VIỆT NAM:
1. Thực trạng sử dụng vốn của các ngành:
Những doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua vay nợ trong cấu trúc vốn của mình để tận dụng lợi ích từ tấm chắn thuế. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn được huy động còn chưa hợp lý, chưa khai thác được hết lợi ích từ tấm chắn thuế, thiếu nghiên cứu những dự án đầu tư và phát triển chiều sâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh để mở rộng quy mô, nguồn lợi nhuận được tạo ra chưa đầu tư đúng chỗ như đầu tư vào những lĩnh vực mới mẻ mà doanh nghiệp không có kinh nghiệm: lĩnh vực tài chính, bất động sản… Việc hoạch định cấu trúc vốn của các nhà quản trị còn theo cảm tính, thiếu sự nghiên cứu hoạch định cấu trúc vốn trong mối quan hệ với chính sách thuế, thiếu sự nghiên cứu và ứng dụng lý luận tài chính doanh nghiệp hiện đại trong hoạch định cấu trúc vốn.
Theo số liệu thống kê trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM ta có tình hình sử dụng nợ của các ngành như sau:
Tỷ lệ nợ bình quân trên tổng nguồn vốn
Ngành 2005 2006 2007
Điện 62% 61% 53%
Xây dựng 61% 51% 32%
Thương mại dịch vụ 59% 49% 44%
Chế biền nông lâm thủy sản 67% 44% 41%
Sản xuất khác 52% 42% 33%
Trong đó:
Tỷ lệ nợ ngắn hạn bình quân trên tổng nguồn vốn:
Ngành 2005 2006 2007
Điện 9% 7% 8%
Xây dựng 38% 34% 33%
Thương mại dịch vụ 46% 42% 35%
Chế biền nông lâm thủy sản 55% 37% 37%
Sản xuất khác 44% 42% 33%
Tỷ lệ nợ dài hạn bình quân trên tổng nguồn vốn:
Ngành 2005 2006 2007
Điện 54% 54% 45%
Xây dựng 23% 17% 12%
Thương mại dịch vụ 11% 7% 9%
Chế biền nông lâm thủy sản 12% 7% 4%
Sản xuất khác 8% 9% 9%
* Nhận xét:
Những số liệu trên cung cấp cho ta những thông tin:
- Tình hình sử dụng nợ của tất cả các ngành đang giảm qua các năm trong đó tỷ trọng sử dụng nợ dài hạn giảm mạnh.
- Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn < tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn các ngành nghề đang gia tăng sử dụng nợ ngắn hạn, giảm nợ dài hạn.
- Việc sử dụng nợ vay trong cấu trúc của các ngành nghề là khá lớn trong đó:
+ Ngành điện sử dụng nợ dài hạn khá lớn phù hợp với đặc điểm ngành cần vốn đầu tư lớn nhưng tỷ lệ nợ dài hạn trong cấu trúc vốn ngày càng giảm thay vào đó sử dụng nợ ngắn hạn ngày càng tăng cho thấy các doanh nghiệp chưa hoạch định được cấu trúc vốn tối ưu, chưa tận dụng được hết lợi thế từ kinh doanh sản phẩm không có cạnh tranh và có nhu cầu sử dụng lớn.
+ Ngành xây dựng có xu hướng sử dụng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm cho thấy việc hoạch định ngân sách chưa hợp lý.
+ Ngành thương mại dịch vụ có nhu cầu sử dụng nợ ngắn hạn giảm dần chưa phù hợp với nguyên tắc sử dụng nợ ngắn hạn thường xuyên cho hoạt động mua bán hàng hóa.
+ Ngành chế biến nông lâm thủy sản và sản xuất khác cũng sử dụng nợ ngắn hạn giảm dần.
2. Nguyên nhân của sự hạn chế trong huy động vốn của các doanh nghiệp:
Theo một số kết quả nghiên cứu trên 45 công ty phi tài chính của sàn giao dịch chứng khoán cho thấy tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản, tính thanh khoản,quy mô tốc độ tăng trưởng, đặc điểm riêng có của sản phẩm, tỷ lệ vốn góp của nhà nước tại các công ty cổ phần hình thành từ chủ trương cổ phần hóa đã có tác động rất lớn đến việc sử dụng nợ dài hạn, cụ thể:
- Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản gia tăng với tốc độ thấp gắn liền với vai trò là vật thế chấp trong khoản vay dài hạn dẫn đến tính thanh khoản không cao. Mặt khác, trình độ công nghệ máy móc thiết bị của các CTCP từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước quá lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ dẫn đến khả năng cạnh tranh kém.
- Quy mô, tốc độ tăng trưởng thấp.
- Thiếu những dự án đầu tư mang tính chiến lược. - Trình độ quản lý doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu.
- Không tận dụng được hết lợi ích từ sử dụng nợ đặc biệt là nợ dài hạn. Theo nghiên cứu cho thấy nguồn lợi nhuận được tạo ra là khá lớn đủ bù đắp được lãi vay, phần lợi nhuận còn lại thay vì đem đi đầu tư vào các dự án đầu tư để mở rộng quy mô thì lại đem đi đầu tư vào các lĩnh vực mới mẻ ma doanh nghiệp không có kinh nghiệm như lĩnh vực tài chính, bất động sản hay góp vốn vào những quỹ đầu tư…
- Thị trường vốn chưa phát triển mạnh, phát triển không đồng bộ đặc biệt thị trường trái phiếu chưa thực sự hình thành cho thấy khó khăn của doanh nghiệp trong việc huy động và tiếp cận nguồn vốn trung dài hạn.
3. Sự khác biệt trong quyết định cấu trúc vốn của Việt Nam:
Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của từng quốc gia mà các doanh nghiệp lựa chọn cho mình một cấu trúc vốn khác nhau, cụ thể ở các nước đang phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Canada… theo đuổi nền kinh tế thị trường, quyền sở hữu của nhà nước tách biệt với quyền sở hữu của các doanh nghiệp nên các doanh nghiệp có thể trực tiếp hưởng lợi từ tấm chắn thuế thông qua vay nợ. Nhưng đối với các nước theo đuổi nền kinh tế nhà nước hoàn toàn như Việt Nam trước đây thì nhà nước vừa là chủ các công ty, các ngân hàng và đồng thời cũng là người hưởng lợi từ thuế nên thuế sẽ không tác động đến cơ cấu vốn của công ty. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam đang dần thay đổi để hội nhập với nền kinh tế thế giới với hai đặc điểm nổi bật:
+ Việt Nam là nước đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
+ Hầu hết các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần được cổ phần hóa. Tuy nhiên, vẫn là tiền thân của công ty nhà nước nên nhà nước vẫn có cổ phần tại các công ty này.
Chính vì thế, các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn ở nước ta cũng khác so với các nước phát triển và đang phát triển khác. Theo nghiên cứu trên 45 công ty phi tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán TPHCM có giá trị thị trường lớn nhất tính đến thời điểm tháng 7/2007 (loại trừ hai quỹ đầu tư và NHTM Sài Gòn thương tín) ta thấy thị trường Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:
a) Tỷ lệ vốn của nhà nước: Môt số quan điểm cho rằng tỷ lệ vốn của nhà nước trong công ty có quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính vì lý do sau: Thứ nhất, do mối quan hệ trước khi công ty được cổ phần hoá nên các chủ nợ thường sẵn sàng cho các công ty có vốn nhà nước vay. Thứ hai, ban quản lý của các công ty có tỷ lệ vốn nhà nước cao thường có nhiều khả năng đưa ra các quyết định chệch hướng khỏi mục tiêu tối đa hoá giá trị công ty như sử dụng các nguồn lực của công ty có lợi cho họ. Do vậy, tỷ lệ nợ cao tại các công ty này như là một công cụ để theo dõi ban quản lý.
b) Thuế: Được đo lường bằng khoản thuế công ty phải nộp trên thu nhập trước thuế
và lãi vay (EBIT) của công ty, tức là mức thuế thực sự mà công ty phải nộp. Các công ty có mức thuế thực nộp cao sẽ sử dụng nhiều nợ vay để tận dụng tấm chắn thuế, do vậy thuế có quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính.
c) Quy mô của công ty : Theo Lý thuyết đánh đổi thì quy mô của công ty có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nợ vay, bởi vì các công ty lơn thường có rủi ro phá sản thấp và có chi phí phá sản thấp. Ngoài ra, các công ty lớn có chi phí kiểm soát thấp, ít chênh lệch thông tin hơn so với các công ty nhỏ hơn, dòng tiền ít biến động, dễ dang tiếp cận thị trường tín dụng, và sử dụng nhiều nợ vay hơn để có lợi nhiều hơn từ tấm chắn thuế.
d) Các cơ hội tăng trưởng: Các công ty có triển vọng tăng trưởng trong tương lai thường dựa vào tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Theo thuyết chi phí vấn đề người đại
diện nếu một công ty có đòn bẩy tài chính cao thì các cổ đông của công ty có khuynh hướng không đầu tư nhiều vào các dự án của công ty bởi vì lợi nhuận từ các khoản đầu tư này sẽ có lợi cho các chủ nợ hơn là cho các cổ đông. Những chi phí như vậy rất đáng kể, và nếu như vậy các công ty tăng trưởng cao với nhiều dự án sinh lời thường dựa vào vốn chủ sở hữu nhiều hơn nợ vay. Do vậy, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với cơ hội tăng trưởng.
e) Đòn bẩy tài chính: Được đo lường bằng giá trị sổ sách của tổng nợ/tổng tài sản; nợ vay ngắn hạn/tổng tài sản; nợ dài hạn/tổng tài sản.
f) Lợi nhuận: Được đo lường bằng lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì các nhà quản lý thích tài trợ cho các dự án bằng nguồn vốn từ nội bộ hơn sau đó mới đến nguồn vốn từ bên ngoài. Ngoài ra, các công ty có lời không thích huy động thêm vốn chủ sở hữu nhằm tránh việc pha loãng quyền sở hữu. Điều này có nghĩa là các công ty có lời sẽ có tỷ lệ nợ vay thấp.
g) Tài sản cố định hữu hình: Được đo lường bằng tổng tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản. Theo các lý thuyết, tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính, bởi vì các chủ nợ thường đòi hỏi phải có thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay. Hơn nữa, giá trị thanh lý của công ty cũng tăng lên khi có tài sản cố định hữu hình và làm giảm thiệt hại trong trường hợp công ty phá sản.
h) Tính thanh khoản: Được đo lường bằng tỷ lệ tài sản lưu động/tổng nợ ngắn hạn.
Tính thanh khoản này có tác động (+) và (-) đến quyết định cơ cấu vốn. Thứ nhất, các công ty có tỷ lệ thanh khoản cao có thể sử dụng nhiều nợ vay do công ty có thể trả các khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn. Như vậy có nghĩa là tính thanh khoản của công ty có quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ vay. Mặt khác, các công ty có nhiều tài sản thanh khoản có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư của mình. Do vậy, tính thanh khoản của công ty có quan hệ tỷ lệ nghịch (-) với đòn bẩy tài chính.
II. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FPT:
Tổng tài sản: 6.124.834.156.874 VNĐ.
Tình hình số lượng cổ phần và giá trị vốn cổ phần:
Đơn vị tính: VNĐ. Chỉ tiêu Số lượng cổ phiếu Trị giá cổ phiếu
Vốn cổ phần được duyệt 141.162.074 1.411.620.740.000
Vốn cổ phần đã phát hành 141.162.074 1.411.620.740.000 Cổ phiếu phổ thông 139.787.819 1.397.878.190.000 Cổ phiếu bị hạn chế quyền chuyển
giao quyền sở hữu 1.374.255 13.742.550.000
Cổ phiếu quỹ (183.150) (1.831.500.000)
Cổ phiếu bị hạn chế quyền
chuyển giao quyền sở hữu (183.150) (1.831.500.000)
Cổ phiếu đang lưu hành 140.978.924 1.409.789.240.000 Cổ phiếu phổ thông 139.787.819 1.397.878.190.000 Cổ phiếu bị hạn chế quyền
chuyển giao quyền sở hữu 1.191.105 11.911.050.000
− Toàn bộ cổ phiếu có mệnh giá là 10.000đ.
− Số cổ phiếu phổ thông bình quân gia quyền đang lưu hành tại thời điểm cuối năm: 140.328.357 cp.
Tình hình doanh thu của công ty cổ phần FPT:
− Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT): 1.320.573.197.000 VNĐ.
− Lợi nhuận trước thuế: 1.240.085.369.808 VNĐ.
− Lợi nhuận sau thuế: 1.051.047.017.452 VNĐ. Cấu trúc tài chính của công ty cổ phần FPT: .
Chỉ tiêu Năm 2008 Tỷ trọng (%)
Nợ ngắn hạn 1.236.811.819.207 35.73
Nợ dài hạn 3.041.970.723 0.09
Vốn cổ phần thường 1.411.620.740.000 40.78
Lợi nhuận giữ lại 798.009.159.145 23.5
Vốn cổ phần ưu đãi 11.911.050.000 0.34
Cấu trúc vốn của công ty cổ phần FPT:
Đơn vị tính: VNĐ.
Chỉ tiêu Năm 2008 Tỷ trọng (%)
Nợ dài hạn 3.041.970.723 0.14
Vốn cổ phần thường 1.411.620.740.000 63.36
Lợi nhuận giữ lại 798.009.159.145 35.87
Vốn cổ phần ưu đãi 11.911.050.000 0.54
Tổng cộng 2224582919868 100
Công ty cổ phần FPT là một tập đoàn lớn bao gồm rất nhiều công ty con và công ty liên kết hoạt động trên nhiều lĩnh vực nên mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng là rất khác nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp này để đơn giản hóa chúng ta áp dụng theo mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chung cho các doanh nghiệp trước tháng 1 năm 2009 là 28% và kể từ đầu năm 2009 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giảm xuống còn 25%.
Thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam áp dụng như sau:
Thu nhập chịu thuế Thuế suất
Thu nhập từ đầu tư vốn 5%
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán (tính
trên chênh lệch giữa giá mua và giá bán) 20% Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán (tính
trên giá bán chứng khoán) 0.1%
− Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đánh trên lãi từ chứng khoán nợ: Tp=5%.
− Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đánh cổ tức: TpE1= 5%.
− Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đánh trên lãi vốn: TpE2= 20% (hoặc 0,1%).
2.Phân tích tác động của thuế đến cấu trúc vốn của công ty cổ phần FPT:
( Các số liệu ở bảng 1,2,3- PHỤ LỤC)
Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp đến cấu trúc vốn:
Chi phí lãi vay: 80.487.827.505 VNĐ (bao gồm cả chi phí trả lãi vay ngắn hạn và dài hạn). Ta tính được lãi suất đi vay trung bình của doanh nghiệp là 6,5%.
Theo số liệu của doanh nghiệp thì lãi suất đi vay của doanh nghiệp dao động trong khoảng từ 5,7% - 8,4%. Vì lãi suất huy động vốn dài hạn thường cao hơn lãi suất huy động vốn vay ngắn hạn, nên ta lấy lãi suất huy động vốn vay dài hạn là 8%/năm.
Đơn vị tính: VNĐ.
Chỉ tiêu Không vay nợ Vay nợ
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
1.320.573.197.000 1.320.573.197.000 Lãi trả cho trái chủ (8%) 0 3.041.970.723 x 8% =
243.356.800 Lợi nhuận trước thuế 1.320.573.197.000 1.320.329.839.000 Thuế thu nhập doanh
nghiệp (Tc=25%)
330.143.299.300 330.082.459.800 Lợi nhuận ròng cho cổ
đông
990.429.897.700 990.247.379.200 Tổng lợi nhuận cho trái chủ
và cổ đông 0 + 990.429.897.700 = 990.429.897.700 243.357.658 + 990.247.379.200 = 990.490.736.900 Tấm chắn thuế (Tc x lãi) 0 60.839.200
Vậy lợi ích tấm chắn thuế mà công ty nhận được từ việc vay nợ là : 60.839.200 VNĐ. Đối với một công ty có quy mô vốn lớn như FPT mà lợi ích nhận được từ tấm chắn thuế chỉ như trên là rất thấp. Điều này có thể lý giải: do đặc điểm kinh doanh của công ty ngoài lĩnh vực thương mại dịch vụ công ty còn tổ chức hoạt động sản xuất phần mềm, vì thế công ty sử dụng phần lớn vốn cổ phần để phòng ngừa rủi ro tài chính. Bên cạnh đó, công ty còn có một nguồn lợi nhuận giữ lợi rất lớn chiếm 35.87% trong cấu trúc vốn của công ty đủ để tài trợ cho các dự án đầu tư. Vì thế việc huy động nợ dài hạn chiếm một tỷ lệ rất thấp trong cấu trúc vốn. Mặc dù không tận dụng hết tác dụng của tấm chắn thuế nhưng bù lại công ty tránh được những khoản chi phí kiệt quệ tài chính do việc sử dụng nợ quá mức.
Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đến cấu trúc vốn:
Trường hợp này, công ty chi trả cổ tức, giả sử lợi nhuận trên vốn cổ phần là cổ tức bằng 30%, lãi vốn là 70% thì thuế suất trên lợi nhuận vốn cổ phần là: TpE= 0.05 x 0,3 + 0,15 x 0,7 = 0,12, (hiện giá thuế suất thuế thu nhập cá nhân của lãi vốn chưa