Triển vọng phát triển của hoạt động Bảo hiểm liên kết ngân hàng trong lĩnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng trong lĩnh vữc bảo hiểm phi nhân thọ tại thành phố hồ chí minh (Trang 60)

NGÂN HÀNG TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ.

Trước năm 1975, theo một số tài liệu ghi chép lại, ở miền Nam nước ta đã có khoảng 50 Cơng ty bảo hiểm nội địa. Điều đó cho thấy thị trường bảo hiểm ở đây đã phát triển ở mức khá sôi động. Các tài liệu ghi chép lại cũng cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngân hàng và các công ty bảo hiểm ở giai đoạn đó. Nhiều ngân hàng đã làm đại lý cho công ty bảo hiểm. Nhiều dự án cho vay vốn lớn ở các ngân hàng đã yêu cầu phải có hợp đồng bảo hiểm đi kèm. Còn ở miền Bắc, duy nhất chỉ có một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, đó là Tổng cơng ty Bảo hiểm Việt Nam - Bảo Việt. Do cơ chế bấy giờ, giữa ngân hàng một cấp và hoạt động của Bảo Việt chưa có mối quan hệ gì đáng kể. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước với xu hướng mở cửa thu hút đầu tư nước ngồi, nhiều loại hình bảo hiểm với sự đa dạng, phong phú đã ra đời. Song, trong thực tế thị trường bảo hiểm có sự phát triển muộn hơn so với thị trường dịch vụ ngân hàng cũng như đổi mới hoạt động ngân hàng, nó được bắt đầu vào giữa thập niên của thế kỷ trước. Từ giữa những năm 80, Việt Nam đã thực hiện chính sách kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Lĩnh vực tài chính cũng đã từng bước được tự do hoá và mở cửa. Dưới tác động của nhiều nhân tố nêu trên, hoạt động BHLKNH ở Việt Nam đã ra đời và còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Cuối năm 2005, doanh thu phí bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng của Việt Nam chưa đạt 1,5% tổng doanh thu phí, trong khi đó tỷ lệ này ở Hồng Kông là 45%, Singapore là 18%, Malaysia là 12%, Ấn Độ là 20%, Thái Lan là 12%. Điều này cho thấy hoạt động BHLKNH ở Việt Nam còn kém rất xa so với các nước lân cận.

Triển vọng phát triển của hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng ở Việt Nam là rất sáng sủa. Những lý do cơ bản bao gồm:

1) Hiện nay có nhiều ngân hàng đang nắm giữ cổ phần của các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc các ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm cùng thuộc một tập đoàn tài chính. Đó là BIDV và BIC (BIDV Insurance Company), Ngân hàng Dầu khí và TCT bảo hiểm dầu khí (cùng thuộc tập đồn dầu khí), Ngân hàng Bảo Việt và Bảo Việt nhân thọ, Bảo Việt Việt Nam (cùng thuộc tập đồn tài chính Bảo Việt); VCB góp cổ phần tại doanh nghiệp bảo hiểm PJICO v.v…

2) Hội nhập WTO dẫn đến số lượng doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh chóng. Việt Nam gia nhập WTO thì nhiều người nghĩ sẽ có nhiều trở ngại

trong việc liên kết, nhưng theo các chuyên gia về lĩnh vực tài chính, đó là cơ hội để tạo nên sự năng động hơn trong hệ thống ngân hàng và bảo hiểm. Sự cạnh tranh sẽ tạo điều kiện cho sự liên kết dịch vụ giữa ngân hàng và bảo hiểm tốt hơn. Trước xu thế cạnh tranh gay gắt, để giành được thị phần, cả doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng đều có xu hướng tìm kiếm nguồn thu nhập cho doanh nghiệp thơng qua hình thức hợp tác kinh doanh;

3) Với 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 34 ngân hàng thương mại cổ phần, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 5 ngân hàng liên doanh, 37 chi nhánh ngân hàng nước ngồi (tính đến thời điểm cuối năm 2007), bảo hiểm liên kết ngân hàng hồn tồn có cơ sở để phát triển ở Việt Nam bởi hệ thống mạng lưới kinh doanh và khách hàng rộng lớn của ngân hàng có mặt trên khắp mọi miền của đất nước. Vì vậy, liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm có thêm một kênh phân phối lớn và đầy tiềm năng;

Ví dụ: Bảo Việt có 66 chi nhánh, cịn Agribank với 2000 chi nhánh thì rõ ràng số 60 của Bảo Việt cịn nhỏ. Như vậy tưởng tượng những khách hàng của Bảo Việt có thể giao dịch ở quận, làng, xã qua những chi nhánh của Agribank. Chỉ cần nói tên của mình, nhân viên của Agribank có thể vào hệ thống khách hàng của Bảo Việt để kiểm tra, thực hiện giao dịch, ví dụ, đóng phí bao nhiêu, xem hạn nộp phí, nộp tiền mà khơng mất chi phí... Phí tổn là do Bảo Việt trả cho Agribank. Như vậy, thay vì khách hàng phải đi đến trụ sở của Bảo Việt thì chỉ cần tới văn phịng cấp 1, 2, 3 của ngân hàng là có thể thực hiện giao dịch được. Khách hàng cũng thấy yên tâm hơn. 5)Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, hệ thống ngân hàng phát triển mạnh, thị trường phân phối qua kênh bảo hiểm liên kết ngân hàng hiện nay còn rất khiêm tốn, dân số 85 triệu người, môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh ngày càng được hoàn thiện, nhu cầu về dịch vụ “tài chính trọn gói” của người dân… là những điều kiện thuận lợi phát triển kênh phân phối đầy tiềm năng này.

Tiềm năng tuy rất lớn, triển vọng phát triển cũng rất sáng sủa nhưng để phát triển được ở Việt Nam, bảo hiểm liên kết ngân hàng cần có những giải pháp thích hợp và mạnh mẽ và phải được triển khai theo một lộ trình mà trước hết cần phải làm cho bảo hiểm liên kết ngân hàng trở nên dễ hiểu hơn, có mức độ nhận thức rộng rãi hơn đối với người dân.

3.2 ĐIỂU KIỆN VÀ LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI TRONG QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ GIẢI PHÁP

Từ những lý luận cơ bản về bảo hiểm liên kết ngân hàng và thực tiễn hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng ở các quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam, trước khi đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động bảo hiểm liên kết

ngân hàng trong lĩnh vực BHPNT ở Việt Nam, cần thống nhất và tôn trọng một số nguyên tắc cơ bản khi thiết kế giải pháp, bao gồm:

Nguyên tắc thứ nhất: Tôn trọng quy luật và các nguyên tắc của hội nhập quốc tế

trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng nói riêng.

Nguyên tắc thứ hai: Tạo dựng và hồn thiện một khn khổ pháp lý cần thiết đủ để

hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng tồn tại và phát triển ở Việt Nam.

Nguyên tắc thứ ba: Tơn trọng lợi ích của các bên tham gia vào liên kết bảo hiểm

ngân hàng; phát huy thế mạnh và hạn chế điểm yếu của mỗi bên.

Nguyên tắc thứ tư: Cung cấp đa dạng các tiện ích cho người được bảo hiểm, lấy lợi

ích của người được bảo hiểm làm trung tâm; đảm bảo các thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm được tơn trọng trong q trình chia sẻ thơng tin giữa các bên tham gia vào liên kết bảo hiểm ngân hàng.

Nguyên tắc thứ năm: Đảm bảo sự công bằng, cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh

nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong hoạt động liên kết với các ngân hàng; tránh tình trạng có sự cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong việc chi trả hoa hồng, chia sẻ lợi nhuận với các ngân hàng.

Nguyên tắc thứ sáu: Đảm bảo thị trường bảo hiểm tăng trưởng, đạt được các mục

tiêu đã đề ra tại các Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

* So sánh các đặc trưng của BHLKNH với các kênh phân phối khác:

Nội dung BHLKNH Kênh phân phối khác

Khách hàng mục tiêu Của ngân hàng Kể cả các khách hàng không phải của ngân hàng

Kênh phân phối Tập trung vào một kênh Đa dạng hóa kênh phân phối với nhiều hình thức

Tính chất sản phẩm Tiêu chuẩn, đơn giản Phức tạp, đa dạng

Những nhân tố đặc biệt của thị trƣờng trong việc điều hành là việc chọn lựa loại hình BHLKNH

Sự lựa chọn các loại hình BHLKNH phụ thuộc vào nền kinh tế, văn hóa, và sự điều chỉnh môi trường kinh tế, cũng như cơ sở hạ tầng và sở thích của người tiêu dùng. Một số thuật ngữ có thể giúp làm rõ những loại hình BHLKNH khác nhau như:

quyền sở hữu, điểm bán hàng, sản phẩm, thông tin khách hàng, người cung ứng sản phẩm, cam kết quyền sở hữu, thì sự phân loại dựa trên cơ sở những yếu tố khác. Những kinh nghiệm tổng quát từ quá khứ có thể giúp phát triển các loại hình ưa chuộng. Nói chung càng kết hợp ngân hàng và bảo hiểm, càng dễ phát triển sản phẩm hỗn hợp, cũng sẽ dễ dàng san sẻ thông tin với khách hàng. Việc mở rộng ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào các cơng trình có thể làm giảm phí BHLKNH.

Yếu tố Sự khác biệt Quyền sở hữu - Hoạt động độc lập - Rủi ro cao - Những sản phẩm bổ trợ Điểm bán hàng

- Đại lý bảo hiểm trong các chi nhánh ngân hàng

- Công việc của ngân hàng như 1 trung gian cung cấp hợp đồng

- Bán hàng qua các kênh hỗn hợp (chi nhánh, bưu điện, internet)

Sản phẩm - Những sản phẩm mang tính chất cơ hội - Những sản phẩm bao hàm những đề nghị của ngân hàng. - Những sản phẩm chứa đựng lời khuyên sâu sắc về những nhu cầu của khách hàng.

- Hướng sản phẩm tài chính tới gần với cuộc sống / những sự kiện quan trọng của khách hàng.

Thông tin khách hàng

- Hạn chế chia sẻ thông tin khách hàng của ngân hàng

- Ngân hàng chủ động chia sẻ thông tin với đối tác công ty bảo hiểm. Người cung ứng

- Ngân hàng chỉ phân phối sản phẩm - Sản phẩm được cung ứng bởi 1 hay nhiều nhà cung ứng.

Thực hiện hợp đồng

- Được thực hiện bởi công ty bảo hiểm

- Được thực hiện với sự hỗ trợ của ngân hàng

3.3 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM LIÊN KẾT NGÂN HÀNG TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM PHI NHÂN HIỂM LIÊN KẾT NGÂN HÀNG TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ.

3.3.1 Cải thiện môi trƣờng pháp lý, hoàn thiện các qui định pháp luật nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng.

Ngành bảo hiểm và ngân hàng có thể phát triển tốt hơn nếu cả hai ngành liên kết trên cơ sở liên kết hoạt động với nhau. Tuy nhiên, để có thể liên kết sâu sắc theo cách mà thế giới đã và đang thực hiện, Việt Nam cần phải vượt qua một số trở ngại về mặt pháp lý. Hiện Bộ Tài chính chưa có quy định nào về loại hình bảo hiểm liên kết ngân hàng.

Thứ nhất, giữa Bộ luật dân sự và Luật Kinh doanh bảo hiểm không thống nhất trong quy định trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết trong bảo hiểm con người.

Trong Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005, hợp đồng bảo hiểm cũng được quy định như là một loại hợp đồng thông dụng. Tuy nhiên, trong những quy định về hợp đồng bảo hiểm của Bộ luật dân sự không có quy định về người thụ hưởng mà chỉ có quy định về người được bảo hiểm, nhưng khái niệm về người được bảo hiểm cũng không được Bộ luật dân sự nêu ra. Trong khi đó, người thụ hưởng là một chủ thể liên quan rất quan trọng trong hợp đồng bảo hiểm con người. Điều này tất yếu dẫn đến những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật. Điều 582 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định về bảo hiểm tính mạng có ghi: "Trong trường hợp bảo hiểm tính mạng, thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm hoặc người đại diện theo uỷ quyền của họ; nếu bên được bảo hiểm chết, thì tiền bảo hiểm được trả cho người thừa kế của bên được bảo hiểm". Tuy nhiên, trong Luật Kinh doanh bảo hiểm lại quy định, người thụ hưởng là người được bên mua bảo hiểm chỉ định nhận tiền bảo hiểm trong bảo hiểm con người và người thụ hưởng có thể khơng phải là người được bảo hiểm. Như vậy, nếu người được bảo hiểm chết, theo quy định của Bộ luật dân sự, số tiền bảo hiểm sẽ trả cho người thừa kế của người được bảo hiểm, còn theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, số tiền bảo hiểm sẽ trả cho người thụ hưởng, và có thể họ khơng phải là người (hoặc những người) thừa kế của người được bảo hiểm. Sự bất cập này vẫn được giữ nguyên mà không được sửa đổi trong Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 578). Thiết nghĩ, nên sửa đổi Điều 578 Bộ luật dân sự theo hướng, việc trả tiền bảo hiểm phải theo thoả thuận, có thể trả cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng. Nếu người được bảo hiểm chết mà khơng phải là người thụ hưởng, thì số tiền bảo hiểm sẽ trả cho người thụ hưởng. Số tiền bảo hiểm chỉ được coi là di sản thừa kế của người được bảo hiểm

nếu khơng có người thụ hưởng. Quy định như vậy mới đúng với mục đích của bên mua bảo hiểm trong bảo hiểm con người và cũng không làm ảnh hưởng đến sự điều chỉnh các loại hợp đồng bảo hiểm khác.

Thứ hai, Luật Kinh doanh bảo hiểm chưa quy định hợp lý về việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm con người. Bản chất của việc chuyển nhượng hợp đồng là việc một chủ thể khác sẽ thay thế vị trí pháp lý của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cho người khác để tiếp tục duy trì hợp đồng, hoặc để có một khoản tiền nhất định, hoặc không muốn hợp đồng chấm dứt vì điều đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người thụ hưởng. Vấn đề này được Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định tại Điều 26, nhưng thực tế điều khoản này chỉ đủ với hợp đồng bảo hiểm thiệt hại, khi mà bên mua bảo hiểm đồng thời là người được bảo hiểm (vào thời điểm mua bảo hiểm). Đối với hợp đồng bảo hiểm con người, bên chuyển nhượng (bên mua bảo hiểm) có thể khơng phải là người được bảo hiểm. Do vậy, quá trình chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm con người có nhiều vấn đề nảy sinh. Ví dụ: điều kiện đối người nhận chuyển nhượng như thế nào, có cần có sự đồng ý của người được bảo hiểm hay không v.v.. Những bổ sung này rất quan trọng nhằm tránh những tranh chấp có thể xảy ra sau khi hợp đồng được chuyển nhượng. Nếu khơng có quy định cụ thể, sẽ khó khăn khi xem xét trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc chấp thuận việc chuyển nhượng của bên mua bảo hiểm. Trên thực tế, các doanh nghiệp bảo hiểm đều thoả thuận với bên mua bảo hiểm về việc không chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của thoả thuận chuyển nhượng, từ đó dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận việc chuyển nhượng để tiếp tục thu phí, đến khi sự kiện bảo hiểm xảy ra lại từ chối trả tiền bảo hiểm mà chỉ hồn lại phí bảo hiểm vì hợp đồng khơng cịn hiệu lực.

Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm, mặc dù theo nguyên tắc thoả thuận, phải có sự chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng để đảm bảo quy định của pháp luật về bên mua bảo hiểm, cần sửa đổi, bổ sung Điều 26 theo hướng quy định cụ thể người nhận chuyển nhượng phải thoả mãn điều kiện là bên mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, vì việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm con người không làm thay đổi người được bảo hiểm, nên việc chuyển nhượng phải có sự đồng ý của chủ thể này. Nếu người được bảo hiểm khơng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp khác là điều kiện để chuyển nhượng hợp đồng.

Thứ ba, khái niệm quyền lợi có thể được bảo hiểm khơng thật sự hợp lý với bản chất của bảo hiểm con người. Theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm thì

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng trong lĩnh vữc bảo hiểm phi nhân thọ tại thành phố hồ chí minh (Trang 60)