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn ổn định góp phần tăng trưởng dư nợ qua các năm, đặc biệt là ưu tiên mở rộng hướng đầu tư sang các DNVVN, đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho các DN.

Huy động vốn của ACB qua các năm không ngừng tăng, cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Số liệu trên cho thấy tốc độ huy động của ACB luôn tăng mạnh và ở mức cao, năm sau cao hơn năm trước. Để đạt kết quả trên ACB đã đề ra các biện pháp hết sức cụ thể mang lại hiệu quả thiết thực như:

 Áp dụng lãi suất linh hoạt, thu hút khách hàng bằng hình thức ưu đãi về lãi suất. Phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch để mở rộng nhiều kênh huy động vốn.

 Ứng dụng công nghệ và cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ như tăng cường cơng tác phát hành thẻ thanh tốn, tổ chức tốt mạng lưới máy rút tiền tự động, … đồng thời đổi mới phong cách phục vụ, triển khai việc huy động vốn kết hợp với các dịch vụ tiện ích khác như thanh tốn quốc tế, chuyển tiền tự động, thu hộ/chi hộ tiền mặt, thanh tốn hóa đơn, chi trả hộ lương, ... qua đó giữ được KH truyền thống và thu hút thêm KH mới nhất là các DNVVN.

 Chính sách đa dạng hóa khách hàng đã tạo điều kiện gia tăng số lượng tài khoản tiền gửi từ các khách hàng là DNVVN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, từ đó vừa tăng số dư tiền gửi vừa tạo sự ổn định về nguồn vốn. Với những biện pháp nêu trên đã góp phần làm cho dự trữ thanh khoản của ACB luôn ở mức cao, mang lại sức cạnh tranh rất lớn cho ACB trong việc sử dụng vốn cho vay. Do vậy, dư nợ cho vay của ACB thời gian qua cũng đã

có sự tăng trưởng đáng kể.

2.2.2 Hoạt động tín dụng giai đoạn 2008-2011

Trong các năm qua, hoạt động tín dụng của ACB luôn đạt mức tăng trưởng tốt theo chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro. Tính đến 31/12/2011, tổng dư nợ cho vay của ACB đạt 102.809 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 42,5% tổng nguồn vốn huy động. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm trong giai đoạn 2008-2011 là 45,6% và thị phần tín dụng của ACB chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 4,5% toàn hệ thống ngân hàng.

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ tín dụng qua các năm Đvt : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng dư nợ 34.832.700 62.357.978 87.195.105 102.809.156

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm tốn của ACB năm 2008, 2009, 2010 và 2011.

Cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ :

Bảng 2.5: Phân loại nợ qua các năm Đvt : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1) 34.125.084 61.739.414 86.693.232 101.564.431 Nợ cần chú ý (Nhóm 2) 398.902 363.884 209.067 326.758 Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3) 223.605 24.776 64.759 274.973 Nợ nghi ngờ (Nhóm 4) 66.982 88.502 58.399 345.655 Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5) 18.127 141.402 169.648 297.339

Tổng cộng 34.832.700 62.357.978 87.195.105 102.809.156

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm tốn của ACB năm 2008, 2009, 2010 và 2011.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng tính an tồn và hiệu quả của hoạt động tín dụng luôn được đảm bảo, cụ thể trong nhiều năm qua, tỷ lệ nợ xấu của ACB trên tổng dư nợ luôn dưới 1%. Tỷ lệ nợ xấu năm 2008 là 0,89%, tăng rất nhiều so với năm 2007, sau đó có xu hướng giảm qua các năm nhưng bắt đầu tăng cao trở lại trong năm 2011. Tuy nhiên, nhìn chung thì tỷ lệ nợ xấu của ACB vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với bình quân chung của tồn ngành (3,5%). Đây có thể xem là một thành công của ACB trong điều kiện kinh tế

khó khăn ảnh hưởng đến hầu hết đối tượng khách hàng vay.

2.2.3 Thực trạng cho vay các DNVVN

2.2.3.1 Tình hình cho vay các DNVVN qua các năm

Với hơn 300 chi nhánh và phịng giao dịch, ACB có địa bàn hoạt động phủ khắp hơn 32 tỉnh thành trong cả nước, trong đó khu vực TP.HCM, Hà Nội tập trung khách hàng đông nhất. Các khách hàng doanh nghiệp quan hệ tín dụng tại ngân hàng hầu hết là các DNVVN chủ yếu bao gồm : công ty cổ phần, công ty TNHH, DNTN. Hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm đa số. Tính đến 31/12/2011 có khoảng hơn 20.000 DNVVN đang quan hệ tín dụng tại ACB, tình hình dư nợ như sau :

Bảng 2.6: Tình hình cho vay DNVVN qua các năm Đvt : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dư nợ cho vay KHDN 16.064.188 39.324.085 54.589.693 66.941.569

Dư nợ cho vay DNVVN 12.052.995 33.150.677 47.567.251 60.146.802

Tốc độ tăng trưởng dư nợ DNVVN 175,04% 43,49% 26,45%

Tỳ trọng/tổng dư nợ KHDN 75,03% 84,30% 87,14% 89,85%

Tỷ trọng/tổng dư nợ cho vay 34,60% 53,16% 54,55% 58,50%

Nguồn: Tham khảo số liệu từ các báo cáo dư nợ khối KHDN của ACB

Tín dụng cho DNVVN chiếm tỷ trọng khá lớn đối với tín dụng của ACB thơng qua các chỉ tiêu tính đến ngày 31/12/2011: số dư nợ cho vay chiếm 58,50% dư nợ cho vay của Ngân hàng.

Dư nợ cho vay DVVVN đều tăng qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng chậm lại kể từ năm 2010 do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát của NHNN và Chính phủ. Cụ thể tốc độ tăng qua các năm 2009, 2010, 2011 tương ứng là 175,04%; 43,49%; 26,45%.

Các DNVVN trong những năm qua có nhiều thuận lợi do Nhà nước đổi mới trong thủ tục cấp giấy phép, đăng ký kinh doanh với nhiều chính sách thơng thống, khuyến khích người dân bỏ vốn ra kinh doanh nên loại hình doanh nghiệp này ngày càng tăng nhanh về số lượng, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân nên vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho các doanh nghiệp này trong những năm qua đều tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng.

Về dƣ nợ cho vay theo ngành nghề: tỷ trọng ngành thương mại, ngành

sản xuất gia công chế biến chiếm tỷ trọng chủ yếu lần lượt là 52,7%; 26,1%.

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay DNVVN theo ngành nghề Đvt : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Thương mại 24.617.019 51,8% 31.724.007 52,7% Sản xuất & gia công chế biến 11.516.938 24,2% 15.716.003 26,1%

Xây dựng 3.570.687 7,5% 2.756.795 4,6%

Kho bãi, giao thông vận tải & thông

tin liên lạc 2.306.580 4,8% 1.648.225 2,7%

Nông, lâm nghiệp 152.432 0,3% 199.180 0,3%

Tư vấn & kinh doanh bất động sản 1.276.296 2,7% 1.040.392 1,7% Nhà hàng, khách sạn 1.374.081 2,9% 1.341.239 2,2% Dịch vụ cá nhân & cộng đồng 2.271.905 4,8% 4.751.352 7,9% Các ngành nghề khác 481.313 1,0% 969.608 1,6%

Tổng cộng 47.567.251 100,0% 60.146.802 100,0%

Nguồn: Tham khảo số liệu báo cáo dư nợ Khối KHDN của ACB

Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay DNVVN theo ngành nghề

ACB tập trung chủ yếu cho vay đối với ngành thương mại và sản xuất,

gia công chế biến; chủ yếu tài trợ đối với những ngành được Nhà nước và Chính phủ khuyến khích sản xuất, kinh doanh. Riêng đối với lĩnh vực xây dựng và tư vấn kinh doanh bất động sản, ACB giảm dần tỷ trọng trên tổng dư nợ từ 2,4% năm 2010 xuống cịn 1,7% năm 2011 và ln duy trì tỷ lệ cho vay hợp lý tính cho tồn hệ thống, chỉ khoảng từ 0,5% đến 2,5% trong danh mục cho vay nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra trong q trình cấp dụng trong tình hình bất động sản đóng băng như hiện nay.

2.2.3.2 Tình hình tài trợ DNVVN thơng qua các chƣơng trình hợp tác

Bên cạnh việc cho khách hàng vay từ nguồn vốn huy động, ACB còn liên kết, hợp tác với các tổ chức quốc tế thực hiện các chương trình tài trợ các DNVVN như Dự án tài trợ DNVVN (SMEFP), Quỹ phát triển DNVVN (SMEDF), Quỹ tín dụng xanh của SECO (SMESC), Chương trình cho vay theo dự án tài chính nơng thơn của Hiệp hội Phát triển Quốc tế - NH Thế giới (RDF) và các tổ chức trong nước như Quỹ bảo lãnh vay vốn của Ủy ban nhân dân Tp.HCM (SMEHG), Chương trình cho vay có bảo lãnh của VDB.

theo các chương trình này thì trước tiên phải đáp ứng được các tiêu chí cho vay theo chính sách tín dụng của ACB, sau đó mới căn cứ vào điều kiện của từng chương trình cụ thể để cho vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)