KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em việt nam (Trang 42)

5.1. Kết luận

Đề tài đã chỉ ra mối quan hệ giữa những yếu tố kinh tế xã hội và trẻ em SDD Việt Nam sử dụng số liệu chéo từ Tổng cục thống kê và UNICEF năm 2006. Bộ số liệu dùng cho phân tích là mới nhất đã cơng bố ở Việt Nam tính đến thời điểm này. Những kết quả của đề tài được tóm tắt như sau:

Đề tài cho thấy các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến tình trạng SDD trẻ em là: trình độ giáo dục của người mẹ, vị trí của người mẹ trong gia đình, thu nhập của hộ gia đình, khu vực sinh sống, hệ thống bảo vệ sức khỏe người dân (thể hiện qua tỷ lệ hộ sử dụng nước máy, tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh đúng chuẩn, tỷ lệ trẻ em bị tiêu chảy), hạ tầng thông tin (thể hiện qua tỷ lệ hộ có TV).

Đề tài cũng chỉ ra xu hướng SDD trẻ em theo độ tuổi: trẻ em lớn hơn 12 tháng tuổi có nguy cơ bị SDD cao hơn trẻ em dưới 12 tháng tuổi, đặc biệt là từ 12 đến 47 tháng tuổi. Từ 48 tháng tuổi trở đi, tỷ lệ trẻ SDD có chiều hướng giảm. Bé trai có xu hướng SDD nhiều hơn bé gái, tuy nhiên khơng có sự khác biệt lớn.

Các đặc tính khơng đồng nhất khơng quan sát được ở hộ gia đình và cộng đồng đều có tác động đến sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ. Hay nói các khác là có sự tồn tại của một mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố trong cộng đồng.

5.2. Gợi ý chính sách

Khơng thể phủ nhận hiệu quả của các chương trình can thiệp vào dinh dưỡng cộng đồng của chính phủ Việt Nam cũng như ở tất cả các nước đang phát triển trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, những can thiệp này chỉ góp phần làm giảm trẻ SDD ở cấp độ những nguyên nhân trực tiếp (hình 2.1) như: khuyến khích trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, chương trình cung cấp vi chất cho trẻ, chương trình viện trợ lương thực. Do vậy, tác động của những can thiệp này từ phía chính phủ chỉ có tính chất ngắn hạn, và khơng tận gốc.

Đề tài đã chỉ ra được những nguyên nhân gốc rễ hơn ở cấp độ hộ gia đình và cộng đồng có khả năng ảnh hưởng đến chiến lược giảm thiểu trẻ SDD, góp phần đạt mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Trước mắt, giúp hoàn thành kế hoạch từ năm 2011 đến năm 2020 (Bộ

Y Tế, 2011): giảm tỷ lệ SDD thể thấp cịi trẻ em dưới 5 tuổi trên tồn quốc xuống 26% vào năm 2015 và dưới 23% vào năm 2020 (hiện nay tỷ lệ này đang ở mức 29,3%); giảm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân xuống 15% vào năm 2015 và dưới 12% vào năm 2020 (hiện nay tỷ lệ này đang ở mức 17,5%).

Gợi ý chính sách 1: Chính phủ nên đầu tư nhiều hơn nữa vào các cơng trình cộng đồng bên

cạnh các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Căn cứ vào phân tích bên trên, ta thấy hệ thống vệ sinh công cộng, hệ thống nước sinh hoạt, hệ thống hạ tầng thơng tin có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe của trẻ em. Việc cải thiện hạ tầng là nhiệm cụ của nhà nước trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây cũng là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia. Do vậy, đầu tư đúng mức và kịp thời những yếu tố trên sẽ giúp nâng cao sức khỏe cộng đồng, giải quyết được vòng luẩn quẩn giữa SDD và nghèo đói (hình 1.1).

Gợi ý chính sách 2: Phổ cập giáo dục, nâng cao ý thức chăm sóc bà mẹ trẻ em.

Kết quả thực nghiệm cho thấy giáo dục của người mẹ có tác động trực tiếp đến việc giảm tỷ lệ SDD trẻ em. Bên cạnh đó, trình độ giáo dục của người mẹ cịn có tác động thay thế và bổ sung với các yếu tố trong cộng đồng như hệ thống hạ tầng địa phương (hệ thống vệ sinh, hệ thống thông tin) và ngược lại. Do vậy chính phủ nên đầu tư vào cơng tác phổ cập giáo dục cho người dân, đặc biệt nên tập trung nhiều hơn nữa đến nữ giới trước độ tuổi sinh đẻ. Trình độ tối thiểu cho người dân ở vùng đồng bằng là phải tốt nghiệp lớp 9. Chính sách này có thể thực hiện được khi chính quyền địa phương phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn nhằm tạo ra nguồn lao động cho chính họ. Hơn nữa, ngân hàng chính sách xã hội địa phương cũng có thể cho vay ưu đãi cho những gia đình khó khăn, giúp con em họ đến trường và sẽ hoàn trả bằng tiền lương lao động khi các em đi làm. Bên cạnh đó, các trung tâm Y tế Tỉnh nên yêu cầu các đơn vị trực thuộc của mình tăng cường cơng tác phổ cập kiến thức làm mẹ cho các phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Huy động các bệnh viện tư tham gia vào cơng tác này, vì khi người dân có kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản thì chính họ sẽ đem lại nguồn thu nhập cho các bệnh viện. Đây là chính sách hồn tồn khả thi vì cả hai bên cùng có lợi. Chính phủ nên cấp cho những hộ nghèo mà người mẹ chỉ có trình độ giáo dục ở cấp THCS một chiếc TV để họ cập nhật thơng tin dinh dưỡng thay vì phổ cập giáo dục cấp THPT.

Gợi ý chính sách 3: Tập trung nguồn lực vào những vùng kém phát triển.

Nhà nước cũng nên tiếp tục tổ chức đầu tư phát triển cân bằng giữa khu vực thành thị và nông thôn, đặc biệt chú trọng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe người dân ở nơng thơn (vệ sinh công cộng, hệ thống nước sinh hoạt, hạ tầng thơng tin). Những vùng nơng thơn, có nhiều hộ nghèo và trình độ giáo dục của người mẹ cịn thấp thì ưu tiên trước tiên là chính phủ nên đầu tư vào hệ thống nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân. Đối tượng là người nghèo sống trọ trong thành thị phải chịu nhiều áp lực về mưu sinh, về giá cả sinh hoạt, cũng như điều kiện sinh sống, thì chính phủ nên xây những khu tập thể hợp vệ sinh có đầy đủ những điều kiện sống tối thiểu, và cho họ thuê với giá ưu đãi.

Tổ chức phụ nữ địa phương nên thường xuyên tổ chức sinh hoạt, giúp các chị em phụ nữ nắm được những kiến thức về nguyền và nghĩa vụ của người phụ nữ, cũng như về bình đẳng giới để chị em có thể tự tin trong cuộc sống và có thể thay đổi được vị thế của họ trong gia đình và vì thế có thể chăm sóc con cái tốt hơn.

Tổ chức công ăn việc làm giúp người dân cải thiện thu nhập cũng là một cách giúp giảm thiểu tình trạng trẻ SDD và cũng phù hợp với mục tiêu chung là rút ngắn khoảng cách giàu nghèo nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng thu nhập của người dân.

Gợi ý chính sách 4: Tập trung nguồn lực vào các nhóm tuổi có nguy cơ cao về SDD.

Bộ Y tế nên chỉ thị các bệnh viện, trung tâm dinh dưỡng các Tỉnh tập trung giải quyết vấn đề SDD cho các em theo từng nhóm tuổi cụ thể. Nên tập trung nhiều vào các em ở độ tuổi từ 12 đến 47 tháng. Một cách làm thực tế và khả thi là các bệnh viện phụ sản nên khuyến cáo các bà mẹ khi sinh em bé tại bệnh viện của mình khám định kỳ cho các em trong giai đoạn trên. Để thuyết phục được các bà mẹ, bệnh viện phụ sản nên tổ chức một tổ chuyên trách về tuyên truyền, vận động bằng những tư liệu, hình ảnh cụ thể về sự nguy hiểm cũng như những tác hại của vấn đề SDD trẻ em ở giai đoạn quan trọng này. Ngoài ra, chăm sóc tiền sinh sản cũng hết sức quan trọng cho sức khỏe của bé khi sinh. Các bác sỹ phải thường xuyên theo dõi vấn đề tăng cân cũng như tiêm chủng cho các bà mẹ trong thời kỳ mang thai. Vận động gia đình người mang thai vệ sinh khu vực sinh sống, ăn uống hợp vệ sinh. Tiếp tục vận động kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con, nhằm có điều kiện tập trung chăm sóc các em tốt hơn.

5.3. Hướng phát triển

Hướng nghiên cứu trong tương lai là tiếp tục mở rộng sang phân tích dữ liệu bảng (khi có những điều tra mới từ chính phủ). Sẽ nghiên cứu tác động của SDD đến kết quả học tập của trẻ. Bên cạnh đó, cũng cần có những điều tra về giá cả sinh hoạt và phá bỏ giả thiết giá cả không thay đổi giữa các vùng. Nghiên cứu nguyên nhân của sự khác biệt về tỷ lệ SDD ở nam và nữ.

Một hạn chế lớn nhất của đề tài kinh tế lượng là đã làm mờ đi những yếu tố mà công cụ kinh tế lượng không đo lường được. Do vậy, cần kết hợp với Viện dinh dưỡng, Bộ Y tế và những đơn vị liên quan khác để lồng ghép những khảo sát, đánh giá về các đặc tính sinh học của cha mẹ cũng như chế độ dinh dưỡng cho trẻ và cả những yếu tố có tính động khác mà mơ hình định lượng khơng mô tả được bên cạnh những phân tích bên trên, nhằm đưa ra những chính sách chi tiết và tồn diện hơn, phục vụ cho mục tiêu nâng cao tầm vóc và thể trạng con người Việt Nam.

Một vấn đề mới đang nảy sinh là tình trạng trẻ thừa cân, béo phì. Do vậy, trong những năm tới bên cạnh những nghiên cứu về SDD chính phủ cần đầu tư vào các nghiên cứu về thừa cân, béo phì ở trẻ để có chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đầy đủ và toàn diện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Bộ Y Tế (2011), “Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030”, Bản thảo 7.

Chính phủ (2001), “Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010”, Quyết định của

Thủ Tướng chính phủ, số 21/2001/QĐ-TTg.

Nguyễn Trọng Hoài, Cao Hào Thi (2009), “Biến phụ thuộc định tính”, bài giảng mơn học Các

phương pháp định lượng.

Nguyễn Công Khẩn (2010), “Nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng giai đoạn 2008-2010: Yêu cầu, các định hướng chiến lược và giải pháp can thiệp”, Thực Phẩm & Đời Sống, truy cập ngày 10/03/2011 tại địa chỉ:

http://thucphamvadoisong.vn/thuc-pham-doi-song/102-y-kien-nha-chuyen-mon/600-nhiem- vu-phong-chong-suy-dinh-duong-giai-doan-2008-2010.html.

Leonid Gavrilov (2006), “Tuổi sinh của mẹ ảnh hưởng đến tuổi thọ của con”, Việt báo, truy cập ngày 22/04/2011 tại địa chỉ:

http://vietbao.vn/Suc-khoe/Tuoi-sinh-cua-nguoi-me-anh-huong-den-tuoi-tho-cua- con/45199484/248/.

Trần Chí Liêm (2008), “Một số nguyên nhân và yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại một số địa điểm thuộc Bắc Cạn”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 12(4).

Thanh Niên (2011), “Bạn đã biết hết về bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ?”, VOVNews, truy cập ngày 27/03/2011 tại địa chỉ:

http://vov.vn/Home/Ban-da-biet-het-ve-benh-tieu-chay-o-tre-nho/20112/167727.vov. Hồng Trọng (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, Trường Đại học Kinh tế TP

Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức, tập 1, tr. 115-143.

Phan Xuân Trung (2000), “Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em”, Ykhoanet, truy cập ngày

16/04/2011 tại địa chỉ:

Trần Tuấn (2004), “Trẻ em nghèo nơng thơn ngày càng thiệt thịi”, LĐ số 339, tr. 3. UNICEF (2006), Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ, Nxb. thống kê.

Viện Dinh Dưỡng (2011), “Số liệu thống kê tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm”, truy cập ngày 15/03/2011 tại địa chỉ:

http://viendinhduong.vn/news/vi/106/61/a/so-lieu-thong-ke-ve-tinh-trang-dinh-duong- tre-em-qua-cac-nam.aspx.

Tiếng Anh

Aida Ndiaye (2002), “Child malnutrition in Niger: An investigation of patterns of change 1992-1998”, Master of Science, The University of Arizona, pp. 87

Alderman, Garcia (1994), “Food Security and Health Security: Explaining the Levels of Nutritional Status in Pakistan”, Economic Development and Cultural Change, Vol.

42(3), pp. 485.

Alderman (2007), “Improving Nutrition through Community Growth Promotion: Longitudinal Study of the Nutrition and Early Child Development Program in Uganda”, World Development, Vol 35(8), pp. 1376-1389.

Alderman, Hoogeveen, Rossi (2006), “Reducing child malnutrition in Tanzania: Combined effects of income growth and program interventions”, Economics & Human Biology,

Vol 4(1), pp. 1-23.

Attanasio, Gomez, Rojas, Vera-Hernandez (2004), “Child health in rural Colombia: determinants and policy interventions”, Econ Hum Biol, Vol. 2(3), pp. 411-438.

Babu, Sanyal (2009), “Maternal education and community characteristics as indicators of nutritional status of children - application of multivariate regression”, Food Security, Poverty and :utrition Policy Analysis, San Diego: Academic Press, pp. 175-197.

Bhutta, Ahmad, Black (2008), “What works. Interventions for maternal and child undernutrition and survival”, The Lancet, Vol. 371(9610), pp. 417-440.

Christiaensen, Alderman (2004), “Child Malnutrition in Ethiopia: Can Maternal Knowledge Augment the Role of Income?”, Economic Development and Culture Change, Vol.

Conde-Agudelo, Belizan, Lammers (2005), “Maternal-perinatal morbidity and mortality associated with adolescent pregnancy in Latin America: Cross-sectional study”,

American Journal of Obstetrics and Gynecology, Vol. 192, pp. 342-349.

David, Moncada, Ordonez (2004), “Private and public determinants of child nutrition in Nicaragua and Western Honduras”, Economics & Human Biology, Vol. 2(3), pp. 457- 488.

Diez-Roux (2001), “Investigating neighborhood and area effects on health”, American Journal

of Public Health, Vol. 91(11), pp. 1783-1789.

Duncan, Jones, Moon (1998), “Context, composition and heterogeneity: Using multilevel models in health research”, Social Science and Medicine, Vol. 46(1), pp. 97-117.

Filmer, Pritchett (2001), “Estimating Wealth Effects without Expenditure Data-or Tears: An Application to Educational Enrollments in States of India”, Demography, Vol. 38(1), pp. 115-132.

Fotso, Kuate-Defo (2005), “Socioeconomic inequalities in early childhood malnutrition and morbidity: modification of the household-level effects by the community SES”, Health

& Place, Vol. 11(3), pp. 205-225.

Gilbert (2004), “Birth outcomes in teenage pregnancies”, The Journal of Maternal- Fetal and

Neonatal Medicine, Vol. 16(5), pp. 265-270.

Glewwe (1999), “Why Does Mother's Schooling Raise Child Health in Developing Countries? Evidence from Morocco”, The Journal of Human Resources. Vol 34(1), pp. 124.

Haddad, Alderman, Yohannes (2003), “Reducing child malnutrition: How far does income growth take us?”, The World Bank Economic Review, Vol. 17(1), pp. 107-131.

Haddad, Hoddinott (1994), “Women's income and boy-girl anthropometric status in the Cote d'Ivoire”, World Development, Vol. 22(4), pp. 543-553.

Handa (1999), “Maternal Education and Child Height”. Economic Development and Cultural

Change, Vol. 47(2), pp. 421-437.

Heltberg (2009), “Malnutrition, poverty, and economic growth”, Health Econ, 18 Suppl 1, pp. S77-88.

Nguyễn Ngọc Hiền (2009), “Nutritional status and determinants of malnutrition in children under three years of age in Nghean, Vietnam”, Pakistan Journal of Nutrition, Vol. 8(7), pp. 958-964.

Horton (1986), “Child nutrition and family size in the Philippines”, Journal of Development

Economics, Vol. 23(1), pp. 161-176.

Jatinder K. Gulati (2010), “Child malnutrition: trends and issues”, Anthropologist, Vol 12(2), pp. 135.

Nguyễn Công Khẩn (2007), “Reduction in childhood malnutrition in Vietnam from 1990 to 2004”, Asia Pac J Clin, Vol. 16(2), pp. 274-278.

Kuate-Defo, Diallo (2002), “Geography of child mortality clustering within African families”,

Health and Place, Vol. 8(2), pp. 93-117.

Linnemayr, Alderman, Ka (2008), “Determinants of malnutrition in Senegal: individual, household, community variables, and their interaction”, Econ Hum Biol, Vol. 6(2), pp. 252-263.

Lomperis (1991), “Teaching mothers to read: evidence from Colombia on the key role of maternal education in preschool child nutritional health”, J Dev Areas, Vol. 26(1), pp. 25-52.

Macintyre, Maciver, Sooman (1993), “Area, class and health: Should we be focusing on places or people?”, Journal of Social Policy, Vol. 22(2), pp. 213-234.

Mercedes de Onis (1997), “Who global database on child growth and malnutrition”,

WHO/NUT/97.4, pp. 46-50.

Mercedes de Onis (2000), “Measuring nutritional status in relation to mortality”, Bulletin of the World Health Organization. Vol. 78(10), pp. 1271.

Michael Grossman (1972), “On the Concept of Health Capital and the Demand for Health”,

The Journal of Political Economy, Vol. 80(2), pp. 223-255.

Olanrewaju (2002), “The Effects of Household Resources and Community Factors on Child Health: Evidence From Nigeria”, Department of Economics University of Ibadan Nigeria, pp. 15.

Penders, Staatz, Teft (2000), “Agricultural development and child nutrition: what do we

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)