Một số giải pháp về chính sách thuế thu nhập và định hướng

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của thuế đối với cấu trúc vốn DN (Trang 37 - 45)

III. Giải pháp về chính sách thuế thu nhập nhằm định hướng

2. Một số giải pháp về chính sách thuế thu nhập và định hướng

trúc vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam

a) Về chính sách thuế TNCN

Với số vốn của các DN nhỏ và vừa của Việt Nam (DN có số vốn dưới 10 tỷ đồng), chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số các DN đang hoạt động trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới. Việc xây dựng một thuế suất chung như hiện nay là một nội dung cần sửa đổi trên cơ sở hai lý do cơ bản sau:

- Chính sách thuế không phải nhằm đến mục tiêu thu được số thuế cao mà phải tạo nhằm đến các đối tượng nộp thuế theo khả năng của người nộp thuế, tạo sự công bằng trong nghĩa vụ thuế. Nghĩa là đối tượng có thu nhập chịu thuế cao sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn. Tư cơ sở này, chính phủ cần nghiên cứu xây dựng biểu thuế suất thuế TNDN lũy tiến trên hai tiêu chí:

- Phân nhóm các DN theo số vốn bình quân.

- Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân trong các nhóm.

Từ đó xác định khung thu nhập và các mức thuế suất từ thấp đến cao tương ứng.

b) Về chính sách thuế TNCN:

- Việc áp dụng hai phương pháp tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn như Luật thuế TNCN là không phù hợp. Điều quan trọng đối với thuế TNCN là nghĩa vụ thuế phải được xác định trên thu nhập mà người nộp thuế có được. Việc áp dụng một mức thuế suất tỷ lệ thấp (không phải quyết toán) và một thuế suất tương đối cao (theo phương pháp quyết toán) không định hướng đến một hệ thống thuế tiên tiến và hiện đại. Trong khi việc xác định thu nhập chịu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn hoàn toàn trong khả năng kiểm soát của cơ quan thuế thông qua các sở giao dịch chứng khoán và công ty chứng khoán. Do đó cần quy định duy nhất một phương pháp tính thuế trên thu nhập chịu thuế thực tế đạt được trong năm.

- Về thuế suất thuế TNCN: Từ phân tích trên, cho thấy thuế suất thấp đối với cổ tức bằng tiền mặt và thuế suất cao trên lãi vốn, hoàn toàn không phù hợp với xu thế chung của thế giới, đặc biệt là không định hướng cho DN và nhà đầu tư quan tâm về một cấu trúc vốn tối ưu để gia tăng giá trị DN và lợi ích của cổ đông. Một nội dung không kém phần quan trọng là thông qua thuế suất thuế TNCN đối với lãi trái phiếu DN phải là một trong những nhân tố kích thích phát triển thị trường trái phiếu của Việt Nam. Trên góc độ những cơ sở này, điều quan trọng cần nghiên cứu biểu thuế suất thuế TNCN lũy tiến đối với thu nhập từ cổ tức và chuyển nhượng chứng khoán, vì đây thực chất là một hoạt động kinh doanh. Việc nghiên cứu biểu thuế suất thuế TNCN lũy tiến cũng là một nội dung cần có một công trình nghiên cứu khoa học cụ thể, về cơ bản có thể điều chỉnh như sau:

+ Thuế suất thuế TNCN đối với lãi vốn: áp dụng một thuế suất thấp ở mức cố định (có thể vẫn là 5%) trong giai đoạn hiện nay và thời gian 5 năm tới.

+ Thu nhập từ lãi trái phiếu DN: tạm thời không thuộc đối tượng chịu thuế TNCN. Tuỳ theo sự phát triển của thị trường trái phiếu trong tương lai mà Nhà nước có sự điều chỉnh thích hợp.

+ Xây dựng biểu thuế suất luỹ tiến đối với cổ tức nhận bằng tiền mặt. Cân nhắc mức khởi điểm chịu thuế và khung thu nhập chịu thuế, không nên xây dựng cố định mà có thể giao cho Chính phủ xem xét, quyết định hàng năm trên cơ sở tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chỉ số lạm phát…

- Về phương pháp tính thuế đối với cổ tức chi trả bằng cổ phiếu là một vấn đề cần được sự xem xét. Với quy định này của Luật thuế TNCN chưa thật sự khuyến khích các DN sử dụng nguồn thu nhập giữ lại để đầu tư. Cụ thể, tính thuế trên cổ tức được chia bằng cổ phiếu khi mà khoản thu nhập này cổ đông chưa thật sự nắm giữ trên tay, không thể hiện định hướng khuyến khích các DN sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Trên nguyên tắc giá trị thì giá trị cổ tức nhận được bằng cổ phiếu chính là mệnh giá của cổ phiếu, nếu cổ đông thực hiện chuyển nhượng trên thị trường thì lúc này sẽ phát sinh khoản thuế TNCN phải nộp trên chênh lệch giá.

* Thuế TNCN là một sắc thuế tiên tiến và quan trọng hàng đầu trong nguồn thu ngân sách của các quốc gia tiến tiến trên thế giới, vì vậy Chính phủ cần nghiên cứu xây dựng biểu thuế, phương pháp tính thuế một cách khoa học, để có thể đưa chính sách thuế TNCN trở thành một công cụ điều tiết vĩ mô trong phát triển kinh tế, định hướng cho hoạch định CTV của DN.

c) Xây dựng mô hình quản lý thuế và hoàn thiện cơ chế quản lý thuế

Cơ quan thuế phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế đến năm 2010. Cụ thể:

- Triển khai đồng bộ và có hiệu quả công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế từ cấp cục thuế đến chi cục thuế quận huyện.

- Vận hành đúng cơ chế tự tính- tự khai- tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

- Thực hiện cơ chế “một cửa” với nội dung công khai, minh bạch và đơn giản hoá các thủ tục hành chính thuế tại cơ quan thuế, giảm thiểu chi phí giao dịch cho người nộp thuế.

- Có chính sách phát triển hệ thống đại lý thuế.

- Xây dựng trung tâm xử lý dữ liệu về thuế ở các khu vực và quốc gia, nhằm kiểm soát chặt chẽ toàn bộ các dữ liệu phát sinh về người nộp thuế.

* Kết luận: Khi DN hoạch định một cấu trúc vốn tối ưu cần phải nghiên cứu khai thác ích lợi từ chính sách thuế, tức là phải có một quá trình nghiên cứu tìm hiểu cặn kẽ về chính sách thuế thu nhập. Nguợc lại, chính sách thuế thu nhập được ban hành không phải nhằm đến mục đích thu được số thu cao nhất cho nhà nước bằng mọi giá, mà chính sách thuế thu nhập phải hướng cho DN những định hướng đúng đắn trong hoạch định cấu trúc vốn và tạo điều kiện để tăng tích luỹ, tái đầu tư và mở rộng quy mô DN, đem lại lợi ích hài hòa cho cả hai, điều quan trọng hơn là chính sách thuế phải trở thành một công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của nhà nước để thu hút và khuyến khích đầu tư đối với mọi thành phần kinh tế.

Hành trình đi tìm cấu trúc vốn tối ưu

Cấu trúc vốn tối ưu được hiểu như một tỷ lệ lý tưởng giữa nợ dài hạn và tổng vốn dài hạn mà tại đó doanh nghiệp có thể tối đa hóa được giá trị thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) với mức chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Đây là vấn đề rất khó xác định, sự kết hợp giữa nợ và vốn cổ phẩn thay đổi tùy theo các yếu tố tác động. Cơ bản nhất chúng cũng phụ thuộc vào hai yếu tố dưới đây:

Thứ nhất, cấu trúc vốn tối ưu khác nhau với từng ngành. Chính đặc điểm ngành mà doanh nghiệp hoạt động sẽ góp phần quyết định cấu trúc vốn cho doanh nghiệp. Bởi vì có một số ngành đòi hỏi sử dụng tài sản cố định hữu hình nhiều hơn các ngành khác thí dụ như : ngành viễn thông, điện tử…. Nói chung thì, những ngành nào có nhu cầu đầu tư vào các tài sản cố định ( như máy móc thiết bị, nhà xưởng, đất đai) nhiều hơn thì khả năng có thể sử dụng nợ sẽ nhiều hơn. Đơn giản là một kênh tài trợ lớn cho doanh nghiệp là từ các ngân hàng thì họ lại thích cho vay dựa trên tài sản có đảm bảo là tài sản cố định hữu hình hơn là các tài sản vô hình.

Thứ hai, cấu trúc vốn thay đổi tùy theo chu kỳ tăng trưởng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi sự hoặc tăng trưởng thì cấu trúc vốn tối ưu là sử dụng nhiều vốn cổ phần bởi giai đoạn này, các cổ đông sẽ không cần cổ tức mà họ trông đợi vào thặng dư vốn trong tương lai. Một công ty tăng trưởng mạnh không cần phải đưa tiền mặt (dưới dạng cổ tức) cho các cổ đông trong khi các chủ nợ thì đòi hỏi sự thanh toán lãi vay (tiền mặt hoặc chuyển khoản) đều đặn hằng năm. Còn với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn” sung mãn”, dư thừa tiền mặt thì nên thực hiện cấu trúc vốn có vay nợ như một chiến lược tài chính để lợi dụng lợi ích từ đòn bẩy tài chính, tiền mặt dư thừa có thể dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông tăng lên, hoặc dùng tiền mặt đó để mua lại cổ phần của chính mình.

Lời kết

Quyết định cấu trúc vốn là một trong những quyết định quan trọng mà các giám đốc tài chính phải quan tâm. Vì hầu như và chắc chắn rằng các thay đổi trong cấu trúc vốn sẽ đưa đến các thay đổi trong giá trị thị trường của doanh nghiệp. Qua những nghiên cứu ở phần lý thuyết chúng ta đã nhận thấy rõ lợi ích của tấm chắn thuế từ nợ đưa đến giá trị doanh nghiệp gia tăng, ít nhất là đến điểm mà chi phí đại lý và chi phí phá sản gia tăng làm bù trừ lợi thế về thuế của nợ. Tuy nhiên trên thưc tế khó có thể tìm thấy một cấu trúc vốn tối ưu chung cho tất cả các doanh nghiệp. Đặc điểm ngành, chu kỳ tăng trưởng của doanh nghiệp là những yếu tố có tác động rất mạnh đến nhà quản trị trong việc quyết định một cấu trúc vốn như thế nào là tối ưu trong từng giai đoạn với đặc điểm ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Một yếu tố nữa có lẽ cũng ảnh hưởng không kém đến sự lựa chọn cấu trúc vốn cho doanh nghiệp đó là ý chí chủ quan của nhà quản lý. Nếu tất cả mọi phân tích của bạn đều tốt, bạn xác định được một cấu trúc vốn mang lại giá trị tối ưu cho doanh nghiệp, nhưng người có quyền quyết định lại không thích vay nợ thì bạn cũng đành chịu. Vì thế, hành trình đi tìm cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp của mình vẫn còn là một hành trình đầy gian nan và thú vị./

PHỤ LỤC

Bảng 1 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2008

Đơn vị tính: VNĐ.

Chỉ tiêu số

Thuyế

t minh Năm 2008 Năm 2007

Tổng DT 01 22 16.429.737.389.964 13.518.396.514.258 Các khoản giảm trừ DT 02 22 (47.897.605.482) (19.505.744.417) DT thuần 10 16.381.839.784.482 13.498.890.769.841 Giá vốn hàng bán 11 23 (13.403.403.743.013) (11.537.442.806.276) Lợi nhuận gộp 20 2.978.436.041.469 1.961.447.963.565 DT hoạt động TC 21 24 197.472.172.458 48.935.986.199 Chi phí hoạt động TC 22 25 (495.236.445.170) (72.344.115.885) Chi phí bán hàng 24 (526.659.179.440) (384.773.203.149) Chi phí quản lý doanh

nghiệp 25 (936.266.210.770) (600.167.811.674)

Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 30 1.190.746.378.547 953.098.819.056 Kết quả của hoạt động

khác 40

Thu nhập khác 31 26 191.150.989.872 100.711.660.272 Chi phí khác 32 27 (101.852.923.260) (28.868.285.483) Lỗ (lãi) từ đầu tư vào

công ty liên kết 45 (39.959.075.351) 4.043.113.890 Lợi nhuận trước thuế 50 1.240.085.369.808 1.028.985.307.735 Chi phí thuế TNDN

hiện hành 51 28 (212.403.699.319) (148.714.637.609) Chi phí thuế TNDN

hoãn lại 52 28 23.365.346.936

Lợi nhuận thuần sau

thuế 60 1.051.047.017.452 880.270.670.126

Phân bổ cho

Cổ đông thiểu số 61 214.776.420.820 142.801.214.063 CSH của công ty 62 836.270.596.632 737.469.456.063 Lãi trên cổ phiếu 29

Lãi cơ bản trên cổ

phiếu 70 5.959 5.317

Bảng 2: Bảng cân đối kế toán hợp nhất ngày 31/12/2008 của FPT

Mã số Thuyềt minh 2008 VNĐ 2007 VNĐ NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ 300 3.165.352.228.560 3.094.307.392.967 Nợ ngắn hạn 310 3.160.423.294.749 3.027.491.761.076 Vay ngắn hạn 311 15 1.236.811.819.207 1.249.346.229.823 Phải trả ngắn hạn cho người

bán

312 1.057.507.949.067 1.060.378.510.836 Người mua trả tiền trước 313 336.639.630.984 151.204.791.242 Thuế và các khoản phải nộp nhà

nươc

314 16 180.056.164.373 242.917.140.667 Phải trả công nhân viên 315 36.336.932.140 72.644.756.270 Chi phí phải trả 316 17 122.981.748.223 78.376.658.967 Phải trả theo tiến độ kế hoạch

hợp đồng

318 7.364.680.088 10.432.220.698

Các khỏan ứng trước của các cổ

đông - 86.757.990.600 Các khoản phải trả khác 319 18 155.990.679.947 52.599.721.460 Dự phòng bảo hành 320 19 17.733.690.720 22.833.740.513 Vay và nợ dài hạn 330 4.928.933.811 66.545.631.891 Nợ dài hạn khác 333 2.895.195.181 10.984.589.993 Vay dài hạn 334 146.775.542 54.500.667.513 Dự phòng trợ cấp thôi việc 336 19 772.562.582 614.494.465 Dự phòng cho bảo lãnh ngân

hàng cho sinh viên vay

337 19 1.114.400.506 445.879.920 VỐN CHỦ SỞ HỬU 400 2.959.481.928.314 2.262.014.652.095 Vốn chủ sở hữu 410 2.433.246.607.770 1.979.408.622.819 Vốn cổ phần 411 20 1.411.620.740.000 923.525.790.000 Thặng dư vốn 412 54.851.281.360 524.865.861.360 Cỗ phiếu quỹ 414 20 (1.831.500.000) (176.000.000)

Quỹ dư trữ chênh lệch TGHĐ

chuyển đổi báo cáo tài chính 416 21 3.164.755.291 (1.024.332.674) Quỹ đầu tư và phát triển 417 103.009.261 103.009.261 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 418 107.565.521.411 60.270.389.599 Lợi nhuận chưa phân phối 420 798.009.159.145 431.916.797.566 Quỹ phúc lợi và khen thưởng 431 57.013.641.302 37.177.107.707 Nguồn kinh phí sự nghiệp 432 2.750.000.000 2.750.000.000

Lợi ích cổ đông thiều số 439 526.235.320.544 282.606.329.276 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 6.124.834.156.874 5.356.052.345.062

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của thuế đối với cấu trúc vốn DN (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w