Chính sách tỷ giá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH điều hành bộ ba bất khả thi bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và thực trạng ở việt nam (Trang 76)

CHƯƠNG 3 : ĐIỀU HÀNH BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM

4.1 Chính sách tỷ giá

Gợi ý cho chính sách tỷ giá tập trung vào những vấn đề sau:

Gợi ý 1: Chính sách tỷ giá phải ưu tiên hướng đến lạm phát mục tiêu thay vì hướng đến mục tiêu thúc đẩy gia tăng xuất khẩu.

Gợi ý 2: Duy trì hệ thống tỷ giá “con rắn trong đường hầm” (hệ thống tỷ giá linh hoạt).

Kết quả kiểm định tác động của các yếu tố bộ ba bất khả thi đến nền kinh tế thông qua lạm phát và biến động sản lượng ở chương 3 hàm ý rằng, để kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay và hướng đến lạm phát mục tiêu thì cần duy trì ổn định tỷ giá. Trong xu thế hội nhập tài chính ngày nay, ổn định tỷ giá nên đạt ở mức trung bình. Để thực hiện được điều này thì cần thiết áp dụng một chế độ tỷ giá linh hoạt – thích hợp là chế độ tỷ giá “con rắn trong đường hầm”. Trong hệ thống tỷ giá

này, sự hiện hữu của mức trần và sàn tỷ giá có thể tạo ra tính kỷ luật trong chính sách tiền tệ. Tỷ giá thay đổi một cách định kỳ cũng có nghĩa là vai trị của chính sách tỷ giá đối với việc điều chỉnh cán cân thanh toán sẽ được duy trì. Hơn nữa, bởi vì mỗi thay đổi chỉ với tỷ lệ nhỏ cho nên ít có nguy cơ dẫn đến đầu cơ tiền tệ. Bên cạnh đó, để duy trì tính linh hoạt nhất định của tỷ giá, NHNN cần điều chỉnh tăng biên độ để dải băng tỷ giá rộng hơn so với biên độ ±1% như hiện nay.

Gợi ý 3: Ngân hàng nhà nước và chính phủ cần phát đi những thơng điệp minh bạch, nhất quán về điều hành chính sách tỷ giá. Đặc biệt, các cơ quan quản lý trong lĩnh vực tài chính tiền tệ (Ngân hàng nhà nước và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) thống nhất về các số liệu, thơng tin và chính sách điều hành khi công bố trước công chúng.

Gợi ý 4: Cải thiện lòng tin của người dân vào đồng nội tệ.

Cải thiện lòng tin của người dân, nhà đầu tư và thị trường là yếu tố rất quan trọng. Tỷ giá hình thành từ cung – cầu ngoại tệ nên có giá trị thực và các dao động lên xuống quanh giá trị thực, và các dao động này được hình thành từ lịng tin. Dù ngân hàng nhà nước điều chỉnh tỷ giá về gần thị trường tự do nhưng chưa có những biện pháp mang lại lòng tin cho người dân và nhà đầu tư thì tỷ giá tự do vẫn có thể sẽ tiếp tục tăng và tạo ra một vịng xốy tăng giá giữa tỷ giá tự do và tỷ giá liên ngân hàng. Chính phủ điều hành nền kinh tế vĩ mơ kèm theo những biện pháp để lấy lại lòng tin của người dân, nhà đầu tư là phải cải thiện năng lực sản xuất, nhằm đẩy mạnh tăng trưởng GDP với một mức lạm phát hợp lý hơn.

Gợi ý 5: Nỗ lực xóa bỏ thị trường “chợ đen”.

Việc xóa bỏ những giao dịch ngoại hối trên thị trường tự do không phải là điều mới và cũng rất khó khăn khi nguồn dự trữ ngoại hối của Việt Nam ở mức thấp như hiện nay. Do đó, việc xóa bỏ thị trường “chợ đen” nên được thực hiện từng bước.

Trước mắt là cần kiểm soát chặt thị trường giao dịch ngoại tệ tự do như áp dụng mạnh hơn nữa các biện pháp hành chính và thu giữ số tiền giao dịch trên thị trường tự do.

NHNN cần xác lập một cách rõ ràng (được tính tốn trên cơ sở tham khảo tỷ trọng thương mại và tỷ trọng của các đồng tiền trong thanh tốn, dự trữ...) và cơng bố cơng khai, cụ thể kỹ thuật xác định tỷ giá của VND dựa trên rổ tiền tệ để tính tỷ giá thực hiệu dụng của VND với các ngoại tệ mạnh khác. Đây cũng là một biện pháp gián tiếp để xóa bỏ thị trường “chợ đen”.

4.2 Chính sách mở cửa tài chính kết hợp kiểm sốt dịng vốn

Với xu thế tồn cầu hóa, hội nhập tài chính đang trở thành điều tất yếu đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Việt Nam đang từng bước thực hiện tự do hóa tài khoản vốn mà mục tiêu trước mắt là tự do hóa hơn các luồng chu chuyển vốn vào năm 2020 để tiến tới hội nhập tiền tệ, tài chính với khu vực ASEAN và thế giới. Tuy nhiên, đối với Việt Nam hiện nay, q trình mở cửa tài chính phải được tiến hành đồng thời với việc kiểm sốt dịng vốn.

4.2.1 Đối với dòng vốn vào

Đứng trước yêu cầu phải huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính, chính sách kiểm sốt dịng vốn vào nên duy trì kết hợp các biện pháp khuyến khích các dịng vốn có tính dài hạn, ổn định và khó bị đảo ngược như dịng vốn đầu tư trực tiếp chảy vào, đồng thời kiểm sốt các dịng vốn nhạy cảm, có tính thanh khoản cao, ngắn hạn, bất ổn định, dễ bị đảo ngược như dòng vốn đầu tư gián tiếp.

4.2.1.1 Các biện pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Việc thu hút vốn FDI trong thời gian tới phải được điều chỉnh theo hướng chuyển từ thiên về số lượng như trước đây sang chú trọng nhiều hơn đến hiệu quả thu hút và nâng cao chất lượng đầu tư, tận dụng tối đa nguồn FDI để thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại và hiệu quả. Cụ thể, cần thu hút vốn FDI vào những ngành cần tăng tỷ trọng đầu tư nước ngoài như đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông, nơng nghiệp và nơng thơn, điện, nước, tài chính, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng; các ngành sản xuất có yếu tố hàm lượng cơng nghệ, đào tạo lao động và chuyển giao công nghệ, kỹ năng. Hỗ trợ các hoạt động đầu tư có hiệu quả, đồng thời hạn chế các hoạt động đầu tư không chú trọng sản xuất mà chỉ tập trung vào gia công, lắp ráp và khai thác thị trường nội địa là chủ yếu; lợi dụng kẽ hở về chính sách, pháp luật của Việt Nam để thực hiện hành vi chuyển giá, kê khai lỗ hoặc lợi nhuận thấp để chuyển lợi nhuận về nước, khơng có đóng góp hoặc đóng góp rất thấp vào nguồn ngân sách nhà nước của Việt Nam. Không tiếp nhận hoặc hạn chế những dự án FDI sử dụng cơng nghệ thấp, có khả năng tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường, sinh thái.

Cần đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đối với các tập đồn, tổng cơng ty hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng. Đối với các doanh nghiệp FDI chuyển đổi sang công ty cổ phần thì khơng nên giới hạn tỷ lệ nắm giữ tối đa nước ngồi, mà nên khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài sở hữu lớn và nắm giữ lâu dài.

4.2.1.2 Các biện pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi

Dịng vốn FPI có những tác động nhiều chiều đối với nước tiếp nhận. Một mặt, dịng vốn này góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị trường vốn nội địa và làm giảm chi phí vốn thơng qua việc đa dạng hóa rủi ro, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa; thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao kỷ luật đối với các chính sách của chính phủ. Mặt khác, sự gia tăng quá mức của dòng vốn FPI vào trong nước sẽ khiến cho nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng phát triển q nóng, hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng một khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngồi nếu dịng vốn này “đảo ngược”; FPI cịn làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá. Bởi vì, để điều tiết sự di chuyển của dịng vốn FPI, đơi khi chính phủ phải áp dụng các chính sách như can

thiệp vơ hiệu hóa, điều tiết tỷ giá hối đối, thắt chặt tài chính, …). Do đó, dịng vốn này cần có những chính sách kiểm sốt phù hợp. Tuy nhiên, chính sách kiểm sốt dịng vốn FPI cần phải hạn chế đến mức thấp nhất phương pháp kiểm sốt mang tính hành chính mà nên thực hiện kiểm sốt vốn dựa trên cơ sở thị trường như tăng thuế đánh vào các khoản đầu tư ngắn hạn.

Trong một số trường hợp, Việt Nam có thể áp dụng biện pháp mà nhiều nước đã áp dụng để kiểm soát vốn như Trung Quốc (năm 2008), Chilê và Colombia (năm 1990), Nga và Croatia (năm 2004) là áp đặt một khoản dự trữ bắt buộc đối với luồng vốn vào. Ảnh hưởng của biện pháp này chỉ trong một thời gian ngắn nên biện pháp này thường được áp dụng trong một số thời điểm nhất định để hạn chế dòng chảy của nguồn tiền nóng đổ vào trong nước, ngay sau đó phải được dỡ bỏ vì biện pháp này có thể làm chậm tiến trình mở cửa tài chính của quốc gia.

Hoặc quy định yêu cầu các nhà đầu tư nước ngồi phải có một tỷ lệ vốn đảm bảo nhất định trên tổng giá trị đầu tư chảy vào trong một năm khơng tính thuế, rút vốn sớm sẽ bị đánh thuế.

4.2.1.3 Các biện pháp thu hút và quản lý vốn ODA

Khi sử dụng vốn ODA, mặc dù trong đó có một tỷ lệ khơng hồn lại (khoảng 20%) nhưng phần lớn là vốn vay (khoảng trên 80%) tức là phát sinh nghĩa vụ trả nợ nên sẽ dẫn tới gánh nặng nợ cho quốc gia trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, nếu vay mà sử dụng khơng có hiệu quả thì gánh nặng nợ quốc gia sẽ ngày càng trầm trọng, đặt quốc gia trước áp lực của sự vỡ nợ.

Hơn nữa, các nước tiếp nhận vốn ODA thường phải đáp ứng những điều kiện đưa ra của nước cung cấp ODA đôi khi liên quan đến một số vấn đề nhạy cảm thuộc nội bộ của nước nhận đầu tư như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kiểm soát mức thâm hụt ngân sách, chống tham nhũng, ...

Từ những vấn đế trên, chính sách của Việt Nam trong thời gian qua là khơng hạn chế dịng vốn ODA cần phải được xem xét lại, thay vào đó là một chính sách

mang lại cho quốc gia. Chính sách thu hút vốn ODA, đặc biệt là phần vốn vay, nên nằm trong một giới hạn nhất định để duy trì tỷ lệ nợ quốc gia ở mức an tồn. Kinh nghiệm của Malaysia trong vấn đề này cũng rất đáng tham khảo: họ lựa chọn rất kỹ các dự án sử dụng vốn ODA và nguồn vốn vay ODA, chỉ tập trung vào các dự án quy mô lớn và tận dụng tối đa sự hỗ trợ của nhà tài trợ.

4.2.2 Đối với dòng vốn ra

Dòng vốn ra cần phải được điều tiết sao cho dòng vốn ra phải vừa chậm rãi, nằm trong tầm kiểm sốt để có thời gian chuẩn bị đưa ra các biện pháp ứng phó với sự sụt giảm nguồn ngoại tệ trong nước và sự tăng lên của đồng nội tệ.

Một số giải pháp có thể áp dụng để quản lý dòng vốn ra như sau:

Quy định duy trì trong 12 tháng đối với việc thu hồi vốn của các dịng vốn đầu tư ra nước ngồi.

Các giao dịch ngoại hối được thực hiện đều phải thông qua cơ chế giám sát của ngân hàng nhà nước.

4.3 Chính sách tiền tệ

Trong xu thế hội nhập tài chính tồn cầu, khi chính sách tỷ giá trở nên linh hoạt hơn, chính sách tiền tệ cần giảm mức độ độc lập. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ vẫn cần được duy trì ở một mức độ trung bình nhất định. Để đạt đến vị thế như vậy, một số gợi ý về chính sách tiền tệ được đưa ra như sau:

Gợi ý 1: Sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ linh hoạt, trong đó chú trọng đến lãi suất vì lãi suất là công cụ quản lý và điều hành trực tiếp của chính sách tiền tệ. Việc điều hành lãi suất cần từng bước tiến dần đến tự do hóa lãi suất, chuẩn bị cho sự hội nhập về lãi suất với nền kinh tế thế giới. Đây là cơ chế lãi suất chỉ đạo của ngân hàng nhà nước. Với cơ chế này, lãi suất được hình thành hồn tồn dựa trên quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường và mức độ tín nhiệm trong quan hệ tài chính, việc ban hành lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước không kèm theo biên

độ và chỉ mang tính chất làm tín hiệu cho thị trường, khơng có vai trị kiểm sốt và tác động trực tiếp tới lãi suất trên thị trường.

Hiện nay, NHNN cho phép các giao dịch trên thị trường với lãi suất thỏa thuận và công bố lãi suất cơ bản hàng tháng (không quy định biên độ) dựa trên lãi suất cho vay của 15 ngân hàng kinh doanh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, lãi suất cơ bản phát huy được vai trị lãi suất chỉ đạo thì lãi suất cơ bản cần được xác định trên cơ sở lãi suất của thị trường liên ngân hàng. Khi đó, lãi suất cơ bản sẽ phản ánh chính xác quan hệ cung – cầu vốn trong nền kinh tế và các tổ chức tài chính trung gian.

Khép dần khoảng cách giữa lãi suất cho vay đồng ngoại tệ và lãi suất cho vay đồng nội tệ để phản ánh đúng rủi ro tín dụng và giảm sự tác động lên tỷ giá.

Q trình tự do hóa lãi suất là một q trình lâu dài, khó khăn. Nó gắn chặt với việc phát triển các thị trường tiền tệ và thị trường vốn trong nước, cũng như hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Tự do hóa lãi suất là hạt nhân trong q trình tự do hóa tài chính nội địa cũng như quốc tế, bởi vì để q trình tự do hóa tài khoản vốn thành cơng, địi hỏi cơ chế lãi suất phải được vận hành theo quy luật cung – cầu về vốn trên thị trường.

Gợi ý 2: Kiểm soát mức cung ứng tiền vào nền kinh tế. Căn cứ vào tín hiệu thị trường, NHNN cần điều hòa linh hoạt khối lượng tiền cung ứng vào nền kinh tế cho thích hợp để vừa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phương tiện thanh tốn của nền kinh tế, vừa kịp thời có các biện pháp để thu hút tiền mặt về, giảm bớt sức ép lạm phát.

Gợi ý 3: Chính sách tài khóa phải được thực thi nhịp nhàng, đồng bộ với chính sách tiền tệ, tránh tình trạng chính sách tiền tệ - bằng việc NHNN phát hành thêm tiền - hướng vào mục tiêu tài trợ để bù đắp thâm hụt ngân sách do chính sách tài khóa gây nên.

Gợi ý 4: Cải thiện cơ chế tỷ giá của Việt Nam theo hướng neo VND vào một rổ tiền tệ. Việc làm này sẽ giúp thay đổi hành vi sử dụng tiền tệ ở Việt Nam, không quá phụ thuộc vào việc sử dụng USD trong định giá, thanh tốn và cất trữ, giảm

có thể giảm thiểu các ảnh hưởng của chính sách tiền tệ của Mỹ và sự biến động giá trị USD.

Gợi ý 5: Tăng tính độc lập cho NHTW. Tính tự chủ và linh hoạt của NHNN cần được nâng cao trong việc hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ và NHNN được giao nhiệm vụ nhiều hơn trong việc sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ.

Tính độc lập của NHTW là một trong những điều kiện quan trọng để thực thi chính sách tiền tệ hướng đến lạm phát mục tiêu. Trong giai đoạn lạm phát tăng cao như hiện nay, chính phủ có thể hi sinh tăng trưởng kinh tế để kiềm chế lạm phát, hướng đến lạm phát mục tiêu ở mức một con số. Mục tiêu lạm phát trong trung hạn cần được đặt ra để việc điều hành chính sách tiền tệ hướng đến một nền kinh tế tăng trưởng bền vững và ổn định.

4.4 Chính sách tài khóa

Để kiềm chế lạm phát, chính phủ cần thực thi chính sách tài khóa thắt chặt phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ.

Chính sách tài khóa của nước ta cần phải được khắc phục ngay tình trạng thâm hụt ngân sách quá cao trong khi hiệu quả đầu tư công quá thấp, tránh tạo áp lực buộc NHNN phải để cho chính sách tiền tệ chạy theo chính sách tài khóa nhằm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH điều hành bộ ba bất khả thi bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và thực trạng ở việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)