Tình hình sử dụng giếng tại khu vực nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH điều chỉnh chính sách giá nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn TPHCM (Trang 28 - 34)

Nguồn: tổng hợp từ Cục Thống kê TP.HCM, Niên giám thống kê năm 2010 [14], Số liệu sơ bộ về tổng điều tra dân số 2009 [15]; TT.NSH-VSMTNT, Báo cáo kết quả điều tra bộ chỉ số theo dõi và đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2009 [24]

3.3. 2 6Nhận xét, đánh giá

Tóm lại, hiện nay tại khu vực nơng thơn chỉ mới có 14,7% số hộ được cung cấp nước máy, 48,1% số hộ sử dụng nước giếng là nguồn nước sinh hoạt chính, 37,2% hộ dân cịn lại phải dùng nước từ các nguồn khác như nước sông, hồ, nước mưa và mua nước từ người khác.

Nước máy được cung cấp từ mạng lưới của TT.NSH-VSMTNT, SAWACO và Cơng ty DVCI huyện Cần Giờ, trong đó TT.NSH-VSMTNT là chủ yếu. Lượng nước máy chỉ mới đáp ứng được 52,1% nhu cầu. Trong số 14,7% hộ được cung cấp nước máy có 10,1% hộ được gắn đồng hồ nước (của TT.NSH-VSMTNT và SAWACO), 4,6% số hộ được mua nước từ Công ty DVCI. Những hộ này được dùng nước với giá bán do thành phố qui định, giá nước của TT.NSH-VSMTNT là 3.100 đồng/m3 (dưới 4 m3/người/tháng) và 4.700 đồng/m3 (từ 4 – 6 m3/người/tháng); giá nước của SAWACO lần lượt là 4.400 đồng/m3 và 8.300 đồng/m3 với định mức tương tự như trên. Các hộ được cung cấp nước máy chủ yếu ở Bình Chánh, Cần Giờ và Nhà Bè. Củ Chi có rất ít hộ dùng nước máy.

Các hộ dùng nước giếng là nguồn nước chính chủ yếu ở hai huyện Củ Chi và Hóc Mơn, ở Nhà Bè và Cần Giờ có rất ít hộ dùng nước giếng bởi nước giếng ở đây bị nhiễm mặn, không thể dùng cho ăn uống hay sinh hoạt.

Đối với các hộ dân còn lại, phải sử dụng nước từ nhiều nguồn, vì khơng mua được trực tiếp từ các đơn vị cấp nước trên nên sẽ phải mua lại từ những người bán nước tư nhân hoặc câu nhờ đồng hồ nước của các hộ khác. Giá mua nước thường là cao hơn nhiều so giá bán thành phố qui định. Tình trạng này rất phổ biến ở khu vực huyện Nhà Bè, Cần Giờ và tại một số nơi ở huyện Bình Chánh bởi khu vực này bị nhiễm mặn, người dân không thể đào giếng để lấy nước.

Như vậy, nước sạch là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày nhưng tại khu vực nông thôn TP.HCM hiện nay lượng cung nước sinh hoạt từ những nguồn đảm bảo chất lượng (SAWACO, TT.NSH-VSMTNT) không đủ, chỉ mới đáp ứng được khoảng 52,1% nhu cầu. Điều này dẫn đến một loạt các vấn đề sau:

Thứ nhất, vì lượng cung từ những nguồn đảm bảo chất lượng không đủ nên người dân phải đào giếng. Nước giếng tại một số khu vực tuy có chất lượng cảm quan là tốt (nước trong, khơng có mùi vị lạ) nhưng vì khơng được xử lý theo phương pháp công nghiệp như đối với nước máy của SAWACO hay TT.NSH-VSMTNT nên chất lượng không thể đảm bảo đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt.

Thứ hai, những hộ không đào giếng được sẽ phải mua nước của những người cung cấp tư nhân với giá bán cao hơn rất nhiều so với mức giá thành phố qui định. Đây là một gánh nặng, đặc biệt đối với những hộ có thu nhập thấp. Họ sẽ dùng nước rất hạn chế, có thể dưới mức nhu cầu cần thiết. Yếu tố này cùng với việc sử dụng nước giếng, nước sông, hồ, ao chất lượng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tình trạng vệ sinh mơi trường nơng thơn, dẫn đến nhiều hệ lụy, kìm hãm phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn.

Thứ ba, việc các hộ dân tự đào giếng, khai thác nước ngầm một cách tự do, không theo quy hoạch có thể làm giảm mực nước ngầm, gây nên tình trạng sụt lún, ảnh hưởng xấu đến kết cấu hạ tầng khu vực nơng thơn nói riêng và ảnh hưởng chung cho tồn thành phố.

Ngồi ra hiện nay có một vấn đề về cách nhìn nhận và đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt khu vực nơng thơn ở góc độ của UBND thành phố. Hiện nay, trong các báo cáo

của UBND thành phố, tình hình sử dụng nước sinh hoạt khu vực nông thôn được thể hiện bằng chỉ tiêu phần trăm hộ dân nông thôn được cung cấp nước sạch. Nước sạch trong chỉ tiêu này được xác định theo tiêu chí của Bộ NN-PTNT1 7

18, đánh giá chất lượng bằng cảm quan, không qua xét nghiệm, vì vậy nước giếng nếu trong và khơng có mùi vị lạ thì vẫn được xem là nước sạch. Do vậy, tỉ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch được xét theo tiêu chí này là rất cao, trên 80-90%, trong khi nếu dựa vào tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn sức khỏe, thì tỉ lệ này có thể rất thấp18

19.

Mặt khác, chỉ tiêu này xét tất cả những hộ dân được cung cấp nước sạch, từ những hộ được mua nước trực tiếp từ các công ty cấp nước với giá bán do thành phố qui định cho đến những hộ dân chưa có đồng hồ nước riêng, phải dùng chung đồng hồ hoặc mua lại nước của những người bán nước tư nhân với giá cao. Do đó khơng phản ánh được bản chất tình hình cung cấp và sử dụng nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn.

Việc đánh giá lạc quan hơn so với thực tế, đồng thời khơng phản ánh đúng bản chất tình hình cung cấp và sử dụng nước sinh hoạt sẽ gây ra những ngộ nhận trong đánh giá của lãnh đạo thành phố về tình hình nước sinh hoạt nơng thôn, dễ dẫn đến sai lệch trong chỉ đạo, điều hành hoạt động cấp nước.

18 Theo qui định trong Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BNN ngày 14/4/2008 của Bộ NN-PTNT, nước hợp vệ sinh là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: không màu, khơng mùi, khơng vị lạ, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi (những yếu tố này được đánh giá dựa trên quan sát – không qua xét nghiệm). Bao gồm các nguồn: nước máy, giếng đào hợp vệ sinh, giếng khoan hợp vệ sinh và các nguồn nước hợp vệ sinh khác. 

19 Theo kết quả điều tra bộ chỉ số theo dõi và đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2009 do TT.NSH-VSMTNT thực hiện, trong số 165 mẫu nước được thu thập ngẫu nhiên tại các hộ dân (sử dụng nước giếng là nguồn nước chính) và tiến hành xét nghiệm, chỉ có 17,6% số mẫu đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt (Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt). 

1 0CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH GIÁ NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN

Hiện tại khu vực nơng thơn có ba đơn vị cung cấp nước máy chủ yếu, mỗi đơn vị có các mức giá khác nhau và đều do UBND thành phố qui định. Khơng tính đến trường hợp của Cơng ty DVCI huyện Cần Giờ (vận chuyển nước từ mạng lưới của SAWACO và bán lại cho dân cư trên địa bàn huyện với mức giá có trợ cấp từ ngân sách thành phố). Giá bán của SAWACO được xây dựng trên cơ sở phục vụ cho khu vực đô thị, giá bán của TT.NSH-VSMTNT được xây dựng phục vụ cho khu vực nơng thơn. Do đó chính sách giá nước sinh hoạt nông thôn trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này là chính sách giá mà TT.NSH-VSMTNT đang áp dụng.

4.1. 2 7Giới thiệu chung về Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn

Trung tâm có tiền thân là Ban quản lý các chương trình viện trợ trực thuộc Sở Lao động thành phố, được thành lập từ năm 1987. Đến năm 1992 được đổi tên thành Ban quản lý chương trình viện trợ về nước sinh hoạt nông thôn trực thuộc Sở Lao động thương binh và xã hội thành phố. Năm 1999, được tổ chức lại thành Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố với nhiệm vụ chính là đảm bảo việc cung cấp nước sinh hoạt cho người dân ở khu vực nông thôn của thành phố và hoạt động cho đến nay.

Trải qua hơn 20 năm hoạt động, hoạt động của Trung tâm ngày càng được mở rộng, từ một ban quản lý các chương trình viện trợ với nhiệm vụ ban đầu là tiếp nhận và tổ chức thực hiện các chương trình viện trợ của UNICEF về cung cấp nước sinh hoạt ngoại thành, dần dần đã được cấp ngân sách để xây dựng các giếng khoan, đầu bơm nước để phục vụ lâu bền, đến nay đã phát triển thành hệ thống các trạm cấp nước tập trung có qui mô lớn cung cấp nước sinh hoạt cho các khu vực dân cư ở nông thôn.

4.2. 2 8Cơ chế tài chính và các nguồn thu của Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thơn

Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động theo chế độ tự chủ tài chính, tự đảm bảo hồn tồn chi phí hoạt động thường xuyên.

Kinh phí hàng năm của Trung tâm bao gồm ba nguồn chính: thu tiền sử dụng nước từ hộ dân, ngân sách thành phố và ngân sách trung ương. Trong đó, thành phố chỉ cấp ngân sách cho cơng tác đầu tư xây dựng cơ bản (xây mới, nâng cấp các trạm cấp nước, mua sắm máy móc, thiết bị, trung bình 2 – 3 năm xây mới 1 trạm với mức đầu tư khoảng 30 tỉ đồng) và một số hoạt động sự nghiệp; ngân sách trung ương chiếm tỉ lệ rất ít (thơng qua chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, khoảng 100 – 300 triệu đồng/năm), do đó kinh phí hoạt động của Trung tâm (quản lý, khai thác, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các trạm cấp nước) chủ yếu dựa vào thu tiền sử dụng nước của hộ dân. Sau khi trừ các khoản chi phí, trích khấu hao và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách (thuế, các khoản phải nộp khác), phần còn lại sẽ được đưa vào tổng thu nhập chung và phân phối cho cán bộ công chức của Trung tâm. Năm 2010, thu tiền nước từ 118 trạm đang hoạt động đạt 41,6 tỉ đồng nhưng chi phí khai thác, vận hành lên đến 47,1 tỉ đồng, Trung tâm bị lỗ 5,5 tỉ đồng.

4.3. 2 9Tình hình hoạt động cấp nước của Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn

Đến năm 2010, Trung tâm đang quản lý 118 trạm cấp nước tập trung tại 66 xã phường của 11 quận huyện, cung cấp nước sinh hoạt cho 49.784 hộ (280.546 nhân khẩu) với tổng lượng nước cung cấp đạt 14,9 triệu m3; trong đó khu vực nơng thơn có 63 trạm phục vụ cho 25.568 hộ (7,3% số hộ ở nông thôn) với 142.518 nhân khẩu (10,7% dân số nông thôn), lượng nước cung cấp là 7,5 triệu m3.

Các trạm cấp nước ở khu vực nơng thơn có tổng cơng suất thiết kế là 23.920 m3/ngày đêm, bình quân mỗi trạm đạt 400 m3/ngày đêm, nếu tính theo định mức 4 m3/người/tháng thì các trạm này chỉ có thể phục vụ được 179.400 nhân khẩu, tương đương 13,4% dân số nông thôn. Đa số các trạm được xây dựng trong giai đoạn 1995 – 2005 nên có cơng suất tương đối thấp, từ 200 – 500 m3/ngày đêm, có khả năng phục vụ từ 1.500 – 3.800 người (theo định mức 4 m3/người/tháng), những trạm được xây dựng sau này có cơng suất cao hơn, từ 1.000 – 1.800 m3/ngày đêm. Năm 2010, tổng lượng nước cung cấp cho khu vực nơng thơn là 7,5 triệu m3, mức sử dụng bình quân đạt 4,3 m3/người/tháng, tương đương 144,9 lít/người/ngày.

Ngoại trừ huyện Cần Giờ, các huyện cịn lại đều có mạng lưới của Trung tâm, trong đó Bình Chánh có 30 trạm, tổng công suất (theo thiết kế) là 12.840 m3/ngày đêm, cung cấp cho 13.464 hộ (4,3 triệu m3 – năm 2010), kế đến là Hóc Mơn (13 trạm, tổng công suất 5.941 m3/ngày đêm), cung cấp cho 5.369 hộ (1,3 triệu m3); Nhà Bè (13 trạm, tổng công suất 3.346 m3/ngày đêm), cung cấp cho 5.134 hộ (1,6 triệu m3), Củ Chi (7 trạm, tổng công suất 1.793 m3/ngày đêm), cung cấp cho 1.601 hộ (0,3 triệu m3) (Hình 4.1).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH điều chỉnh chính sách giá nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn TPHCM (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)