Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Krông Ana tỉnh Đắk Lắk (Trang 26 - 34)

Tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT cần đạt được 3 yêu cầu sau:

- Người học cần nắm được cấu trúc của hoạt động hướng nghiệp.

- Nắm được cách tổ chức triển khai những nội dung cơ bản trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT.

- Hiểu được cách thức tiến hành tổ chức bài học trên lớp theo chương trình, biết cách thức phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường THPT, thực chất là hoạt động giáo dục có sự gắn bó mật thiết giữa các Ban trong trường, ngoài xã hội nó tạo nên sức mạnh tổng hợp đồng bộ khi thực hiện nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp.

Hoạt động SHHN có những đặc thù riêng về mặt phương pháp tổ chức học tập cho học sinh. Tính đặc thù thể hiện ở vai trò là chủ thể hoạt động của học sinh các hoạt động học tập của học sinh được lặp lại và liên tục, có liên quan với nhiều nguồn từ ngoài nhà trường và góp phần vào việc phát triển tính tích cực hoạt động của học sinh vì vậy cũng có nhiều phương thức tiến hành hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh đó là:

- Tiến hành điều tra cơ bản đối với hoạt động đầu cấp (lớp 10) và cuối cấp (lớp 12) theo mẫu, kiểu chung của Ban hướng nghiệp.

- Hội thảo câu lạc bộ, báo tường, trao đổi với học sinh cũ của trường nay thành đạt, mít tinh, hội diễn, vui chơi.

- Trao đổi, ký kết hợp đồng, tham quan, báo cáo trao đổi với cơ sở sản xuất.

- Triển lãm kết quả học tập và đồ dùng trực quan…

- Tổ chức diễn đàn, nói chuyện thời sự, nghe báo cáo của cán bộ cấp trên về những vấn đề: phương hướng phát triển, các ngành nghề của địa phương trong thời gian tới… Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT còn được thực hiện trong quá trình giảng dạy các bộ môn khoa học cơ bản. Những kiến thức trong các môn học mà học sinh lĩnh hội sẽ tạo thành nền móng cho sự tiếp thu kiến thức nghề nghiệp bởi lẽ đó là hệ thống

tri thức cơ bản, chung nhất, được tất cả các ngành nghề lấy đó làm điểm tựa để bồi đắp dần tri thức chuyên ngành cho giai đoạn tiếp theo.

- Nội dung kiến thức phổ thông đã bao gồm trong đó một lượng thông tin khá phong phú về nghề nghiệp: công cụ và phương tiện lao động thông qua môn vật lý, công cụ và phương tiện tư duy trong quá trình lao động, thông qua môn toán học, biến đổi nguyen vật liệu thông qua các môn hoá học, vật lý; Biến đổi vật chất hữu cơ thông qua môn sinh học, hoá học; Quan hệ giữa con người với tự nhiên trong lao động thông qua môn văn học...

- Khi học các môn đó liên dquan tới nghề nghiệp giáo viên cần lựa chọn lượng thông tin cho phù hợp với đặc thù của từng môn học, vừa ăn nhịp với kinh nghiệm hiểu biết và năng lực của học sinh.

- Thông qua các môn khoa học cơ bản học sinh hiểu biết về ý nghĩa, công dụng, các nguyên lý, cơ sở khoa học của qui trình lao động sản xuất còn qui trình công nghệ, kĩ năng, kĩ xảo thủ thuật tiến hành, thao tác, tư thế lao động … sẽ được hình thành thông qua giảng dạy các môn: công nghệ kĩ thuật, lao động sản xuất, lao động công ích, dạy nghề phổ thông.

- Trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp, sự tham gia của các tổ chức và lực lượng xã hội có vai trò quan trọng đó là tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với tư cách là một thành phgần của hệ thống hướng nghiệp đó là hình thành cơ sở đạo đức của lý tưởng và hứng thú nghề nghiệp cho học sinh, là sự tham gia tích cực, trước tiên vào quá trình giải quyết những vấn đề hướng nghiệp.

- Với hình thức và phương pháp cơ bản của công tác hướng nghiệp. Ban chấp hành Đoàn trường có thể: thuyết trình mạn đàm, trao đổi, hội nghị, thông tin, gặp gỡ, dạ hội, báo chí, giao lưu với các cơ sở đoàn ngoài nhà trường. Đó chính là hướng nghiệp qua hoạt động ngoài giờ trên lớp.

- Trong hệ thống hướng nghiệp của nhà trường sự phối hợp công tác giữa giáo viên chủ nhiệm lớp, tập thể sư phạm nhà trường với cha mẹ học sinh có một ý nghĩa rất trọng yếu.

Tiềm năng hướng nghiệp của cha mẹ học sinh là rất lớn, vì họ thuộc nhiều tầng lớp xã hội, có những nghề nghiệp riêng, gần gũi cuộc sống hàng ngày của học sinh, cha mẹ học sinh là người nhạy cảm hơn ai hết về tính chất nghề nghiệp cũng như xu thế phát triển của nó. Đây chính là điều mà học sinh khi chọn nghề lại chưa thấu hiểu được.

Như vậy: sự đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp thông qua sơ đồ sau:

Trong tất cả các biện pháp nâng cao năng lực quản lý hoạt động GDHN thì việc định hướng nghề nghiệp và tư vấn ngề là quan trọng nhất. Nó giúp cho học sinh định hướng và hiểu biết khái quát về nghề từ đó các em đỡ ngỡ ngàng khi bước chân ra khỏi mái trường tìm con đường mưu sinh lập nghiệp. Giáo dục HỢP Các môn khoa học cơ bản Công nghệ và LĐSX Lao động công ích xã hội Các giờ nội khoá về KT&XH HƯỚNG NGHỆP HƯỚNG NGHỆP KỸ THUẬT TỔNG

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 1. KẾT LUẬN.

Như vào đầu phần tiểu luận đã đề cập hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xu thế nền kinh tế nhiều thành phần đang phát triển. Vì thế đòi hỏi nguồn nhân lực một cách cân đối là một đòi hỏi rất cấp bách. Đặc biệt là tình trạng “Thừa thầy, thiếu thợ”. Do đó nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp trong nhà trường THPT cũng có một vị trí rất quan trọng. Là một người quản lý của trường THPT hàng năm nhìn lượng học sinh lớp 12 ra trường mà một số em không thi đỗ Đại học, Cao đẳng, trong đó không ít các em rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, không biết mình sẽ đi về đâu trong tương lai.

Xuất phát từ những cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cũng như thực trạng của công tác giáo dục hướng nghiệp của trường THPT nói chung và trường THPT Krông Ana nói riêng tôi đã mạnh dạn đề xuất các biện pháp trong công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông Krông Ana như sau:

- Tuyên truyền thông tin chính xác và kịp thời về nghề và yêu cầu sử dụng nghề ở địa phương.

- Xã hội hoá công tác hướng nghiệp dạy nghề thông qua công tác tư vấn, phối hợp với các tổ chức xã hội, đoàn thể hướng nghiệp dạy nghề.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên làm hướng nghiệp. Coi trọng đội ngũ GVCN, xem đó là khâu then chốt.

- Gia đình có vai trò quan trọng trong việc đem lời khuyên sát thực tế về nghề nghiệp cho các em.

- Xây dựng cơ sở vật chất và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất thiết bị và xã hội hoá các nguồn lực cho công tác hướng nghiệp…

Các giả pháp này tiến hành đồng bộ, có mối quan hệ tác động hỗ trợ lẫn nhau, không tách bạch rời rạc. Bởi tách bạch rời rạc hiệu quả sẽ thấp.

Mặc dầu đề tài đã đề xuất 5 giải pháp trên, nhưng yêu cầu của công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT còn nhiều vấn đề khác người viết chưa đề cập tới:

- Vấn đề kế hoạch hoá công tác hướng nghiệp.

- Vân đề phương pháp lồng ghép có hiệu quả công tác hướng nghiệp.

- Vấn đề bồi dưỡng như thế nào kỹ năng hướng nghiệp thông qua các bộ môn văn hoá cơ bản, dạy nghề tham quan cơ sở sản xuất …

2. KHUYẾN NGHỊ:

- Cần có chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động giáo dục hướng nghiệp để các địa phương có cơ sở đầu tư hơn nữa cho hoạt động hướng nghiệp.

- Có kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật cho các trường.

- Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên hướng nghiệp và tư vấn nghề tiến tới chuẩn hoá đội ngũ giáo viên làm nhiệm vụ này.

- Cần có đủ tài liệu, chương trình, sách giáo khoa, sách tham khảo về giáo dục hướng nghiệp.

- Có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho đội ngũ làm công tác này. Hà nội, ngày 04 tháng 11 năm 2011

NGƯỜI THỰC HIỆN

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

(1) Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc VI, VII, VIII, IX, X. (2) Luật giáo dục 2005 – Có sửa đổi.

(3) Kế hoạch chương trình công tác giáo dục hướng nghiệp của sở giáo dục đào tạo Đắk Lắk, trường THPT Krông Ana.

(4) Bài giảng quản lý giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp dạy nghề ở trường THPT.

(5) Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh phổ thông thuộc trung tâm giáo dục và đào tạo lao động hướng nghiệp.

(6) Báo cáo tổng kết năm học 2008-2009, 2009-2010, 2010-2011 của trường THPT Krông Ana Đắk Lắk.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:...1

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...4

3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...5

4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...5

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...5

6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC...6

7. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU...6

PHẦN NỘI DUNG...7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG...7

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN...7

2 CƠ SỞ PHÁP LÝ...8

3. CƠ SỞ THỰC TIỄN...10

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG THPT TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA...12

1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:...12

2. MỘT SỐ THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC:...13

3. MỘT SỐ TỒN TẠI CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ GDHN Ở TRƯỜNG THPT KRÔNG ANA ĐẮK LẮK...15

4. NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VIỆC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT...16

4.2. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết trong công tác chỉ đạo hoạt

động GDHN...17

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG...19

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp giáo viên và học sinh cũng như xã hội về công tác GDHN trong trường phổ thông.. .19

2. Đẩy mạnh tuyên truyền để giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh và học sinh hiểu rõ hơn mục đích của công tác hướng nghiệp của học sinh phổ thông. ...22

3. Để công tác hướng nghiệp có hiệu quả cao, nhà trường chú trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp, coi đây là khâu có tính chất quyết định...22

4. Xây dựng và củng cố cơ sở vật chất để phục vụ cho hướng nghiệp; tổ chức lao động tập thể để phục vụ hướng nghiệp; xã hội hoá các nguồn lực cho công tác hướng nghiệp...23

5. Nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp...24

6. Ban chỉ đạo nên chuẩn bị một số bài giảng mẫu về công tác định hướng và tư vấn nghè có nội dung như sau:...26

7. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp....26

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...30

1. KẾT LUẬN...30

2. KHUYẾN NGHỊ:...31

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Krông Ana tỉnh Đắk Lắk (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w