Các chỉ số bộ ba bất khả thi (trilemma indexes) và mơ hình “đồ thị kim cương” và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH điều hành bộ ba bất khả thi bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và thực trạng ở việt nam (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 2 : BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ BỘ BA BẤT KHẢ THI

2.1 Các chỉ số bộ ba bất khả thi (trilemma indexes) và mơ hình “đồ thị kim cương” và

cương” và của Aizenman, Chinn và Ito

2.1.1 Các chỉ số bộ ba bất khả thi (trilemma indexes) 2.1.1.1 Độc lập tiền tệ (MI) 2.1.1.1 Độc lập tiền tệ (MI)

Mức độ độc lập tiền tệ được đo lường dựa trên phần bù của mức tương quan hằng năm của lãi suất hàng tháng giữa quốc gia sở tại và quốc gia cơ sở. Lãi suất thị trường tiền tệ được sử dụng.

Chỉ số mức độ độc lập tiền tệ được xác định bằng: corr(ii, ij)-(-1)

MI = 1-

1-(-1)

Trong đó: i: quốc gia sở tại, j : quốc gia cơ sở. Với công thức như trên, giá trị tối đa, tối thiểu tương ứng là 1 và 0. Chỉ số có giá trị càng cao phản ánh độc lập về chính sách tiền tệ càng cao.

Ở đây, quốc gia cơ sở được định nghĩa như là quốc gia mà chính sách tiền tệ của quốc gia sở tại có mối liên kết gắn bó, định nghĩa của Shambaugh (2005). Những quốc gia cơ sở như là nước Úc, Bỉ, Pháp, Đức, Ấn Độ, Malaysia, Nam Phi, Anh và Hoa Kỳ. Một số quốc gia cơ sở được xác định theo cơ sở dữ liệu có sẵn của Sambaugh, những quốc gia cơ sở còn lại khác được xác định dựa trên báo cáo hằng năm về cơ chế tỷ giá và hạn chế ngoại hối của IMF (Annual Report on Exchange Restrictions - AREAER) và CIA Factbook.

2.1.1.2 Ổn định tỷ giá (ERS)

Mức ổn định của tỷ giá được tính tốn là độ lệch chuẩn hằng năm của tỷ giá dựa trên dữ liệu tỷ giá hàng tháng giữa quốc gia sở tại và quốc gia cơ sở. Độ ổn định tỷ giá nằm giữa giá trị 1 và 0. Giá trị càng cao của chỉ số trên cho thấy sự dịch chuyển ổn định hơn của tỷ giá so với đồng tiền của quốc gia cơ sở.

ERS = 0.01

0.01 + |∆(log(exch_rate)|

Nếu chỉ đơn thuần áp dụng cơng thức này thì chỉ số đo lường độ ổn định tỷ giá có xu hướng rất nhỏ. Điều này có nghĩa là nó sẽ phóng đại mức độ linh hoạt của tỷ giá, đặc biệt là khi tỷ giá dao động trong một biên độ hẹp nhưng lại khơng được định giá lại thường xun. Do đó, một ngưỡng giá trị cho tỷ giá được đặt ra là nếu mức độ dao động hàng tháng của tỷ giá hối đối trong biên độ +/-0.33% thì tỷ giá được xem là cố định và ERS=1.

2.1.1.3 Hội nhập/ mở cửa tài chính (KAOPEN)

Đo lường mức độ của việc kiểm sốt tài khoản vốn là việc khó khăn. Mặc dù nhiều các công cụ đo lường hiện nay mô tả mức độ và cường độ của việc kiểm soát tài khoản vốn, nhưng dường như các công cụ đo lường như vậy chưa phản ánh đầy đủ sự phức tạp của việc kiểm soát vốn trong thực tế. Để đo lường độ mở tài chính, Chin và Ito (2006, 2008) đã phát triển chỉ số độ mở tài khoản, ký hiệu là KAOPEN. KAOPEN được dựa trên AREAER. KAOPEN cho biết sự hiện diện của đa tỷ giá, những hạn chế các giao dịch tài khoản vãng lai, những hạn chế các giao dịch tài khoản vốn, và yêu cầu của việc từ bỏ nguồn thu xuất khẩu.

Chỉ số KAOPEN được tiêu chuẩn hóa trong khoảng biến thiên giữa 0 và 1. Giá trị KAOPEN càng cao cho thấy mức độ hội nhập tài chính càng sâu. Chỉ số này được sử dụng trên 180 quốc gia (không bao gồm Mỹ) trong khoảng thời gian từ 1970 đến 2009. Phụ lục 1 trình bày chi tiết hơn những dữ liệu sẵn có.

2.1.2 Mơ hình “đồ thị kim cương”

Chuẩn mực ban đầu của lý thuyết bộ ba bất khả thi đã khơng phản ánh vai trị của dự trữ ngoại tệ. Aizenman, Chinn và Ito đã xem xét việc lựa chọn mẫu hình bộ ba bất khả thi trong mối tương quan với dự trữ ngoại hối (tỷ lệ trên GDP). Lý do nhân tố dự trữ ngoại tệ được lựa chọn là vì chính nhân tố này đã tạo ra một tấm đệm vơ hình giúp các quốc gia EMG có thể duy trì một mức độc lập tiền tệ cho phép, bằng cách áp dụng một chế độ tỷ giá trung gian, tức cơ chế tỷ giá linh hoạt có quản lý.

Nhóm tác giả đã xây dựng “đồ thị kim cương” bằng cách thêm vào khuôn khổ ba nhân tố của bộ ba bất khả thi – gồm độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá hối đối và hội nhập tài chính – một yếu tố đo lường là dự trữ ngoại tệ (IR/GDP). Những tiêu chuẩn này dao động từ 0 đến 1. Cấu hình của mỗi quốc gia được tổng hợp bằng đồ thị “kim cương tổng quát”, trong đó có bốn đỉnh đo lường về độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá hối đoái, tỷ lệ IR/GDP và hội nhập tài chính. Gốc trung tâm trong mỗi đồ thị đại diện cho mức độ độc lập tiền tệ bằng 0, tỷ giá thả nổi hồn tồn, khơng có dự trữ ngoại hối và tự túc tài chính. (Xem minh họa ở hình 2.1)

Hình 2.1 Đồ thị kim cương ở nhóm các ới ổi 1 1 1 1 Độc lập tiền tệ

Ổn định tỷ giá hối đoái 1971-1980

1981-1990 1991-2000 2001-1006

Hội nhập tài chính

Điểm ở giữa có giá trị 0

Dự trữ ngoại hối (IR/GDP)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH điều hành bộ ba bất khả thi bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và thực trạng ở việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)