Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng của cao lỏng vị quản khang trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính helicobacter pylori dương tính (Trang 40 - 41)

- Cao lỏng VQK được bào chế theo tỷ lệ 1:1 đóng chai nhựa 90ml tại khoa Dược

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn

2.3.1.1.Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp.

Nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trường diễn theo hướng

Độc tính cấp của cao lỏng VQK được xác định trên chuột nhắt trắng theo đường uống bằng phương pháp Litchfield- Wilcoxon theo quy định của Bộ Y tế và WHO [103],[104], được thực hiện tại bộ môn Dược lý, trường Đại học Y Hà Nội.

Cô đặc cao lỏng VQK thành cao đặc tỷ lệ 5:1(5 gam dược liệu:1 ml) là thể tích đặc nhất có thể cho chuột uống bằng kim đầu tù chuyên dụng.Trước khi tiến hành thí nghiệm, cho chuột nhịn ăn qua đêm. Chuột nhắt trắng được chia làm 6 lô (mỗi lô 10 con), được uống mẫu thuốc nghiên cứu theo liều tăng dần. Tìm liều cao nhất khơng gây chết chuột (0 %), liều thấp nhất gây chết chuột hồn tồn (100%) và các liều trung gian. Theo dõi tình trạng chung của chuột và số lượng chuột chết ở mỗi lơ trong 72 giờ. Từ đó xây dựng đồ thị tuyến tính để xác định LD50 của

thuốc thử. Sau đó tiếp tục theo dõi tình trạng chung của chuột đến hết ngày thứ 7 sau khi uống mẫu nghiên cứu.

2.3.1.2.Phương pháp nghiên cứu độc tính bán trường diễn.

Nghiên cứu độc tính bán trường diễn của cao lỏng VQK được xác định trên

thỏ bằng đường uống theo quy định của Bộ Y tế [103], được thực hiện tại bộ môn Dược lý, trường Đại học Y Hà Nội.

Thỏ thí nghiệm được chia ngẫu nhiên thành 3 lô, mỗi lô 10 con, mỗi con nhốt riêng một chuồng.

- Lô chứng: uống nước cất .

- Lô trị 1: uống cao VQK 5,4g dược liệu/kg/ngày (liều có tác dụng tương đương trên người, tính theo hệ số 3)

- Lơ trị 2: uống cao VQK 27g dược liệu/kg/ngày(gấp 5 lần lô trị 1).

Thỏ được uống nước hoặc thuốc thử trong 4 tuần liền, mỗi ngày một lần vào buổi sáng. Sau 4 tuần uống thuốc, thỏ được ngừng uống thuốc và nuôi trong 2 tuần để theo dõi, đánh giá sự phục hồi.

*Các chỉ tiêu theo dõi trước và trong quá trình nghiên cứu: - Tình trạng chung, thể trọng của thỏ.

- Đánh giá chức phận tạo máu thơng qua số lượng hồng cầu, thể tích trung bình hồng cầu, hàm lượng hemoglobin, hematocrit, số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu và số lượng tiểu cầu.

- Đánh giá chức năng gan thông qua định lượng một số enzym và chất chuyển hố trong máu: ALT, AST, bilirubin tồn phần, albumin và cholesterol.

- Đánh giá chức năng thận thông qua định lượng nồng độ creatinin huyết thanh. Các thông số theo dõi được kiểm tra vào trước lúc uống thuốc, sau 2 tuần uống thuốc, sau 4 tuần uống thuốc và sau 2 tuần ngừng thuốc.

- Mô bệnh học: Sau 4 tuần uống thuốc, 30% số thỏ ở mỗi lô bị giết để kiểm tra mô bệnh học (đại thể, vi thể). Số cịn lại được ni thêm 2 tuần nữa (ngừng uống thuốc ), sau đó kiểm tra lại mơ bệnh học như trên.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của Vị quản khang

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng của cao lỏng vị quản khang trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính helicobacter pylori dương tính (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w