II. Hạch toán chi tiết NVL
3. Nông trường nhà máy
Ghi nhận vật tư ở kho trung ương và mua ngoài theo phiếu nhập kho, khi xuất sử dụng thì căn cứ vào phiếu xin của cơ sỡ để lập phiếu xuất kho, phản ảnh trên thẻ kho và bảng kê cuối mỗi tháng tập hợp để gởi lên Phòng kế toán
4. Phòng kế toán:
Các chứng từ nhập xuất, sau khi được đối chiếu giữa kế toán kho và thủ kho. Cuối tháng, Phòng kế hoạch vật tư sẽ chuyển các chứng từ nhập xuất liên quan về Phòng kế toán, Kế toán vật tư khi nhận các chứng từ liên quan đến nhập xuất tiến hành kiểm tra và phân loại chứng từ phù hợp với nội dung của từng phiếu đồng thời định khoản, theo dõi số lượng và giá trị của vật liệu nhập xuất tồn của từng loại, từng kho, chứng từ vật tư bao gồm:
-Phiếu nhập vật tư -Phiếu xuất vật tư -Bảng kê sử dụng vật tư -Bảng kê nhập xuất tồn vật tư
* Phiếu nhập vật tư được lập thành 4 liên:
-1 liên gốc lưu
-1 liên giao cho người nhận -1 liên giao thủ kho
-1 liên giao Phòng kế toán
-1 liên gốc lưu
-1 liên chuyển Phòng kế toán -1 liên giao thủ kho
-1 liên giao cho người lãnh vật tư
* Cuối kỳ kế toán in ra sổ sách bao gồm:
-Bảng kê luân chuyển tồn kho -Sổ cái tài khoản liên quan -Bảng kê tồn kho
Tất cả các sổ được in chi tiết theo từng kho, từng nông trường, nhà máy.
* Số lượng và giá trị của vật liêu nhập xuất tồn được phản ánh trên bảng kê
luân chuyển tồn kho với số lượng ghi trên thẻ kho và với giá trị trên sổ kế toán tổng hợp thông qua bảng kê tổng hợp nhập xuất tồn , nếu có sai xót thì tiến hành điều chỉnh.
* Trình tự luân chuyển chứng từ nhập xuất có thể tóm lược qua sơ đồ sau:
Ghi chú:
1: Đối tượng sử dụng trực tiếp
2: Luân chuyển Công ty-Nông trường , Nhà máy
3: Cuối tháng nộp bảng kê nhập xuất tồn vật tư từ Nông trường về Phòng kế toán
4: Cuối tháng nộp bảng kê nhập xuất tồn vật tư từ Phòng KHVT về Phòng kế toán
: Cuối kỳ tiến hành đối chiếu
III.HẠCH TOÁN TỔNG HỢP NVL:
Sơ đồ nhập:
SVTT: Nguyễn Võ Xuân An Trang 31
Phòng kế toán
Kho vtư
Cty Trường, Nông Nhà Máy Xuất SD tại NT,NM Đơn vị SD trực tiếp các Phòng Ban Chứng từ gốc Phiếu nhập VT Bảng kê nhập xuất Nhật ký VT Nhập theo từng loại Bảng kê luân chuyển nhập xuất
Do yêu cầu quản lý của kế toán nói chung và kế toán NVL nói riêng, Công Ty Cao Su Đồng Nai phân loại vật liệu theo công dụng và chi tiết theo từng cấp như sau:
TK 1521: Phân bón TK 1522: Nhiên liệu TK 1523: Vật tư vườn cây TK 1524: Hoá chất TK 1525: Phù tùng thay thế TK 1526: Vật tư xây dựng TK 1528: Lương thực thực phẩm TK 153: Công cụ dụng cụ. 1.Hạch toán tổng hợp nhập NVL:
Sơ đồ hạch toán nhập nguyên vật liệu:
111,112,331 152
133
Hạch toán NVL mua ngoài :
Mỗi khi mua vật liệu về nhập kho kế toán căn cứ vào hoá đơn, biên bản kiểm nghiệm vật tư và chi phí vận chuyển để tính giá giá nhập kho
NVL mua ngoài thường phát sinh một số trường hợp sau:
TH1: Mua nguyên vật liệu trả bằng tiền mặt ngay thời điểm mua, trong những
trường hợp cần thiết, với khối lượng và giá trị hàng mua nhỏ, đơn vị sẽ tự mua hàng bằng tiền mặt rồi về thanh toán sau
-Chi thanh toán thu muaNVL: Nợ TK 152 Nợ TK 133 Có TK 111
Ví dụ: Ngày 20/6/2007 nhân viên Phòng vật tư mua lò xo phục vụ cho sản xuất trả bằng tiền mặt. Cuối ngày NVL được mua về hoá đơn GTGT số 930045, số lượng 900 cái, giá trị 990.000đ đã có thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển và mua hàng 100.000đ
Hạch toán như sau:
Nợ 152 900.000+100.000 Nợ 133 90.000
Có 111 1.090.000
*Hạch toán theo cách này cũng có nhiều ưu điểm đơn giản, không phải theo dõi công nợ.
TH2: Trường hợp mua NVL chưa thanh toán cho người bán:
-Trường hợp này phát sinh do người bán và Công ty có mối quan hệ mật thiết, Công ty là khách hàng của người bán. Đầu năm Công ty sẽ thiết lập Kế hoạch NVL cho nhu cầu cả năm, sau đó sẽ ký hợp đồng với người bán .Trong kỳ, nếu Công y có nhu cầu về NVL thì người bán sẽ cung cấp cho Công ty theo hoá đơn. Công ty sẽ thanh toán sau, đến 31/12 vào cuối kỳ Công ty sẽ thanh toán hết các khoản nợ phải trả người bán.
-Khi NVL về nhập kho kế toán ghi: Nợ TK 152-theo mã kho
Nợ TK 133
Có TK 331-theo từng đối tượng người bán
Ví dụ: Ngày 10/01/2007 Công ty hợp đồng mua của Công ty VLXD Chất đốt Đồng Nai nhiên liệu dùng cho nhu cầu phục vụ sản xuất theo phiếu nhập vật tư 930005 và hóa đơn bán hàng 0038525, số lượng 11.800 lít dầu Diesel , đơn giá 7.682đ/l, thuế GTGT 10% có cả vận chuyển Chỗ này là phiếu nhập của NT Bình Lộc hay 930005 em xem lại
Trình tự hạch toán như sau:
Nợ 1522 11.800x 7.682 = 90.647.600, Nợ 133 8.710.760,
Có 331 99.358.360,
TH3: Trường hợp nhập khẩu từ nước ngoài. Khi mua về nhập kho kế toán sẽ
căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan về nhập, để tính giá NVL nhập.
Giá NVL nhập kho= Giá HĐ + Thuế NK + c/p thu mua
Sau đó kế toán ghi: Nợ 152
Có 111,112,331,811
Vd: Ngày 09/10/2007, công ty mua 1400 bình chứa khí có chi phí bán 10.421.000 bao gồm thuế VAT 5% gồm các chi phí chi tiết:
− Phí nâng hàng, hạ rỗng, IMO: 360.000đ có hóa đơn. − Phí hạ bãi kiểm hóa: 140.000đ có hóa đơn.
− Phí kiểm chứng từ, chuyển tiền: 100.000đ có hóa đơn. − Chi phí làm hàng: 2.250.000đ không hóa đơn.
− Lệ phí kiểm tra chất lượng bình khí: 300.000đ có hóa đơn. − Phí lập lý lịch cho lô hàng: 2.200.000đ có hóa đơn.
− Phí THC: 966.000đ có hóa đơn. − Phí cắt seal: 5.000đ có hóa đơn.
− Cước vận chuyển: 2.600.000đ có hóa đơn.
− Taxi về Bình Sơn giao hàng: 500.000đ có hóa đơn.
− Taxi mang bình về KCX Linh Trung kiểm định: 400.000đ có hóa đơn. − Taxi mang bình từ KCX Linh Trung về Bình Sơn: 400.000đ có hóa đơn. − Chi phí đi lại cho NV giao nhận: 200.000đ có hóa đơn.
=> Chi phí vật liêu nhập kho= 360.000+ 140.000+ 100.000+ 2.250.000+
300.000+ 2.200.000+ 966.000+ 5.000+ 2.600.000+ 500.000+ 400.000+ 400.000+ 200.000 =10.421.000
do có một chi phí không hóa đơn nên định khoản như sau: *Nợ 152 10.421.000 Có 111 10.421.000 * Nơ ï311 7.761.474 Nợ 811 2.250.000 Nợ 133 409.526 Có 111 10.421.000 2. Hạch toán xuất NVL:
*Hạch toán xuất NVL ở Công ty hạch toán như sau:
Hạch toán NVL xuất dùng cho sản xuất. Các đơn vị nhỏ lẻ của nông trường tính toán vật liệu sử dụng để sản xuất sau đó đề nghị lên nông trường. Tại đây, Kế toán Nông trường căn cứ vào nhu cầu thực tế sử dụng ở các đội sản xuất. Nông trường làm phiếu xin vật tư đem gởi lên công ty để xin xuất vật tư. Sau khi vật tư về đơn vị Nông trường, xuất vật tư cho các tổ sản xuất nhỏ lẻ. Nông Trường là đơn vị hạch toán sổ chỉ theo dõi nhập xuất về mặt số lượng, về giá cả do Phòng tài chính kế toán của Công ty hạch toán.
Chứng từ gốc Phiếu xuất VT Bảng kê xuất vật tư Nhật ký VT Nhập theo từng loại Bảng kê luân chuyển nhập xuất
*Sơ đồ hạch toán xuất cho nhà máy sử dụng:
152 công ty 1368 3368 152 621,627,154 luân chuyển
Xuất cho Nông trường:
152 1368 3368 152 621,627,154
Xuất sử dụng trực tiếp (các Phòng ban Công ty) 152 641,642
*Để phục vụ sản xuất được bình thường, liên tục, các đơn vị trực thuộc luôn có một số lượng vật liệu tồn kho Phòng kế toán đã sử dụng TK 1368, 3368 làm trung gian khi nhập xuất vật tư trong nội bộ, đồng thời dùng để đối chiếu giữa sự giao và nhận hàng giữa Công ty và Nông trường, Nhà máy. Tránh trường hợp thất thoát vật tư trên đường vận chuyển.
-Từ kho Công ty xuất kho Nông trường Nợ 1368(Mã đơn vị nhận)
Có 152(Công ty)
-Nông trường nhập hàng từ Công ty về tiến hành nhập kho: Nợ 152(Nông trường)
Có 3368(mã vật tư nhập)
-Khi Nông trường xuất vật liệu để sử dụng Nợ 621,627,154
Có 152(Nông trường)
Ví dụ:(có đính kèm bảng luân chuyển tồn kho ở phần phụ lục)
Ngày2/5/2007 kho vật tư công ty xuất 308 lít Amoniac cho nông trường Bình Lộc theo đơn giá 1413,57đ có giá trị là (1413,57 x 308) = 435.380. Được hạch toán như sau:
Nợ 156814 435.380
Có 152400 435.380
Nông trường Bình Lộc tiến hành nhập kho: (theo phiếu nhập ngày nào, số phiếu) Nợ 152414 435.380
Có 336814 435.380
-Ngày 31/05/2007 Nông trường Bình Lộc xuất sử dụng cho vườn cây khai thác thuộc đội I là 180 lít Amoniac theo cùng đơn giá khi nhập kho. (theo phiếu xuất ngày nào, số phiếu)
Giá trị xuất= 180 x 1413,57= 254.443 Hạch toán:
Nợ 621103 254.443 Có 152414 254.443
-Ngày 31/05/2007 Nông trường Bình Lộc xuất sử dụng cho vườn cây khai thác thuộc đội II là 60 lít Amoniac có đơn giá 1413,57đ (theo phiếu xuất ngày nào, số phiếu)
Giá trị xuất= 60 x 1413,57= 84.814 Hạch toán:
Nợ 621103 84.814 Có 152414 84.814
-Ngày 31/05/2007 Nông trường Bình Lộc xuất sử dụng cho vườn cây khai thác thuộc đội III là 68 lít Amoniac có đơn giá 1413,57 (theo phiếu xuất ngày nào, số phiếu)
Giá trị xuất= 68 x 1413,57= 96.123 Hạch toán:
Nợ 621103 96.123 Có 152414 96.123
Từ hạch toán này, thủ kho sẽ ghi theo dõi trên thẻ kho, tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan đều được hệ thống mạng máy tính lập trình lên các loại sổ theo yêu cầu của kế toán, từ các loại sổ này kế toán sẽ lên các báo cáo cần thiết cho nhu cầu công việc.
THẺ KHO
Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2007
Tên quy cách vật tư: Amoniac nước 18độ Đơn vị tính: lít
Mã số: 300005
Bổ sung bảng kê luân chuyển tồn kho ở phần phụ lục
*Nếu trong kỳ, NVL xuất từ Công ty về các Nông trường không dùng hết thì tồn kho tại Nông trường.
-Một số tài khoản vật liệu sử dụng cho vườn cây khai thác (ở Nông trường): 621101: CP phân bón 621102: CP vật liêu(sơn, vôi, cọ,…) 621103: CP hoá chất, dầu kích thích 627300: CP vật tư (Kiềng, chén, máng, thùng,…) 62720: CP bảo hộ lao động
62720: CP ban lãnh đạo Nông trường
62721: cp nhân viên nghiệp vụ văn phòng Nông trường 62723: cp cán bộ quản lý đội sản xuất Nông trường 62724: cp đội bảo vệ nông trường
-Một số TK vật liệu sử dụng cho xí nghiệp chế biến: 62120: cp nguyên liệu ,vật liệu chế biến mủ Latex 62121: cp nguyên liệu, vật liệu chế biến mủ loại 1 62122: cp nguyên vật liệu cho chế biến mủ loại 2 621211: Nhiên liệu lò K
621212: Điện nước
621213: Hoá chất các loại 621214: Bao bì đóng gói
62727: cp ban lãnh đạo văn phòng xí nghiệp chế biến
SVTT: Nguyễn Võ Xuân An Trang 37
Dữ liệu giao hàng Mã số nhập Ngày Số lượng Nhập Xuất Tồn 00480088 N 02/05/2007 308,0 308.0 KHVT X 31/05/2007 180,0 128,0 Đội I X 31/05/2007 60,00 68,0 Đội II X 31/05/2007 68,00 Đội III
62728: cp phân xưởng chế biến Nhà máy
627311: cp bảo hộ lao động xí nghiệp chế biến
Ví dụ: ( có kèm bảng kê luân chuyển tồn kho ở phần phụ lục) Ngày 28/06/2007 Kho vật tư công ty xuất 510.000 máng hứng mủ cho Nông trường Cẩm Đường có đơn giá 105,60đ
Giá trị xuất=510.000 x 105,60= 53.856.000 Hạch toán
Nợ 156819 53.856.000 Có 152300 53.856.000 Nông trường Cẩm Đường nhập kho
Nợ 152319 53.856.000 Có 336819 53.856.000
-Ngày 28/06/2007 Nông trường Cẩm Đường xuất sử dụng cho vườn cây khai thác thuộc đội I là 62.000 máng hứng mủ có đơn giá 105,60đ
Giá trị xuất= 62.000 x 105,60= 6.547.200đ Hạch toán
Nợ 627300 6.547.200 Có 152319 6.547.200
-Ngày 28/06/2007 nông trường Cẩm Đường xuất sử dụng cho vườn cây khai thác thuộc đội II là 123.000 máng hứng mủ có đơn giá 105,60đ
Giá tri xuất= 123.000 x 105,60= 12.988.800 Hạch toán
Nợ 627300 12.988.800 Có 152319 12.988.800
*NVL xuất kho từ Công ty về Nhà máy, nếu trong kỳ không sử dụng hết thì để tồn kho tại Nông trường (Tại TK 152NM)
*Đối với NVL xuất để phục vụ sản xuất(thuộc bộ phận quản lý NT,NM) Nợ 627 Có 1522 (Nhiên liệu) Có 1523(Vườn cây) Có 1524(Hoá chất) Có 1525(Phụ tùng thay thế) Có 1526(Vật tư xây dựng)
* Xuất vật liệu dùng cho quản lý và bán hàng, xe máy phụ tùng trong Công ty. Kế toán ghi:Nợ 641
Nợ 642
Có 1522, 1523, 1524, 1525,…
Ví dụ: Quí 03/2007 xuất 200lít xăng, đơn giá 14500đ/l cho xe Ban Giám đốc Công ty công tác
Kế toán ghi: Nợ 642 200x14.500=2.900.000, Có 1522 2.900.000,
*Trường hợp xuất NVL sữa chữa lớn kế toán phản ánh ghi tăng giá trị TSCĐ Kế toán ghi: Nợ 241 Có 1525 Có 1526 Có 1527
Ví dụ: Quí 03/2007 xuất phụ tùng thay thế để sửa chữa TSCĐ tổng cộng 10.200.000,
Kế toán ghi: Nợ 241 10.200.000, Có 1525 10.200.000, Hàng năm, phòng Kế Hoạch:
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất tiến hành đật mua vật tư cần sử dụng theo phương thức hợp đồng với các bạn hàng thường xuyên.
- Nông trường, đơn vị sử dụng căn cứ định mức kỹ thuật, yêu cầu cung cấp vật tư sử dụng theo từng thời điểm phát triển của vườn cây khai tháchoặc là kỹ thuật của nhà máy.
* Vào cuối niên độ kế toán, các đơn vị tiến hành kiểm kê vật tư, hàng hóa vào ngày 01/01 năm sau.( có kèm bảng kiểm kê vật tư hàng hóa ở phần phụ lục).
PHẦN IV
MỘT SỐ NHẬN XÉT VAØ KIẾN NGHỊ
I . NHẬN XÉT
Có thể nói Công ty CAO SU ĐỒNG NAI chiếm vai trò quan trọng đối với tổng công ty nói riêng và ngành cao su nói chung. Công ty đã góp phần lớn cho ngành trong việc nghiên cứu phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong những lĩnh vực: trồng mới, khai thác, chế biến mủ cao su và đào tạo cán bộ.
Về tổ chức sản xuất và đời sống, công ty cao su đồng nai có thể xem là một mô hình đặc trưng cho ngành cao su mang tính chất xã hội thu nhỏ, thực hiện mối liên kết chặt chẽ giữa các khâu sản xuất và đời sống, giữa trách nhiệm và quyền lợi của người lao động với tập thể và nhà nước.
Về cách thức trả lương cho người lao động, công ty đã áp dụng phương thức trả lương theo khóan sản phẩm và đơn giá khoán theo hệ số kỹ thuật. Đây là phương thức trả lương tiên tiến, kích thích động viên công nhân viên nâng cao tay nghề, có trách nhiệm trong công việc được giao và tăng năng suất lao động.
Việc tổ chức ghi chép, thống kê rất chặt chẽ, diễn ra liên tục hằng ngày, giúp cho công nhân viên yên tâm sản xuất đem lại năng suất cao.
Công ty luôn quan tâm đến cán bộ công nhân viên cả về vật chất lẫn tinh thần, đời sống của cán bộ công nhân viên công ty ngày một ổn định.
II . PHẦN KIẾN NGHỊ :
Thời gian có mặt tại công ty, em chưa thấy có vấn đề gì bất cập. Vì công ty cao su Đồng Nai là một công ty lớn và chế độ kế toán được áp dụng tại công ty là phù hợp với mô hình kinh doanh đối với mọi doanh nghiệp lớn hiện tại trên cả nước. Em xin phép không có kiến nghị gì về công tác kế toán của công ty. Em thấy công ty tổ chức kế toán như vậy là khá hoàn thiện, phù hợp với đặc điểm của công ty, hệ thống kế toán của công ty rất chặt chẽ.
Với kiến thức còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên em không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong được sự chỉ dạy của quý thầy cô cùng các anh chị trong phòng TCKT công ty để em làm đề tài tốt hơn.
Phần V
PHỤ LỤC