Cùng với sự gia tăng trong DSCV và DSTN, dư nợ tại QTD Mỹ Bình cũng tăng qua các năm, tăng mạnh nhất trong năm 2005 tăng 37%, tăng 17.269 triệu đồng. Bảng thể hiện dư nợ cho vay theo thời hạn:
Bảng 6:Bảng dư nợ cho vay theo thời hạn từ 2003- 2005 tại QTD MB
(ĐVT: Triệu đồng)
Khoản
mục 2003 2004 2005
Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 Số tiền Tỉ lệ tăng/ giảm(%) Số tiền Tỉ lệ tăng
giảm (%)
Ngắn hạn 36.687 46.414 62.647 9.727 27 16.233 35 Trung hạn - 215 1.251 - - 1.036 482
Tổng 36.687 46.629 63.898 9.942 27 17.269 37
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng hàng tháng năm 2003, 2004, 2005)
Do bắt đầu cho vay trung hạn trong năm 2004 và đẩy mạnh cho vay trung hạn trong năm 2005 nên dư nợ cho vay trong năm 2005 tăng cao (tăng 482%). Sở dĩ có sự tăng cao hơn này là do chính bản chất của món vay là trung hạn, tùy theo thỏa thuận ở hợp đồng tín dụng mà mức nợ gốc sẽ được trả vào thời gian nào. Và trong năm 2005 doanh số cho vay trung hạn tăng cao đến 406%, tương đương 999 triệu điều này cũng là nguyên nhân làm cho tổng dư nợ đối với loại vay này tăng cao, mặt khác tỷ lệ dư nợ này cũng do một phần dư nợ của các năm trước chuyển sang.
Còn đối với cho vay ngắn hạn, tổng dư nợ cũng tăng đều qua các năm, năm 2004 tăng 9.727 triệu, năm 2005 tăng 16.233 triệu, điều này cũng là do doanh số cho vay trong năm này tăng khá làm tổng dư nợ tăng. Mặc dù, dư nợ cho vay đối với cho vay trung hạn tăng ở mức 3 con số nhưng vẫn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu dư nợ của QTD. Điều này sẽ thể hiện rõ qua bảng biểu sau:
Bảng 7: Bảng cơ cấu tỉ trọng dư nợ cho vay thời hạn tại QTD MB
(Từ 2003 – 2005) Khoản mục 2003 Tỉ lệ % 2004 Tỉ lệ % 2005 Tỉ lệ % Ngắn hạn 36.687 100 46.414 99,5 62.647 98 Trung hạn - - 215 0,05 1251 2 Tổng 36.687 100 46.629 100 63.898 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003, 2004, 2005)
Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đã giảm dần qua các năm; tỷ trọng dư nợ ngắn hạn năm 2003 là 100% sang năm 2004 chiếm đến 99,5% và năm 2005 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn còn được 98% chiếm trong tổng dư nợ.
Tương ứng với sự giảm dần của tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, là sự tăng dần của tỷ trọng dư nợ trung hạn. Cụ thể, ở năm 2003 dư nợ cho vay trung hạn chưa có, đến 2004 tỷ trọng dư nợ trung hạn chỉ là 0,05% thì đến năm 2005 là 2%.
Điều này phù họp với doanh số cho vay theo thời hạn, bên cạnh đó khách hàng chủ yếu của QTD MB nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung thường là ngắn hạn. Do cho vay ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng quay vòng đồng vốn nhanh hơn và các tỉ lệ an toàn được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, QTD cũng đang chú trọng đến cho vay trung hạn, vì cho vay trung hạn có lãi suất cao hơn, tạo ra lợi nhuận cao hơn, nhưng do rủi ro cũng cao hơn nên cần phải chú trọng đến công tác thẩm định, các món vay trung hạn phải hiệu quả.
Dư nợ cho vay tăng khá, điều này có những ưu nhược điểm khác nhau. Về ưu điểm, dư nợ cho vay tăng khá là do doanh số cho vay tăng, đồng nghĩa với nó là khách hàng tìm đến với QTD ngày càng nhiều, họ vay nhiều hơn, tạo ra được lợi nhuận cho QTD. Còn về nhược điểm, như ta được biết dư nợ cho vay bao gồm cả nợ quá hạn, nếu dư nợ quá hạn tăng do nợ quá hạn tăng cao thì đây là một rủi ro cho QTD, ảnh hưởng đến khả năng chi trả tiền gửi, lãi vay, nợ gốc ở các tổ chức tín dụng khác, và chi phí hoạt động (Ta sẽ xem xét nợ quá hạn ở phần sau).
4.3.2. Dư nợ cho vay phân theo mục đích sử dụng vốn:
Tiếp theo sẽ phân tích dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn, có bảng số liệu:
Bảng 8:Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn tại QTD MB (từ 2003 – 2005) (ĐVT: Triệu đồng) Khoản mục 2003 2004 2005 Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 Số tiền Tỉ lệ tăng /giảm (%) Số tiền Tỉ lệ tăng giảm (%) Nông nghiệp 34.478 42.962 60.298 8.484 25 17.336 40 Kinh doanh 1.909 3.338 2.548 1.429 75 -790 -24 Khác 300 329 1052 9 3 723 220 Tổng 36.687 46.629 63.898 9.941 27 17.269 37
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng hàng tháng năm 2003, 2004, 2005)
Dư nợ cho vay, với mục đích sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, hay với mục đích khác đều tăng qua các năm, nhưng sự gia tăng này không đều nhau ở các thể loại.
Đối với nông nghiệp - đối tượng cho vay chính tại QTD MB – Dư nợ cho vay tăng mạnh trong năm 2005 (tăng 40%) do doanh số cho vay tăng mạnh, mặt khác do nợ quá hạn cũng tăng cao trong năm này (tăng 1.180%).
Đối với kinh doanh, dư nợ tăng trong 2004 (tăng 75%), nhưng lại giảm trong 2005 (giảm 24%). Có điều này là do trong năm 2004 QTD Mỹ Bình bắt đầu chú trọng đến thể loại cho vay với mục đích sử dụng vốn là kinh doanh, và trong năm này và năm 2005 khách hàng vay kinh doanh có hiệu quả và trả nợ tốt cho QTD Mỹ Bình làm dư nợ cho vay của các món vay với mục đích là kinh doanh giảm.
Còn dư nợ cho vay với mục đích khác đều tăng qua các năm, tăng nhẹ trong năm 2004 (là 3%) và tăng mạnh trong năm 2005 (tăng 220%). Dư nợ cho vay với mục đích khác trong năm 2005 tăng cao là do khách hàng vay vào thời điểm cuối năm nên chưa đến hạn trả nợ làm cho dư nợ tăng cao.
4.4. Nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại một tổ chức tín dụng. Và việc thu hồi nợ là yếu tố nói lên khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng qua việc phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của họ được thực hiện tốt hay không. Nếu khách hàng trả nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của QTD. Vì thế cán bộ tín dụng đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho đơn vị qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho đơn vị.
Trên thực tế nếu người vay không trả được nợ đúng hạn thì có thể gây ra ảnh hưởng khác nhau đối với QTD, giả sử QTD đang trong tình trạng thiếu vốn thì sự chậm trễ trả nợ vay sẽ gây thêm áp lực cho khả năng chi trả. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng QTD phải thực hiện một loạt các biện pháp để thu hẹp các tài sản có khác để cải thiện khả năng chi trả. Ngược lại, khi QTD đang ứ đọng về vốn thì việc chậm trả nợ của khách hàng tạm thời không ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của QTD, tuy nhiên đây vẫn là mối nguy hại phải xử lý ngay.
Dưới đây là tình hình nợ quá hạn của QTD MB qua 3 năm (từ 2003-2005):
Bảng 9:Tình hình nợ quá hạn tại QTD MB từ 2003 – 2005 (ĐVT: Triệu đồng) Khoản mục 2003 2004 2005 Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 Số tiền Tỉ lệ tăng/ giảm (%) Số tiền Tỉ lệ tăng/ giảm (%)
Theo thời hạn cho vay
- Ngắn hạn 175 140 749 -35 -20,00 609 435 - Trung hạn - - - - - - - Theo mục đích sử dụng vốn - Nông nghiệp 118 55 704 -63 -53,39 649 1180 - Kinh doanh 57 85 45 28 49,12 -40 -47 - Khác - - - - - - - Tổng DSTN 175 140 749 -35 -20,00 609 435
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng hàng tháng năm 2003, 2004, 2005)
Trong 3 năm qua, tình hình nợ quá hạn tăng giảm không đều nhau, giảm trong năm 2004 nhưng lại tăng mạnh trong năm 2005 (tăng 435%).
Và đối với cho vay theo thời hạn thì cho vay trung hạn không phát sinh nợ quá hạn, điều này cho thấy khi cho vay trung hạn, QTD Mỹ Bình đã phân tích, kiểm tra, đánh giá khách hàng khá chắc chắn, chỉ cho vay với thể loại này khi thẩm định và nhận thấy rằng nó ít rủi ro, do cho vay với loại này thường chứa đựng rủi ro cao. Và QTD đã làm tốt công tác tín dụng, cũng như thẩm định khi cho vay trung hạn.
Tương tự, khi phân theo mục đích sử dụng vốn thì nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn khác ngoài kinh doanh và nông nghiệp cũng không phát sinh. Vì khi cho vay với các thể loại này đã được thẩm định kỹ về khả năng chi trả của khách hàng, cũng như phân tích kỹ về mức độ rủi ro của món vay. Trong khi đó, thể loại vay với mục đích là kinh doanh và sản xuất nông nghiệp lại tăng giảm không đều nhau, trong năm 2004 nợ quá hạn theo thể loại kinh doanh tăng 49,12% thì thể loại vay với mục đích sản xuất nông nghiệp lại giảm 53,39%, và ngược lại trong năm 2005 thì nợ quá hạn của sản xuất nông nghiệp tăng mạnh (tăng 1.180%) thì kinh doanh lại giảm 47%. Trong năm 2004, nợ quá hạn với mục đích vay vốn là kinh doanh tăng là do khách hàng vay loại này làm
ăn thua lỗ, không thể trả nợ cho QTD Mỹ Bình theo đúng hạn làm tăng nợ quá hạn. Trong khi đó, đến năm 2005 khách hàng vay vốn với mục đích kinh doanh, kinh doanh có hiệu quả trả nợ tốt cho QTD vì thế mà nợ quá hạn với loại này giảm. Ngược lại với mục đích vay vốn là kinh doanh, thì mục đích vay vốn để sản xuất nông nghiệp lại tăng mạnh trong năm này (tăng 1.180%), có sự tăng cao này là do cán bộ tín dụng và khách hàng đã định kì hạn nợ không phù hợp, chỉ tính đến thời hạn thu hoạch mà không tính đến thời hạn bán được lúa, vì thế khi đến kì hạn nợ lúa chưa bán được khách hàng không thể trả nợ đúng hạn định. Bên cạnh đó trong năm này, có chính sách không cho gia hạn nợ như những năm trước nên khách hàng bị bất ngờ vẫn tưởng sẽ được gia hạn như các năm trước, không kịp xoay sở trả nợ đến hạn, vì thế phần vay này sẽ chuyển qua nợ quá hạn, làm nợ quá hạn tăng cao.
Nhìn từ góc độ khác qua biểu đồ cơ cấu tỉ trọng nợ quá hạn tại QTD Mỹ Bình theo mục đích sử dụng vốn:
67% 33%
Nông nghiêp Kinh doanh
Trong năm 2003 và năm 2005 nợ quá hạn với mục đích sử dụng vốn là sản xuất nông nghiệp cao hơn so với mục đích vay vốn là kinh doanh, và trong năm 2005 tỉ trọng trong nông nghiệp chiếm rất lớn đến 94% càng cho thấy, nếu chỉ tập trung vào một mối cho vay thì rủi ro càng cao, như trường hợp trên ta thấy tổng nợ quá hạn trong năm 2005 của vay trong nông nghiệp rất lớn, tuy nhiên nó chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dư
94% 6%
Biểu đồ 6:Biểu đồ thể hiện cơ cấu nợ quá hạn theo mục đích SDV tại QTD MB (từ 2003 – 2005) 39% 61% Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
nợ (chỉ chiếm 1,1% trong tổng dư nợ), vì thế nó chưa ảnh hưởng gì lớn đến hoạt động của QTD Mỹ Bình, nhưng đơn vị cũng cần củng cố lại việc cấp tín dụng theo mục đích vay nông nghiệp, khắc phục những nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn với loại vay này.
4.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của QTD MB qua 3 năm (từ 2003-2005)
Dưới đây là bảng phản ánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại QTD Mỹ Bình:
Bảng 10:Bảng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tại QTD MB giai đoạn 2003- 2005
(ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục 2003 2004 2005 Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%)
Doanh số cho vay 42.135 59.338 84.353 17.203 41 25.015 42 Doanh số thu nợ 27.934 49.396 67.084 21.462 77 17.688 36 Dư nợ bình quân 29.228 41.658 55.263,5 12.430 43 13.605,5 33 Nợ quá hạn 175 140 749 -35 -20 609 435 Tổng dư nợ 36.687 46.629 63.898 9.942 27 17.269 37 Tổng tài sản có 45.865 54.422 69.649 8.557 19 15.227 28
Tỷ lệ thu nơ thu nợ
(DSTN/DSCV) 66,3% 83,2% 79,5% 16,9% 26 -3,7% -4 Vòng quay vốn tín dụng (DSTN/ Dư nợ bình quân) 0,956 1,186 1,214 0,230 24 0,028 2 Tỷ lệ rủi ro tín dụng (Tổng dư nợ/ Tổng tài sản có) 79,98% 85,70% 91,70% 5,7% 7 6% 7 Tỉ lệ nợ quá hạn (Nợ quá hạn/ tổng dư nợ) 0,477% 0,300% 1,172% -0,177% -37 0,872% 290
(Nguồn:Văn kiện Đại hội thành viên năm 2003, 2004, 2005 )
Qua bảng biểu ta có các nhận xét:
Thứ nhất – Tỷ lệ thu nợ năm 2004 tăng 26% so với năm 2003, và năm 2005 lại giảm 4% so với 2004, do trong năm 2005 doanh số cho vay tăng cao và nhanh hơn so với doanh số thu nợ, và một phần là do khách hàng trả trễ hạn. Và hệ số này luôn nhỏ hơn 1 cho thấy doanh số thu nợ luôn thấp hơn doanh số cho vay vì doanh số cho vay tăng qua các năm, điều này đòi hỏi QTD Mỹ Bình phải có chiến lược để chủ động nguồn vốn để đáp ứng được nhu cầu vay mới.
Thứ hai - vòng quay vốn tín dụng, trong những năm qua vòng quay vốn tín dụng tăng qua các năm, cho thấy tốc độ lưu chuyển vốn tín dụng của QTD Mỹ Bình ngày càng nhanh, việc thu hồi nợ của QTD Mỹ Bình ngày càng tốt, điều này giúp cho đơn vị
có thể xoay vòng đồng vốn nhanh, giúp cho các thành viên khác vay làm tăng được doanh số cho vay.
Thứ ba – Tỷ lệ rủi ro tín dụng, chỉ tiêu này đã phản ánh chính sách tín dụng của QTD Mỹ Bình, và chỉ tiêu này cho thấy tại đây tập trung quá nhiều vào cho vay (luôn trên 80% và năm 2005 lên đến 91,7% tổng tài sản có). Đây chính là lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho đơn vị trong những năm qua, và trong những năm tới tại đây tỉ lệ rủi ro tín dụng vẫn ở mức cao do QTD Mỹ Bình đang đề nghị NHNN- An Giang cho phép mở rộng địa bàn hoạt động cho vay. Việc tập trung vào cho vay là điều hiển nhiên của một QTD nhân dân (vì nó là hoạt động chính), tuy nhiên nó cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, vì thế trong thời gian tới đơn vị cần đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư để phân tán rủi ro, hay có thể vẫn tiếp tục tập trung vào cho vay nhưng cần phải tăng cường công tác thẩm định để các món vay có mức độ rủi ro là thấp nhất.
Cuối cùng là tỉ lệ nợ quá hạn. Hiện nay, theo mức độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là dưới 5%, trong đó tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn thấp thì được coi là tín dụng có chất lượng tốt. Nhưng ở đây, những con số này rất thấp dưới 1,2%, cho thấy tỉ lệ nợ quá hạn ở QTD MB là rất tốt. Và đây là chỉ tiêu thể hiện trực tiếp công tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của QTD đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với QTD. Vì thế, công tác thẩm định của cán bộ tín dụng tại đây được đánh giá tốt, khả năng thu hồi vốn của QTD tốt do những thành viên đa phần là những người có uy tín và là khách hàng lâu năm tại đây, mặt khác QTD đã hạn chế cho những khách hàng thường xuyên trả nợ chậm trễ mà không có lí do chính đáng.
Tóm lại, qua việc phân tích tình hình cho vay tại QTD MB trên cho thấy cơ cấu cho vay tại đây đang chiếm ưu thế ở cho vay ngắn hạn tài trợ cho sản xuất nông nghiệp. Bắt đầu từ giữa năm 2004 thì QTD MB bắt đầu cho vay trung hạn tài trợ cho nông nghiệp, kinh doanh và loại vay này bước đầu đã có những hiệu quả nhất định với doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tăng khá mạnh qua các năm, trong khi đó nợ quá