Mơ hình thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em việt nam (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 3 DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ MƠ HÌNH THỰC NGHIỆM

3.3. Mơ hình thực nghiệm

Mơ hình phân tích thực nghiệm các yếu tố tác động đến SDD trẻ em dựa trên hàm thỏa dụng hộ gia đình-Beckerian (Shoshana Grossbard, 2010) và hàm sức khỏe của Michael Grossman (1972). Mơ hình này xem hộ gia đình như một tác nhân kinh tế đơn lẻ, tối đa hóa hàm thỏa dụng dựa trên tình trạng sức khỏe của trẻ và sự tiêu dùng của các thành viên trong hộ gia đình. Với giả định là nguồn thu nhập của các thành viên trong gia đình là để tiêu dùng chung. Hàm thỏa dụng hộ gia đình được định nghĩa như sau:

U(H, X) Trong đó

X: là tiêu dùng của hộ gia đình, bao gồm hàng tiêu dùng và dịch vụ giải trí. H: hàm sức khỏe của trẻ, H = f(N, Vtr, Vgđ, Vcđ, µ).

Với

N là véc tơ yếu tố đầu vào của sức khỏe của trẻ như chăm sóc tiền sinh sản cho mẹ,

cho trẻ bú sữa mẹ, cung cấp vi chất cho trẻ, chế độ tiêm vắc xin cho trẻ;

Vtr là véc tơ đặc tính của trẻ như tuổi, giới tính;

Vgđ là véc tơ đặc tính hộ gia đình như tuổi của mẹ khi sinh em bé, vị trí của người mẹ

trong gia đình, trình độ giáo dục của người mẹ, dân tộc, số thành viên trong hộ gia đình, thu nhập của hộ gia đình;

Vcđ là véc tơ đặc tính của cộng đồng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nước sạch, hệ

thống vệ sinh công cộng, hạ tầng thơng tin;

Và µ là véc tơ các đặc tính khơng quan sát được của trẻ, hộ gia đình và cộng đồng. Lựa chọn của hộ gia đình bị giới hạn bởi điều kiện sau:

PX*X + PN*N = I (4.1) Trong đó

PX là véc tơ giá tiêu dùng;

PN là véc tơ giá các yếu tố đầu vào sức khỏe; I là tổng thu nhập hộ gia đình.

Giá tiêu dùng và giá các yếu tố đầu vào của sức khỏe là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của hộ gia đình trong vấn đề chăm lo dinh dưỡng cho trẻ. Đề tài gộp các yếu tố này vào các yếu tố không quan sát được của cộng đồng với giả thuyết là giá không thay đổi trong cộng đồng và khơng có sự di chuyển để tìm mua với giá tốt hơn.

Phương trình hồi quy có dạng sau:

Hi = α + Xβ + εi (4.2) Trong đó

Hi là véc tơ tình trạng sức khỏe của trẻ i (thể hiện qua các chỉ số HAZ, WAZ, và WHZ

như đã nêu trong phần cơ sở lý thuyết). Tuy nhiên, theo Linnemayr và Alderman (2008), trong đa số các nghiên cứu dữ liệu chéo, chỉ số WHZ khơng có ý nghĩa chính sách. Hơn nữa, trong chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2011-2020, chỉ số này cũng không được đề cập. Do vậy, đề tài chỉ xét đến hai chỉ số đo lường tình trạng dinh dưỡng của trẻ và có ý nghĩa chính sách trong dài hạn là HAZ và WAZ (Trapp, 2005);

X là véc tơ biến đặc tính của trẻ, hộ gia đình, cộng đồng: X’ = (Vtr, Vgđ, Vcđ); β là véc tơ hệ số góc tương ứng với X.

εi là sai số.

Mơ hình logistic (Nguyễn Trọng Hồi, Cao Hào Thi, 2009) có dạng như sau:

α βε (4.3)

Với

α tung độ gốc của đường hồi quy Hi. β là véc tơ hệ số góc của đường hồi quy Hi.

X là biến độc lập ở cấp độ trẻ em, gia đình và cộng đồng. εi là sai số.

Pi là xác suất trẻ i bị SDD: α !β

1-Pi là xác suất trẻ i không bị SDD: " α !β

Trong các phần mềm thống kê,

Mơ hình fixed effects (Schofer, 2007) có dạng như sau:

Hijk = αk + βXijk + εijk (4.4) Với

Hijk là hàm sức khỏe của trẻ i, trong hộ gia đình j, thuộc cộng đồng k. Xijk là véc tơ đặc tính của trẻ i, hộ gia đình j, cộng đồng k.

αk là tung độ gốc của cộng đồng k.

εijk là sai số không quan sát được ở trẻ i, hộ gia đình j, cộng đồng k.

Mơ hình random effects (Schofer, 2007) có dạng như sau:

Hijk = α + ζk + βXijk + εijk (4.5) Với

α là tung độ gốc chung của tất cả các cộng đồng.

ζk là tung độ gốc riêng, độc lập và phân phối chuẩn của cộng đồng k.

εijk là sai số không quan sát được ở trẻ i, hộ gia đình j, cộng đồng k, với giả định độc lập, và có phân phối chuẩn.

Tác động tương tác giữa hộ gia đình và cộng đồng có ý nghĩa chính sách rất lớn. Những tác động vào cộng đồng như cải thiện dịch vụ y tế địa phương, cải tạo hệ thống bảo vệ sức khỏe người dân, nâng cấp hạ tầng thông tin sẽ tác động trực tiếp đến người dân, cụ thể là đến từng hộ gia đình trên phương diện thu nhập, giáo dục, chi tiêu. Chẳng hạn như khi chính phủ đầu tư hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người dân thì có thể thay thế được trình độ dân trí trong vấn đề tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe vì khơng chỉ những người được giáo dục tốt mới có ý thức chăm lo sức khỏe cho con cái mà những người khác cũng đã được cộng đồng quan tâm giúp đỡ (đây là tác động thay thế). Hơn thế nữa, có những loại dịch vụ mà chỉ những người được giáo dục tốt mới có khả năng khai thác hiệu quả (đây là tác động bổ sung). Theo Zhao (2004), tác động được gọi là thay thế nếu &'(

)&*+,&*-,./ ", và ngược lại là tác động bổ sung nếu &'(

)&*+,&*-,.0 ".

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)