Nguyên nhân về phía NHNo&PTNT Bến Tre

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bến tre (Trang 55 - 60)

2..5.2 .1 Về phía NHNo&PTNT Bến Tre

2.5.3.2 Nguyên nhân về phía NHNo&PTNT Bến Tre

Chính sách tín dụng và cơ cấu dư nợ của NHNo&PTNT Bến Tre.

NHNo&PTNT Bến Tre có cơ cấu cho vay hộ sản xuất chiếm tỷ trọng cao, 85-90% trong tổng dư nợ. Trong đó, cho vay chủ yếu tập trung lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, chiếm 86.3% tổng dư nợ. Sự tập trung tín dụng quá lớn vào lĩnh vực nông nghiệp-lĩnh vực rủi ro cao-sẽ làm cho chất lượng tín dụng bị suy giảm & có thể bị thiệt hại nghiêm trọng. Một cơ cấu dư nợ khơng phù hợp đã góp phần làm giảm chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT Bến Tre những năm qua.

Nguy cơ mất cân đối giữa cho vay-huy động cũng góp phần làm tăng rủi ro tín dụng. Nhu cầu vay vốn tăng, trong khi nguồn vốn sẵn có bị hạn chế đã buộc các ngân hàng tăng lãi suất huy động. Lãi suất huy động liên tục tăng trong thời gian dài kéo theo lãi suất cho vay tăng. Các hợp đồng cho vay điều chỉnh tăng đồng loạt từ 12%/năm lên cao điểm nhất là 21%/năm. Tăng lãi suất làm tăng chí phí đầu vào và làm thay đổi nguồn thu ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng nợ xấu trong năm 2008.

NHNo&PTNT Bến Tre chưa làm tốt công tác dự báo cho từng giai đoạn phát triển, cho từng vùng, cho từng lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Chi nhánh cũng không xảy dựng được một cơ cấu tín dụng mục tiêu thích hợp làm cơ sở cho hoạt động cho vay. Nhiều khi, hoạt động tín dụng theo cảm tính, thiếu phân tích và dự báo. Có giai đoạn, NHNo&PTNT Bến Tre đầu tư q nóng cho lĩnh vực ni trồng thuỷ sản. Sau đó, dịch bệnh xãy ra làm thiệt hại lớn cho nơng dân và người vay vốn khơng có khả năng trả nợ. Kết quả là có chi nhánh trực thuộc phát sinh nợ xấu gần 50%, khả năng thu hồi rất thấp, xử lý tài sản khó khăn.

Các điều kiện ràng buộc của hợp đồng chưa rõ ràng, chưa nhất quán về thời gian trả nợ gốc và lãi với bảng kế hoạch trả nợ. Do thiếu những ràng buộc cần thiết trong hợp đồng tín dụng lãi suất thả nổi, nên người đi vay lợi dụng để kiếm lời và làm tăng tỷ lệ nợ xấu cho chi nhánh.

Thực tế, dư nợ cho hộ sản xuất vay theo lãi suất cố định chiếm tỷ trọng 50%. Khi lãi suất tiền gửi tăng cao như năm 2008, thì khách hàng gia hạn nợ để mang tiền gửi tiết kiệm, hưởng lợi từ khoản chênh lệch (gia hạn chuyển sang nợ nhóm 3 theo quyết định số 636 ngày 22/6/2007 của Chủ tich Hội đồng quản trị Agribank Việt Nam). Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu gia tăng của NHNo&PTNT Bến Tre.

Kiểm soát sau khi cho vay

Kiểm soát sau khi cho vay.

Cơ chế giám sát của cán bộ tín dụng chưa phù hợp, phương thức kiểm tra chưa đa dạng. Nhiều khi kiểm tra chỉ mang tính hình thức. Chi nhánh chưa kết hợp kiểm tra định kỳ với kiểm tra bất thường để ngăn ngừa khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, hoặc không kết hợp giám sát từ xa và kiểm tra tại chổ. Cuối cùng, chi nhánh chưa có chính sách khuyến khích khách hàng chấp hành tốt các nội dung kiểm tra, khách hàng thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng tín dụng

Kiểm sốt tài sản đảm bảo.

Thủ tục bảo đảm tài sản tiền vay khó khăn, rườm rà. Đối với khoản vay phải thực hiện đảm bảo bằng tài sản theo quy định, người vay phải thế chấp tài sản–chủ yếu là quyền sử dụng ruộng đất, và phải thực hiện thủ tục về đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định.

Bộ Tài ngun-Mơi trường đã có Thơng tư hướng dẫn số 06/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 cho phép cán bộ địa chính xã thực hiện việc đang ký giao dịch tài sản đảm bảo cho hộ sản xuất. Tuy nhiên, hộ sản xuất vẫn phải đến đăng ký tại văn phòng đăng ký giao dịch đảm bảo quyền sử dụng đất cấp huyện. Sự nhiêu khê về thủ tục thế chấp hiện nay tại Bến Tre, dẫn đến việc phát sinh cò làm thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo làm tăng thêm chi phí. Thậm chí, xẩy ra tình trạng “vay ké” rồi

xù nợ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại NHNo&PTNT Bến Tre. Việc xử lý tài sản bảo đảm gặp nhiều khó khăn. Tài sản đảm bảo chủ yếu là quyền sử dụng đất nơng nghiệp có tính thanh khoản rất thấp. Thêm nữa, thủ tục pháp lý rất phức tạp và rất khó xử lý những tài sản này. Giá trị của tài sản đảm bảo phụ thuộc nhiều vào mùa vụ, sản xuất được mùa thì giá cao, mất mùa thì giá thấp.

Cho vay khơng có tài sản đảm bảo.

Thực hiện quyết định số 67/1999/QD-TTg ngày 30/03/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho hộ nơng dân sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vay vốn đến 30 triệu đồng trở xuống là không cần tài sản đảm bảo & Thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Thơng tư 14/2010/TT- NHNN ngày 14/6/2010 của Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam đã có Quyết định số 881/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 16/7/2010 về việc ban hành quy định thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn trong đó quy định ngân hàng cho nơng dân vay 50 triệu trở xuống là không cần tài sản đảm bảo, không phải thế chấp tài sản chỉ phải kê khai tài sản là đủ, khơng làm căn cứ để tính giá trị tài sản để cho vay. Chính sách này chưa gắn trách nhiệm của người vay trong việc trả nợ.

Thực tế, NHNo&PTNT Bến Tre cho vay theo Quyết định này chiếm tỷ trọng đến 33,64% trong tổng dư nợ. Kết quả là nhiều khách hàng không trả được nợ hoặc không thực hiện đúng cam kết như trong hợp đồng vay vốn..

Đội ngũ cán bộ tín dụng.

Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng được đánh giá trên ba mặt: (1) kiến thức,

(2) kỹ năng và (3) đạo đức nghề nghiệp, thái độ làm việc chuyên nghiệp. Nói chung,

chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng của NHNo&PTNT Bến Tre chưa cao là một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín hộ sản xuất nói riêng.

(1). Kiến thức của cán bộ tín dụng. Hầu hết cán bộ tín dụng đều tốt nghiệp

nông thôn. Tuy nhiên, kiến thức của cán bộ tín dụng là chưa rộng và chưa sâu, thiếu những kiến thức về mơi trường kinh doanh có thể ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng và ngân hàng. Ví dụ, cán bộ tín dụng gặp nhiều khó khăn trong việc phân tích và đưa ra những nhận định cụ thể về ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và suy thoái kinh tế Việt Nam đối với sản xuất kinh doanh của một khách hàng cụ thể. Thêm nữa, khả năng dự báo những thay đổi của mơi trường kinh doanh và những tác động có thể có của cán bộ tín dụng cịn yếu. Do vậy, họ thường dựa vào tình trạng hiện tại để đưa ra những kết luận trong công tác thẩm định. Cuối cùng, khả năng tư vấn cho khách hàng (hộ sản xuất) trong sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng cịn hạn chế.

(2). Kỹ năng của cán bộ tín dụng. Đa số các cán bộ tín dụng khơng được đào

tạo về các kỹ năng quan trọng như giao tiếp, kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết than phiền của khách hàng, v.v. Do thiếu những kỹ năng này, nên việc thu thập thông tin, thuyết phục khách hàng gặp nhiều khó khăn, những thơng tin thu được là rất hạn chế, làm ảnh hưởng chất lượng thẩm định.

(3). Đạo đức nghề nghiệp và tinh thần làm việc của cán bộ tín dụng. Đạo đức

nghề nghiệp của một số cán bộ chưa tốt và tinh thần làm việc chưa cao. Thực tế, trong quan hệ giao dịch với khách hàng một số cán bộ tín dụng cịn tìm cách tư lợi. Một số trường hợp, khách hàng chưa hội đủ điều kiện vay vốn, nhưng cán bộ tín dụng vẫn hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ và họ giúp khách hàng hợp thức hoá hồ sơ để vay vốn. Một số cán bộ tín dụng hợp thức hố cho đủ vốn tự có, nâng khống nguồn thu nhập để cho dự án có hiệu quả, nâng giá trị tài sản thế chấp để được vay vốn nhiều. Kết quả là dự án khơng thực hiện được hoặc khơng có hiệu quả và khách hàng khơng có nguồn thu để trả nợ ngân hàng.

Kết luận của kiểm tra kiểm toán nội bộ của NHNo&PTNT Bến Tre cho thấy có một số ít món vay kém chất lượng, nợ xấu tồn đọng, khơng có khả năng thu hồi, có nguy cơ mất trắng đều có nguyên nhân thẩm định sơ sài, hồ sơ có vấn đề, thiếu kiểm tra kiểm sốt (chiếm tỷ lệ cao trong nợ xấu). Điều đó một phần do năng lực cán bộ liên quan, nhưng một phần lớn gây nên trình trạng này là một bộ phận khơng

nhỏ cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định liên quan đến cơng tác cho vay có phẩm chất đạo đức kém, thiếu trách nhiệm nghề nghiệp.

Quy trình cấp tín dụng.

Quy trình cấp tín dụng của NHNo&PTNT Bến Tre là khá chặt chẽ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp việc tn thủ quy trình khơng tốt làm ảnh hưởng chất lượng tín dụng của chi nhánh. Công tác giám sát việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình là chưa được chi nhánh thực hiện tốt.

Nguồn thông tin về khách hàng rất hạn chế và thiếu các dịch vụ cung cấp thông tin phục vụ cho cơng tác thẩm định.

Có rất ít nguồn thơng tin sẵn có về khách hàng, về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng và về môi trường kinh doanh. Ở Việt Nam có rất ít các tổ chức cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ công tác thẩm định. Cán bộ ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm những căn cứ để thẩm định thông tin do khách hàng cung cấp. Vì vậy, cơng tác thẩm định nhiều khi mang tính chủ quan, phiến diện và thiếu cơ sở khoa học. Thẩm định khơng chính xác dẫn đến quyết định cho vay nhưng không thu hồi được nợ.

Việc tìm hiểu thơng tin từ các cơ quan nhà nước (thuế, kiểm tốn, cơng an, ngân hàng bạn, v.v.) gặp nhiều khó khăn. Có nhiều nguyên nhân, bao gồm do ứng dụng công nghệ thông tin ở những tổ chức này còn hạn chế, chưa kết nối được với nhau, v.v. Hệ thống thơng tin tín dụng liên ngân hàng CIC cung cấp được nhiều thông tin liên quan đến lịch sử dư nợ của các ngân hàng liên quan, tuy nhiên việc cập nhật thơng tin cịn thiếu chính xác, thể hiện chưa rõ ràng và tốn nhiều chi phí. Đối với hộ sản xuất, thiếu thơng tin chính xác về kế hoạch kinh doanh, nguồn thu nhập để trả nợ, v.v. Tình trạng thiếu những thơng tin đáng tin cậy đã làm cho việc xác định dòng tiền thực sự của người vay khơng chính xác.

Thẩm định dự án.

Thẩm định dự án có ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng tín dụng hộ sản xuất. Thẩm định dự án đầu tư thiếu chính xác về khả năng tài chính, về hiệu quả kinh doanh, nguồn thu để trả nợ, giá trị tài sản đảm bảo đã gây ra tình trạng nợ xấu.

Thực tế, khi thẩm định cán bộ tín dụng chưa đánh giá kế hoạch và chu kỳ kinh doanh của khách hàng một cách thấu đáo nên không định đúng kỳ hạn trả nợ phù hợp với thời điểm thu tiền của khách hàng. Mẫu biểu chưa đầy đủ các yếu tố phân tích, các đánh giá còn sơ sài chung chung.

Một vấn đề lớn là cán bộ tín dụng thường dựa vào hiện tại để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, trong khi lẽ ra phải dự báo về tương lai. Thêm nữa, cán bộ tín dụng thiếu những thơng tin cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến kết quả thẩm định thiếu độ tin cậy.

Cơ sở dữ liệu của NHNo&PTNT Bến Tre còn hạn chế.

NHNo&PTNT Bến Tre chưa thiết lập được cơ sở dữ liệu về môi trường kinh doanh, về khách hàng. Những thông tin như giá cả nông sản, thị trường tiêu thụ, chính sách của Nhà nước và những thông tin cần thiết khác chưa được chi nhánh chú trọng thu thập và lưu trữ nhằm phục vụ cho hoạt động tín dụng nông nghiệp. Thông tin khách hàng cũng khơng được thu thập và cập nhật thường xun. Vì vậy, cán bộ tín dụng gặp nhiều khó khăn trong cơng tác thu thập thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định, giám sát sử dụng vốn vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bến tre (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)