CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.3 Mối quan hệ giữa điều chỉnh thu nhập và thuế TNDN
Mối quan hệ giữa điều chỉnh thu nhập và thuế TNDN được thể hiện thơng qua ba khía cạnh:
- Thứ nhất: Thuế TNDN hỗn lại, chi phí thuế TNDN hỗn lại được sử dụng
như là một cách thức để thực hiện việc điều chỉnh thu nhập nhằm giữ cho thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính khơng biến động so với cùng kỳ, so với kế hoạch (Dan S. Dhaliwal, Cristi A. Gleason and Lillian F. Mills, 2004; Kevin Holland and Richard H.G. Jackson, 2003; John D. Phillips, Morton Pincus and Sonja O. Rego, 2003).
- Thứ hai: Thuế TNDN hoãn lại, chi phí thuế TNDN hỗn lại là tín hiệu cho
biết doanh nghiệp sử dụng điều chỉnh thu nhập theo hướng điều chỉnh thu nhập nhằm tránh sự suy giảm trong thu nhập hoặc các khoản lỗ nhỏ phát
sinh từ hoạt động kinh doanh (John D. Phillips, Morton Pincus, Sonja O. Rego and Huishan Wan, 2004; Jeri K. Seidman, 2010).
- Thứ ba: Trong các giai đoạn ưu đãi thuế, hoặc chuẩn bị chuyển qua các
giai đoạn ưu đãi thuế khác nhau hoặc sắp áp dụng mức thuế suất thuế TNDN khác nhau thì doanh nghiệp có xu hướng sử dụng điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp (Ajay Adhikari, Chek Derashid and Hao Zhang, 2005; Bing-Xuan Lin, Rui Lu and Ting Zhang, 2012).
Như vậy, mối quan hệ giữa điều chỉnh thu nhập và thuế TNDN thông qua các nội dung của thuế TNDN (chi phí thuế, thuế TNDN hỗn lại, mức thuế suất, ưu đãi thuế) đã được xác định. Dựa trên cơ sở này chúng tôi sẽ thiết kế khảo sát trong Chương 3 để nhận biết các cơng ty niêm yết có sử dụng điều chỉnh thu nhập hay khơng thơng qua các tín hiệu liên quan đến nội dung thuế TNDN đã xác định. Trên cơ sở đó sẽ xem xét với các khoản truy thu thuế TNDN của các doanh nghiệp này trong các năm tương ứng để kết luận về khả năng các cơng ty có sử dụng điều chỉnh thu nhập làm giảm thuế TNDN phải nộp.
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng điều chỉnh thu nhập nhằm mục tiêu giảm thuế TNDN phải nộp