Tình hình cung cấp nước máy hàng năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH điều chỉnh chính sách giá nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn TPHCM (Trang 34 - 36)

4.4. 3 0Chính sách giá nước ở khu vực nơng thơn từ trước tháng 3/2011

Những năm 1990, tình hình nước sạch cho sinh hoạt ở nơng thơn cịn rất khó khăn, người dân sử dụng nước giếng là chủ yếu (giếng đào), nước máy xử lý theo phương pháp cơng nghiệp gần như khơng có, chỉ có các giếng khoan lắp bơm tay và một số giếng khoan dùng máy bơm do UNICEF và các tổ chức quốc tế tài trợ. Bắt đầu từ các chương trình tài trợ của nước ngoài, thành phố đã thành lập Ban quản lý các chương trình viện trợ, theo dõi về việc cung cấp nước sinh hoạt, dần dần nâng cấp và đổi tên thành TT.NSH-VSMTNT.

Từ năm 1995, thành phố duyệt giá bán nước cho khu vực ngoại thành là 2.500 đồng/m3 (trong định mức 5 m3/người/tháng) và 3.500 đồng/m3 đối với lượng nước vượt định mức1 9

20. Đơn giá này được xây dựng trên cơ sở đơn giá bình quân 3.000 đồng/m3 và đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Mặc dù đã có trợ giá một phần từ ngân sách, nhưng mức giá 2.500 đồng/m3 tại thời điểm đó vẫn cịn cao, cao hơn gấp đơi so với giá nước mà SAWACO cung cấp cho khu vực nội thành (1.000 đồng/m3 và 1.500 đồng/m3, tương ứng với trong và ngoài định mức 6 m3/người/tháng). Thành phố duyệt mức giá như thế là do khi đó mật độ dân cư tại khu vực nông thôn chưa cao, chỉ đạt 724 người/km2, bằng 2,9% so với khu vực thành thị20

21, không thể tận dụng lợi thế theo qui mơ để giảm chi phí xuống thấp hơn. Bên cạnh đó, số cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh cịn ít, chủ yếu là hộ gia đình sinh sống và sản xuất nông nghiệp, nước sạch cung cấp chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân nên giá bán không phân biệt đối tượng sử dụng.

Suốt một thời gian dài từ năm 1995 đến 2010, trong khi SAWACO đã điều chỉnh giá bán nước sinh hoạt 4 lần2 1

22, thì TT.NSH-VSMTNT chỉ áp dụng duy nhất một mức giá bán tại khu vực nông thôn. Mặc dù số lượng khách hàng và lượng nước cung cấp tăng lên hàng năm, nhưng việc giữ nguyên một mức giá bán, bên cạnh đó giá cả các loại nguyên vật liệu đầu vào đều tăng cùng với việc phát sinh những chi phí mới (thuế tài nguyên, phí khai thác giếng khoan, chi phí xét nghiệm …) đã khiến mức tăng doanh thu thấp hơn so mức tăng chi phí, khiến lợi nhuận từ hoạt động cấp nước giảm dần và bắt đầu bị lỗ từ 2009. Năm

20 Theo UBND thành phố (1995) [27] 

21 Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM, Niên giám thống kê năm 1996 [13] 

22 Giá nước được điều chỉnh qua các năm 1996, 2000, 2004, 2010. Từ năm 2010 đến 2013 thì mỗi năm giá bán tăng 10% so năm trước. 

2008, tổng số 118 trạm còn lời 742 triệu đồng, sang năm 2009 bị lỗ 2,1 tỉ đồng, năm 2010 bị lỗ 5,5 tỉ đồng.

Tính riêng 63 trạm cấp nước khu vực nông thôn, năm 2009, 15 trạm có lời, 47 trạm bị lỗ, 1 trạm hịa vốn; các trạm bị lỗ tổng cộng 3,1 tỉ, bình quân mỗi trạm bị lỗ 48,5 triệu, trong đó trạm bị lỗ nhiều nhất là 960 triệu, trạm có lời cao nhất là 202 triệu.

Năm 2010, có 15 trạm có lời, 48 trạm bị lỗ; tổng mức lỗ cao hơn, lên đến 4,2 tỉ, bình quân mỗi trạm lỗ 65,7 triệu, trong đó trạm bị lỗ nhiều nhất là 912 triệu, trạm có lời cao nhất là 245 triệu.

Hình 4.2 thể hiện kết quả cung cấp nước và kết quả kinh doanh của các trạm trong 2 năm 2009 và 2010, hình này chỉ đưa vào 48 trạm mở rộng được mạng lưới và tăng lượng nước cung cấp (các trạm còn lại do đang duy tu, sửa chữa lớn, giảm lượng cung cấp hoặc khơng có đủ thơng tin nên không đưa vào). Các trạm được sắp xếp theo thứ tự lượng cung cấp tăng thêm (của năm 2010 so với năm 2009) theo hướng tăng dần này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH điều chỉnh chính sách giá nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn TPHCM (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)