Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay tại quỹ tín dụng mỹ bình giai đoạn 2003-2005 (Trang 30 - 32)

Còn về doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn, nhìn vào bảng và biểu đồ sau:

Bảng 3:Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn tại QTD MB (2003-2005)

(ĐVT: Triệu đồng)

Khoản mục 2003 2004 2005

Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 Số tiền Tỉ lệ tăng /giảm (%) Số tiền Tỉ lệ tăng giảm (%)

Nông nghiệp 36.0 31 50.8 03 74.2 81 14.772 4 1 23.478 46 Kinh doanh 3. 415 6,02 4 7.69 9 2.609 76 1.675 28 Khác 2.68 9 2.51 1 2.373 (178) (7 ) (138) (5) Tổng DSCV 42.1 35 59.3 38 84.353 17.203 4 1 25.025 ( 2)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng hàng tháng năm 2003, 2004, 2005)

Sự gia tăng doanh số cho vay theo từng thể loại trong DSCV theo mục đích sử dụng vốn không đều nhau. DSCV theo nông nghiệp và kinh doanh tăng qua các năm, với nông nghiệp thì DSCV năm sau tăng cao hơn năm trước (46% năm 2005 so với 41% năm 2004), còn đối với kinh doanh thì DSCV tăng mạnh trong năm 2004 (76%), đến 2005 chỉ tăng 28%. Riêng với mục đích khác lại giảm dần qua các năm, năm 2004 giảm 7% và 2004 giảm 5%. Do trong những năm qua, đối tượng khách hàng chủ yếu của QTD Mỹ Bình là cho vay nông nghiệp, việc đề nghị NHNN-AG cấp thêm địa bàn mới thường tập trung vào những địa bàn có cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chính, từ đó doanh số cho vay theo mục đích sản xuất nông nghiệp cũng tăng cao qua các năm.

Bên cạnh đó QTD Mỹ Bình cũng đang chú ý tới đối tượng khách hàng có mục đích vay vốn là kinh doanh, tuy nhiên với thể loại vay này chỉ mới có những kinh doanh nhỏ lẻ vay, số tiền vay thường là không lớn, và việc tìm kiếm thêm đối tượng vay vốn với mục đích kinh doanh cũng gặp phải sự cạnh tranh từ các NHTM khác trong Tỉnh, qua đó cho thấy sự gia tăng doanh số theo mục đích vay này tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng lại giảm trong năm 2005. Còn với mục đích vay khác thì QTD chưa chú ý đến nhiều. Từ sự tăng giảm DSCV theo từng thể loại vay khác nhau, tăng mạnh theo nông nghiệp, tăng chậm theo kinh doanh và giảm dần theo mục đích khác làm cho trong cơ cấu cho vay theo mục đích sử dụng vốn cũng thay đổi qua các năm. Để thấy rõ hơn sự thay đổi này, ta có biểu đồ thể hiện cơ cấu DSCV theo mục đích sử dụng vốn:

DSCV của khách hàng có mục đích sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn qua các năm, luôn trên 86%, còn DSCV với mục đích khác lại giảm dần qua các năm, cụ thể 2003 chiếm 6%, nhưng đến năm 2004 chỉ còn 4% và 2005 chỉ còn 3% (giảm cả về DSCV lẫn tỉ lệ trong cơ cấu DSCV), riêng đối với DSCV theo mục đích kinh doanh thì lại tăng trong 2004 chiếm 10% so với năm 2003 chỉ chiếm là 8%, nhưng đến năm 2005 chỉ còn 9%. Đó là do trong 2005, QTD mở rộng địa bàn hoạt động sang các xã mà nông nghiệp là ngành sản xuất chính, do đó có nhiều khách hàng vay với mục đích sản xuất nông nghiệp, làm cho cơ cấu về nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao hơn.

Bên cạnh đó, mặc dù đã chú ý đến đối tượng vay với mục đích kinh doanh, nhưng trong 3 năm qua doanh số cho vay đối với khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Điều này cũng là tất yếu bởi vì những khách hàng vay với mục đích sản xuất nông nghiệp là những khách hàng truyền thống và đã giúp cho hoạt động kinh doanh của QTD Mỹ Bình có hiệu quả trong nhiều năm nay, nó chính là đối tượng khách hàng chủ yếu của QTD Mỹ Bình.

Chính điều này làm tăng rủi ro tín dụng cho đơn vị, việc cho vay tập trung vào nông nghiệp (chiếm trên 86% trong cơ cấu), một ngành mà còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên, giá cả bấp bênh (mặc dù trong những năm qua đã có những thành công nhất định), nhưng một khi mà thời tiết bất thuận lợi như sâu bệnh, khô hạn, lũ lụt …, sẽ

86% 10% 4% 88% 9% 3% 86% 8% 6% Nông nghiệp Kinh doanh Khác Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Biểu đồ 4:Thể hiện cơ cấu của DSCV theo mục đích sử dụng vốn (từ 2003-2005)

ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cũng như giá cả của nông sản, người nông dân sẽ gặp khó khăn trong việc sản xuất, từ đó có thể làm mất khả năng hoàn vốn và hoàn lãi, làm cho nợ quá hạn hoặc nợ khó đòi tăng và làm ảnh hưởng luôn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng Mỹ Bình. Do đó trong những năm tới, QTD MB cần nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích thị trường và đưa ra những hướng đi cụ thể nhằm giảm bớt phụ thuộc quá nhiều vào mối cho vay là nông nghiệp.

Từ phân tích cho thấy, mức tăng trưởng DSCV trong 3 năm qua khá tốt. Tuy nhiên mức tăng trưởng này chưa bền vững do tập trung nhiều vào một loại hình cho vay, đó là nông nghiệp, cho vay với thành phần kinh tế là cá thể. Như chúng ta đã biết rủi ro trong tín dụng là rất nguy hiểm vì nó có thể làm mất khả năng chi trả của một tổ chức tín dụng nhân dân đối với nguồn vốn tiền gửi, hay tiền vay tại các tổ chức tín dụng khác, vì thế việc tập trung vào một loại vay là nguy hiểm, một khi loại hình này khó khăn nó cũng sẽ làm cho QTD gặp khó khăn, do đó trong thời gian tới QTD MB cần nghiên cứu phát triển thêm các đối tượng khách hàng vay mới.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay tại quỹ tín dụng mỹ bình giai đoạn 2003-2005 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)